CHƯƠNG 1 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ
2.2. Đánh giá thực trạng xây dựng Chính phủ điện tử ở Việt Nam
2.2.2. Những hạn chế trong xây dựng Chính phủ điện tử ở Việt Nam
Thứ nhất, về chính sách, pháp luật. Trong những năm qua, Quốc Hội,
Chính phủ và chính quyền các địa phương đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật nhằm tạo cơ sở pháp lý cho xây dựng, phát triển CPĐT ở Việt Nam như: Luật An ninh mạng năm 2018; Luật CNTT năm 2006, Luật Giao dịch điện tử năm 2005,… Tuy nhiên, đến nay vẫn còn những khoảng trống trong các quy định về kết nối, chia sẻ, lưu trữ dữ liệu trong hoạt động của các cơ quan nhà nước; Thiếu quy định về định danh và xác thực điện tử; quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân; quy định về văn bản điện tử; các tiêu chuẩn đánh giá cụ thể về CPĐT trong từng lĩnh vực quản lý; thiếu sự liên kết giữa ứng dụng CNTT với các hoạt động CCHC và thực hiện TTHC trên môi trường điện tử; quyền riêng tư và bảo mật; quy định về quyền tiếp cận của người khuyết tật; vấn đề bảo vệ quyền con người và bảo vệ dữ liệu cá nhân đang ngày càng trở nên cấp thiết... Cơ chế tài chính hỗ trợ phát triển CPĐT chưa phù hợp với đặc thù ngành ứng dụng CNTT là thiết bị và công nghệ thay đổi với tốc độ nhanh chóng, giá trị nhân cơng cao.
Thứ hai, hạn chế về đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Một trong
những hạn chế làm ảnh hưởng đến việc xây dựng thành cơng CPĐT đó là từ đó là từ một bộ phận cán bộ, cơng chức, viên chức. Bời vì, đội ngũ cán bộ, cơng chức, viên chức là nhân vật trung tâm của chính quyền số, CPĐT. Thực
66
tế hiện nay cho thấy một bộ phận cán bộ, cơng chức, viên chức có khả năng sử dụng CNTT trong giải quyết cơng việc cịn hạn chế, vẫn cịn thói quen sử dụng văn bản giấy tờ chưa có thói quen sử dụng dịch vụ cơ quan nhà nước cung cấp qua môi trường điện tử và giữ thói quen cát cứ dữ liệu khơng chia sẻ thông tin. Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên trách CNTT ở một số cơ quan, đơn vị khơng cố định do chuyển đổi vị trí cơng tác và hầu hết cán bộ, cơng chức, viên chức ứng dụng CNTT trong công việc mới dừng lại ở mức độ sử dụng máy vi tính để soạn thảo văn bản, truy cập Internet để tra cứu thơng tin, ứng dụng các chương trình phần mềm đơn giản vào công việc. Một số cán bộ, công chức, viên chức chưa nhận thức hết tầm quan trọng của CNTT, chưa tận dụng tối đa CNTT phục vụ công việc...
Để đảm bảo an tồn, an ninh thơng tin, phát triển hạ tầng số, nền tảng số, chuyển đổi số, bên cạnh việc có hành lang pháp lý, lộ trình, cơ chế thể chế, cần có đội ngũ cán bộ, cơng chức có trình độ CNTT; phải có đủ tiềm lực tài chính để có thể phát triển CPĐT, Chính phủ số.
Thứ ba, hạn chế về nguồn nhân lực CNTT. Dự báo nhu cầu nguồn nhân
lực CNTT trong giai đoạn tới là rất cao và sẽ thiếu hụt khoảng 190.000 người vào năm 2023 [44]. Bên cạnh chỉ số DVCTT và chỉ số hạ tầng viễn thơng, Việt Nam cịn chú trọng tăng chỉ số nguồn nhân lực (HCI). Tuy nhiên, theo đánh giá chỉ số nhân lực của Liên hợp quốc năm 2020, Việt Nam chỉ đạt 0,6779 điểm, tuy cao hơn các năm trước nhưng vẫn thấp hơn mức trung bình của thế giới (0,688 điểm). So với năm 2014 là 0,6025 điểm, chỉ số này tăng không đáng kể. Chỉ số HCI của Việt Nam thấp hơn nhiều so với Singapore - quốc gia có chỉ số nguồn nhân lực cao nhất khu vực ASEAN (0,8904 điểm). Nguồn nhân lực CNTT của Việt Nam nói chung và nguồn nhân lực CNTT phục vụ khu vực cơng nói riêng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp 4.0 và xây dựng CPĐT. Công tác đào tạo và sử dụng nguồn
67
nhân CNTT vẫn còn nhiều bất cập: chương trình đào tạo có một số nội dung lạc hậu, chưa theo kịp thực tiễn phát triển khoa học và công nghệ trên thế giới. Bên cạnh đó, vấn đề tranh thủ nguồn nhân lực CNTT từ các doanh nghiệp viễn thông chưa được các cơ quan, đơn vị, địa phương quan tâm đúng mức; Chính sách về nhân lực CNTT cịn nhiều bất cập, chính sách thu hút, triển khai chưa đồng bộ, hiệu quả chưa cao; Chế độ đãi ngộ chưa tương xứng nên vẫn còn hiện tượng “chảy máu chất xám” từ doanh nghiệp trong nước sang doanh nghiệp nước ngồi, từ khu vực cơng sang khu vực tư nhân... Nhận thức về sử dụng và phát triển CNTT của các cấp, các ngành văn học còn hạn chế, việc ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp còn hạn chế.
