Một số dịch vụ hành chính cơng qua Website của Chính phủ

Một phần của tài liệu Xây dựng chính phủ điện tử ở việt nam hiện nay (Trang 63 - 67)

CHƯƠNG 1 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ

2.1. Thực tiễn xây dựng Chính phủ điện tử ở Việt Nam

2.1.4. Một số dịch vụ hành chính cơng qua Website của Chính phủ

Trong những năm qua Cục Tin học hóa đã khơng ngừng đẩy mạnh triển khai hệ thống giám sát CPĐT (EMC). Hệ thống này có khả năng thu thập, đo đạc mức độ sử dụng cổng DVCTT, hệ thống thông tin một cửa, đánh giá được mức độ truy cập của người dân vào DVCTT, đánh giá được mức độ nộp, xử lý và trả kết quả DVCTT, kể cả thời gian từ lúc nộp đến lúc trả kết quả của mỗi hồ sơ. Đến nay, 50 tỉnh/thành và 7 Bộ đã và đang liên hệ với Cục Tin học hóa để triển khai kết nối, dữ liệu liên tục được gửi về hệ thống EMC, bao gồm dữ liệu người dân truy nhập vào DVCTT thế nào, đến từ đâu (mạng xã hội hay Google Search hay vào thẳng cổng DVCTT), họ xem trang nào, nộp hồ sơ nhiều nhất vào dịch vụ công nào...

Bảng 2.5. Thống kê tình tình trạng dịch vụ cơng trực tuyến ở nước ta giai đoạn 2016 - 2019

54

Qua bảng số liệu 2.5 có thể thấy ở cả ba nhóm chỉ số cơ bản của hệ thống CPĐT là: Số lượng DVCTT được cung cấp; Tổng số DVCTT tại bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Tổng số DVCTT tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đều tăng cao. Tính đến năm 2020 đã có thêm 37.206 dịch vụ cấp độ 3 và 133.867 dịch vụ công cấp độ 4 được các Bộ, cơ quan ngang Bộ và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng, vận hành.

Theo thống kê, tính đến năm 2020, Cổng Dịch vụ cơng Quốc gia đã có trên 35 triệu lượt truy cập; trên 134 nghìn tài khoản đăng ký; hơn 7 triệu hồ sơ trạng được bộ hóa thái đồng; trên 55 nghìn hồ sơ được thực hiện qua Cổng Dịch vụ công quốc gia; tiếp nhận và hỗ trợ trên 10.000 cuộc gọi của người dân và doanh nghiệp. Ước tính, tổng chi phí xã hội tiết kiệm được khi thực hiện các DVCTT khoảng 6.490 tỷ đồng/năm, trong đó, riêng Cổng Dịch vụ cơng quốc gia đóng góp 3.036 tỷ đồng/năm.

Hầu hết các bộ, ngành, địa phương đã đẩy mạnh cung cấp DVCTT mức độ 3 và mức độ 4. Số lượng DVCTT mức độ 3 và mức độ 4 của các bộ, ngành bao gồm trên 1.400 dịch vụ, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là hơn 22.700 dịch vụ. Một số bộ, ngành, địa phương có số lượng hồ sơ trực tuyến phát sinh từ DVCTT mức độ 3 và mức độ 4 lớn, điển hình như: Bảo hiểm xã hội Việt Nam với gần 200 triệu hồ sơ (mỗi dịch vụ cơng có hơn 80% hồ sơ trực tuyến); Bộ Tài chính trên 20 triệu hồ sơ (cấp 4 gần 14 nghìn); Bộ Cơng Thương gần 1,4 triệu hồ sơ; Bộ Ngoại giao trên 800.000 hồ sơ; Bộ Thông tin và Truyền thông gần 200.000 hồ sơ; Thành phố Hà Nội trên 520 nghìn hồ sơ; Hồ Chí Minh trên 240 nghìn hồ sơ; Tỉnh Lâm Đồng trên 110 nghìn hồ sơ; Thành phố Đà Nẵng hơn 77 nghìn hồ sơ;…

Qua bảng số liệu 2.6 và 2.7 cho thấy, chỉ tiêu chủ yếu trong DVCTT là tối thiểu 30% DVCTT thực hiện ở mức độ 4. Theo đó, trong giai đoạn 2018 đến tháng 7/2020 thì kết quả thực hiện như sau: Năm 2018 tỷ lệ DVCTT mức độ 4 trung bình cả nước đạt khoảng 4,55% và đạt 10,76 năm 2019. Tính đến

