Bảo đảm các nguồn lực triển khai xây dựng Chính phủ điện tử

Một phần của tài liệu Xây dựng chính phủ điện tử ở việt nam hiện nay (Trang 90 - 92)

CHƯƠNG 1 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ

3.2. Giải pháp bảo đảm hoạt động xây dựng Chính phủ điện tử ở

3.2.4. Bảo đảm các nguồn lực triển khai xây dựng Chính phủ điện tử

Trong những năm qua, Chính phủ đã có những đầu tư nhất định trong việc triển khai ứng dụng CNTT. Tuy nhiên, các dự án đầu tư vẫn còn phân tán chưa tạo ra được thay đổi mang tính nền tảng nhằm xây dựng CPĐT. Thời

81

gian tới, để nâng cao hiệu quả đầu tư, cần rà soát, sắp xếp lại và huy động các nguồn lực để triển khai các nhiệm vụ ưu tiên phát triển CPĐT, điều chỉnh cơ chế đầu tư đặc thù cho CNTT, tăng cường xã hội hóa để phát huy hiệu quả hợp tác công - tư trong công tác này.

Phải đảm bảo nguồn ngân sách nhà nước dành cho xây dựng CPĐT. Huy động, sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực và chú trọng công tác truyền thông, nâng cao nhận thức của toàn xã hội trong xây dựng CPĐT, hướng tới Chính phủ số và nền kinh tế số. Chính phủ số tập trung vào nguyên tắc dịch vụ số phải là cách thức chủ yếu để cung cấp các dịch vụ. Để đạt được điều này, cần có kế hoạch chuyển đổi toàn bộ chuỗi cung cấp dịch vụ công thông qua việc thiết kế dịch vụ lấy người dùng làm trung tâm, để người dân và các doanh nghiệp được sử dụng các dịch vụ công số mà họ mong muốn; khai thác các công nghệ di động phổ biến; chuyển đổi tồn bộ các quy trình giao dịch sang kỹ thuật số; ra quyết định chính sách dựa trên dữ liệu hành chính thay vì văn bản hành chính; sử dụng nhất quán các dịch vụ dùng chung trong tồn bộ Chính phủ.

Triển khai Chương trình nghiên cứu khoa học, phát triển cơng nghệ, các giải pháp tích hợp, ứng dụng, sản phẩm CNTT phục vụ xây dựng CPĐT hướng tới nền kinh tế số, xã hội số dựa trên dữ liệu mở, ứng dụng các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI), chuỗi khối (Blockchain), Internet kết nối vạn vật (IoT), dữ liệu lớn (Big Data), giao diện lập trình ứng dụng mở (Open API)...

Đồng thời, cũng cần đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư trong và ngồi nước, áp dụng các mơ hình hợp tác cơng tư (PPP) và các mơ hình đầu tư khác (nguồn vốn ODA...) để đầu tư chiều sâu xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, các cơ sở đào tạo, nghiên cứu, hiện đại hóa thiết bị, đầu tư hạ tầng CNTT và viễn thông. Ban hành các cơ chế chính sách ưu tiên, ưu đãi về thuế, tín dụng, đất đai và các ưu đãi khác để khuyến khích thu hút các thành phần tham gia phát triển CPĐT.

82

nghiên cứu, xây dựng cơ chế khuyến khích, chính sách ưu đãi để thu hút các nguồn nhân lực, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư cơ sở hạ tầng CNTT

Một phần của tài liệu Xây dựng chính phủ điện tử ở việt nam hiện nay (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)