Thứ tư, về nền tảng hạ tầng kỹ thuật, cơ sở dữ liệu xây dựng CPĐT.
Thực tế hiện nay cho thấy hạ tầng CNTT hiện nay là chưa đủ, chúng ta cịn cần phải có cơ sở dữ liệu - yếu tố cốt lõi, không thể tách rời của chuyển đổi số. Khung kiến trúc CPĐT hiện nay chưa được cập nhật để tiếp cận với xu hướng phát triển CPĐT và nhiều công nghệ mới trên thế giới. Hệ thống nền tảng kết nối, liên thơng, tích hợp chia sẻ dữ liệu quốc gia và của các Bộ, ngành và các địa phương chưa hoàn thành.
Nền tảng cơ sở dữ liệu quốc gia về CPĐT triển khai chậm mặc dù đã có cơ sở pháp lý và được quan tâm chỉ đạo như: Cơ sở dữ liệu về đất đai, về bảo hiểm... thơng tin về mơi trường, thị trường cịn nhiều bất cập như: mức độ số hóa, đồng bộ, tương thích, cập nhật cịn thấp, gây nhiều trở ngại hoạt động của CPĐT. Chất lượng các cổng dịch vụ cơng ở các bộ, ngành, địa phương cịn hạn chế về số lượng và chất lượng, hồ sơ xử lý trực tuyến thấp, thiếu cơ chế liên thông, cơ cấu lại, tối ưu hóa quy trình nghiệp vụ, cung cấp và tích hợp DVCTT của các bộ, ngành, địa phương trên Cổng Dịch vụ công quốc gia chưa đáp ứng được yêu cầu. Nhiều quy trình vẫn từ giấy sang điện tử - điện tử sang giấy gây thêm phiền hà cho người dân và doanh nghiệp. Nhiều đơn vị
68
công bố DVCTT nhưng thực tế việc triển khai không hiệu quả, hầu như khơng có hồ sơ phát sinh. Kênh liên lạc giữa Chính phủ với người dân đã được cơng khai nhưng cịn phân tán, chưa được phát huy và tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, việc phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương chưa chặt chẽ làm ảnh hưởng đến kết quả triển khai các nhiệm vụ về CPĐT. Các chương trình xây dựng hệ thống thơng tin và CPĐT mới chú trọng tới ứng dụng CNTT mà chưa gắn kết với cải cách và hiện đại hóa nền hành chính, quản trị chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ.
Thứ năm, hạn chế về các nguồn lực trong triển khai xây dựng CPĐT.
Điểm nghẽn lớn trong xây dựng CPĐT là nguồn lực đầu tư, thuê dịch vụ CNTT. Một trong những hạn chế thời gian qua là kinh phí đầu tư phát triển CPĐT chưa đáp ứng được nhu cầu. Hiện nay, chưa có nguồn ngân sách ổn định cho việc xây dựng và vận hành CPĐT. Bên cạnh đó, là trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa các địa phương chưa đồng đều. Sự khác biệt lớn về kinh tế - xã hội, văn hóa, phong tục, tập quán và nhân khẩu giữa các địa phương là một trong những trở ngại lớn đối với sự phát triển của CPĐT và Chính phủ số trên cả hai phương diện phát triển cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực và hỗ trợ sự tham gia của người dân.
Thứ sáu, nhận thức của người dân về xây dựng CPĐT. Qua khảo sát
cho thấy nhận thức và sự sẵn sàng của một bộ phận người dân về CPĐT, chính quyền điện tử hiện nay cịn thấp, nhiều người dân cho rằng họ chưa sẵn sàng hoặc cịn cảm thấy khó khăn để thích ứng với hoạt động của CPĐT, đặc biệt là với nhóm người lớn tuổi. Nhiều nước trên thế giới đã thành lập mơ hình trung tâm hỗ trợ người dân đặc biệt là người lớn tuổi để sử dụng CPĐT tuy nhiên ở nước ta các cơ quan hành chính thơng thường thường khơng có người chuyên trách thực hiện việc tư vấn, hướng dẫn, người đến làm TTHC
69
phải tự thân vận động hoặc hỏi người xung quanh còn CPĐT thì hầu như khơng có chương trình truyền thơng hiệu quả nào đến người dân.