55

tháng 7 năm 2020 thì Tỷ lệ DVCTT mức độ 4 trung bình cả nước đạt khoảng 15,91%. Có 9 bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và 11 tỉnh, thành phố đạt tỷ lệ DVCTT mức độ 4 trên 30%, trong đó có Bộ Y tế và Bộ Thơng tin và Truyền thơng có tỷ lệ DVCTT mức độ 4 đạt 100% (Bảng 2.6) và có 11 tỉnh, thành phố đạt tỷ lệ DVCTT mức độ 4 trên 30%. (Bảng 2.7).

Bảng 2.6. Các bộ đạt tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 trên 30%

(Nguồn: Bộ Thông tin và Truyền thông [2])

Bảng 2.7. Các bộ đạt tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 trên 30%

TT Tên đơn vị Tỉ lệ DVCTT mức độ 3 (%) Tỉ lệ DVCTT mức độ 4 (%) Tỉ lệ DVCTT mức độ 3, 4 (%)

1 Thừa Thiên - Huế 45.47 54.53 100

2 Tiền Giang 52.24 45.01 97.25 3 Nam Định 20.83 41.47 62.30 4 Thành phố Đà Nẵng 59.16 40.84 100 5 Bình Dương 18.43 40.07 58.50 6 Lào Cai 20.25 37.38 57.62 7 Trà Vinh 40.09 33.99 74.09 8 An Giang 37.45 33.69 71.14 9 Lạng Sơn 29.42 33.11 62.53 10 Bình Phước 51.57 32.10 83.66 11 Quảng Ninh 59.94 30.03 89.97

56

Với việc sử dụng nhiều DVCTT, người dân và doanh nghiệp đã giảm được nhiều thời gian khi thực hiện các TTHC, hạn chế việc đi lại, giao dịch trực tiếp với các cơ quan nhà nước. Chẳng hạn, đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu khi tham gia sử dụng DVCTT theo cơ chế một cửa quốc gia chỉ cần khai báo, cung cấp thông tin doanh nghiệp qua một đầu mối là Tổng cục Hải quan, các giấy phép, chứng chỉ liên quan khác mà doanh nghiệp cần được thực hiện giữa các bộ và cơ quan hải quan theo cơ chế một cửa quốc gia [27].

Bảng 2.8. Thống kê một số dịch vụ cơng trực tuyến có số lượng sử dụng nhiều trong xã hội năm 2019

Đơn vị tính: Hồ sơ

Qua Bảng 2.8 cho thấy các dịch vụ công được sử dụng phổ biến hiện nay là các dịch vụ Thanh toán liên Ngân hàng - Thanh toán giá trị thấp (Ngân

57

hàng Nhà nước) với 153.187.981 hồ sơ trong năm 2019. Tiếp đó là các dịch vụ như đăng ký, điều chỉnh đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp; cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế (Bảo hiểm xã hội Việt Nam) (34.060.311 hồ sơ); Thanh toán liên Ngân hàng - Thanh toán giá trị cao (Ngân hàng Nhà nước) với 21.659.521 hồ sơ. Thấp nhất là nhóm thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm của Bộ Tư pháp với 1.201.412 hồ sơ.

Cung cấp DVCTT là một trong những chỉ số đo lường quan trọng trong phát triển CPĐT khi lấy người dân là trung tâm, là đối tượng phục vụ của các cơ quan nhà nước. DVCTT được cung cấp đến người dân, mọi lúc, mọi nơi, góp phần tiết kiệm thời gian, chi phí, làm cho hoạt động của các cơ quan nhà nước được minh bạch, hiệu quả, góp phần phịng chống tham nhũng, CCHC toàn diện. Chỉ số DVCTT của Việt Nam đã tăng 15 bậc so với xếp hạng của Liên Hợp quốc năm 2016 (59/193 quốc gia). Trong những năm qua, DVCTT mức độ 3, 4 tăng về số lượng cung cấp dịch vụ. Cổng dịch vụ cơng quốc gia khai trương ngày 9/12/2019, từ 8 nhóm dịch vụ ban đầu, tính đến giữa tháng 5/2020, đã tăng lên 389 DVCTT, gồm 160 dịch vụ cho công dân, 229 dịch vụ cho doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Xây dựng chính phủ điện tử ở việt nam hiện nay (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)