1.1. Lý luận chung về Văn hóa doanh nghiệp
1.1.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến phát triển văn hóa doanh nghiệp
1.1.4.1 Văn hoá dân tộc
Sự phản chiếu của văn hoá dân tộc lên VHDN là một điều tất yếu. Bản thân VHDN là một nền tiểu văn hoá nằm trong văn hoá dân tộc. VHDN sẽ bị ảnh hƣởng bởi văn hóa dân tộc trên các khía cạnh về hệ thống giá trị chung, các chuẩn mực, quan niệm, cách ứng xử, giao tiếp, truyền thống, thói quen, tập tục trong sinh
hoạt… Phát triển VHDN phải luôn gắn liền với việc phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc nhƣ: ý chí tự lực, tự cƣờng của dân tộc, tinh thần đoàn kết; ý thức cộng đồng gắn kết với cá nhân; đạo đức; sự tinh tế trong ứng xử… Đồng thời cần khắc phục, hạn chế những nhƣợc điểm cố hữu nhƣ: làm việc tùy tiện, không theo một chuẩn mực nhất định, khơng có nề nếp (nhƣ việc nhân viên thƣờng xuyên tụ tập để buôn chuyện trong giờ làm việc, đi muộn về sớm…). Ngoài ra, một số nhƣợc điểm cần khắc phục nhƣ: tật xuề xòa, đại khái, ỷ lại; làm việc theo kiểu chụp giật, khơng có kế hoạch làm việc cụ thể; lối sống thực dụng ích kỷ, chỉ biết vun vén lợi ích về mình, khơng quan tâm đến đồng nghiệp, ngƣời xung quanh…
1.1.4.2. Văn hóa Cơng ty mẹ
Văn hóa Cơng ty mẹ có vai trị rất quan trọng đến sự định hình các giá trị, phát triển và cá thể hố đến văn hóa của Công ty con. Thực tế, phát triển VHDN trên thế giới, đa số các doanh nghiệp con khi xây dựng và phát triển văn hoá, đều thừa hƣởng những giá trị cốt lõi từ Công ty mẹ. Những giá trị cốt lõi đó chính là điểm tựa, là tiền đề, để từ đó, doanh nghiệp con phát triển một cách thống nhất với sứ mệnh, tầm nhìn, triết lý kinh doanh của Cơng ty mẹ, không bị pha tạp, trộn lẫn với những doanh nghiệp khác.
1.1.4.3. Văn hóa lãnh đạo
Lãnh đạo là ngƣời có vai trị quyết định trong việc xây dựng, duy trì và phát triển những yếu tố gắn kết con ngƣời với nhau trong doanh nghiệp - chính là VHDN. Nếu không nhận thức đƣợc vai trị này của mình, nhà lãnh đạo sẽ không thể tạo dựng đƣợc một nền văn hóa phát triển bền vững trong doanh nghiệp. Có thể tóm tắt lại vai trị của nhà lãnh đạo với văn hóa doanh nghiệp nhƣ sau:
- Nhà lãnh đạo là ngƣời hình thành nên VHDN
- Nhà lãnh đạo là ngƣời xây dựng tầm nhìn cho doanh nghiệp:
- Nhà lãnh đạo là ngƣời xác định hƣớng đi, môi trƣờng và các nguyên tắc hoạt động nói chung cho doanh nghiệp
- Nhà lãnh đạo là ngƣời truyền bá, tạo động lực để các thành viên trong doanh nghiệp thực hiện theo những giá trị mà mình lựa chọn.
- Nhà lãnh đạo là ngƣời thay đổi VHDN
Nhà lãnh đạo không chỉ là ngƣời quyết định cơ cấu tổ chức, cơng nghệ của doanh nghiệp mà cịn là ngƣời sáng tạo ra các biểu tƣợng, ngôn ngữ, nghi lễ…của doanh nghiệp. Quá trình xây dựng và quản lý doanh nghiệp mang phong cách của ngƣời lãnh đạo sẽ đƣợc in dấu lên VHDN.
1.1.4.4. Văn hóa từ q trình hội nhập
Trong quá trình hội nhập WTO, các doanh nghiệp phải đối diện với sự cạnh tranh của các doanh nghiệp khác trên toàn cầu. Trong nền kinh tế hội nhập đa địa phƣơng bản sắc, có sự tổng hịa các yếu tố văn hóa của các dân tộc trên thế giới, địi hỏi các doanh nghiệp càng phải chú ý tạo dựng những nét văn hóa đậm đà bản sắc Việt Nam. Đấy mới chính là con đƣờng ngắn nhất, hiệu quả và phù hợp với xu thế phát triển chung trong kinh doanh và cạnh tranh.
Những giá trị đƣợc học hỏi kế thừa từ các doanh nghiệp quốc tế thƣờng rất phong phú, phổ biến là: những kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp, những giá trị văn hoá doanh nghiệp tiến bộ đƣợc các doanh nghiệp nƣớc ngoài tạo dựng và phát triển thành công; những xu hƣớng hoặc trào lƣu xã hội đang phổ biến trên thế giới... đƣợc kế thừa, chuyển hóa thành nét văn hóa của doanh nghiệp mình. Đó chính là tác phong làm việc khoa học, chuyên nghiệp, sáng tạo, là dịng chảy thơng tin, cách thức xử lý khủng hoảng, sự phối hợp nhóm.