Thực trạng ban hành pháp luật trong xây dựng Chính phủ điện tử

Một phần của tài liệu Xây dựng chính phủ điện tử ở việt nam hiện nay (Trang 51 - 60)

CHƯƠNG 1 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ

2.1. Thực tiễn xây dựng Chính phủ điện tử ở Việt Nam

2.1.1. Thực trạng ban hành pháp luật trong xây dựng Chính phủ điện tử

Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2016 – 2020

2.1. Thực tiễn xây dựng Chính phủ điện tử ở Việt Nam

2.1.1. Thực trạng ban hành pháp luật trong xây dựng Chính phủ điện tử điện tử

Trong những năm qua Quốc Hội và Chính phủ và các cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền đã tiến hành xây dựng và ban hành nhiều văn bản pháp luật nhằm tạo cơ sở, hành lang pháp lý quan trọng nhằm thúc đẩy việc xây dựng CPĐT như:

Luật Giao dịch điện tử năm 2005 được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 8 thơng qua và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 3 năm 2006, Luật Giao dịch điện tử được xây dựng trên cơ sở Luật mẫu về Thương mại điện tử của Ủy ban Liên hợp quốc về Luật thương mại quốc tế, gồm: 8 Chương, 54 điều mang tính chất luật khung và nguyên tắc cho các vấn đề kỹ thuật của giao dịch trong môi trường điện tử. Luật Giao dịch điện tử 2005 cùng với các luật chuyên ngành đã tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho các bộ, ngành, địa phương trên cả nước triển khai ứng dụng giao dịch điện tử trong hoạt động dân sự và đặc biệt là trong thương mại thúc đẩy giao dịch điện tử, đưa ứng dụng khoa học công nghệ vào CCHC. Luật Giao dịch điện tử 2005 được coi là một nhân tố tích cực, đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Luật CNTT năm 2006 số 67/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006 áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động ứng dụng và phát triển CNTT tại Việt Nam. Luật này quy định về hoạt động ứng dụng và phát triển CNTT, các biện pháp bảo đảm ứng dụng và phát triển CNTT, quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt

42

động ứng dụng và phát triển CNTT. Luật đã tạo hành lang pháp lý quan trọng cho việc phát triển và ứng dụng CNTT, mang đến nhiều đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam [15].

Luật An ninh mạng số 24/2018/QH14 được Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 5 thơng qua ngày 12/6/2018 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2019. Luật gồm 7 chương, 43 điều, quy định những nội dung cơ bản về bảo vệ an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia; ngăn chặn, xử lý các hành vi xâm phạm an ninh mạng; triển khai các hoạt động bảo vệ an ninh mạng và quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan [16].

Ngoài ra hệ thống văn bản dưới luật cũng góp phần cụ thể hóa các quy định pháp luật và định hướng sự phát triển CPĐT trong giai đoạn tới. Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về CPĐT đã nêu rõ mục tiêu:

Đẩy mạnh phát triển CPĐT, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước, phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn. Nâng vị trí của Việt Nam về CPĐT theo xếp hạng của Liên hợp quốc. Công khai, minh bạch hoạt động của các cơ quan nhà nước trên môi trường mạng [7].

Để cụ thể hóa Nghị quyết nêu trên Chính phủ đã tiếp tục ban hành Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm xây dựng CPĐT giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025 cũng đã xác định mục tiêu:

Hoàn thiện nền tảng CPĐT nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước và chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp; phát triển CPĐT dựa trên dữ liệu và dữ liệu mở hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số; bảo đảm an tồn thơng tin và an ninh mạng [8].

43

Ngồi ra, cịn có các văn bản quan trọng khác như:

Nghị định số 64/2007/ NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước. Nghị định quy định cụ thể, cơ quan nhà nước có trách nhiệm cung cấp thông tin trên môi trường mạng, thống nhất xây dựng biểu mẫu điện tử, xây dựng trang thông tin điện tử. Để cụ thể hóa nội dung của Nghị định trên, Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011 của Chính phủ quy định về việc cung cấp thông tin và DVCTT trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước. Thể hiện rõ các nguyên tắc cung cấp thông tin trên trang/cổng thông tin điện tử của cơ quan Nhà nước, các loại thông tin cần cung cấp.

Nghị định số 26/2007/NĐ-CP ngày 15/02/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số; Quyết định số 246/2005/QĐ-TTg ngày 06/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển CNTT và truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020...

Đặc biệt, ngày 28/8/2018, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1072/QĐ-TTg về việc thành lập Uỷ ban Quốc gia về CPĐT, tạo đầu mối tổ chức xây dựng và triển khai chiến lược CPĐT một cách thống nhất. Những hành lang pháp lý quan trọng trên bước đầu góp phần củng cố cơ sở pháp lý cho việc xây dựng và phát triển CPĐT tại Việt Nam.

Song thực tế hiện nay cho thấy vẫn còn khoảng trống đối với những quy định về kết nối, chia sẻ dữ liệu trong hoạt động của cơ quan nhà nước; còn thiếu các chuẩn đánh giá cụ thể đối với CPĐT trong từng lĩnh vực quản lý; thiếu cơ chế tài chính và đầu tư phù hợp với đặc thù dự án CNTT; thiếu quy định cụ thể về định danh, xác thực cá nhân, tổ chức trong giao dịch điện tử; còn thiếu gắn kết chặt chẽ giữa ứng dụng CNTT với CCHC và đổi mới lề lối, phương thức làm việc...

44

2.1.2. Ứng dụng công nghệ thơng tin trong xây dựng Chính phủ điện tử

Thứ nhất, về hạ tầng CNTT. Xác định hạ tầng CNTT là một trong

những yếu tố quan trọng trong xây dựng CPĐT nên trong những năm qua, Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm, chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng, phục vụ các hoạt động ứng dụng CNTT trong các cơ quan, đơn vị nhà nước. Cụ thể:

Bảng 2.1. Bảng thống kê hạ tầng ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước giai đoạn 2016 - 2020

- Ghi chú: “*” khơng tính Bộ Quốc phịng và Bộ Cơng an “-” khơng có số liệu [3].

45

Qua bảng số liệu 2.1. có thể thấy trong những năm qua hạ tầng CNTT của các cơ quan nhà nước đã và đang không ngừng được cải thiện. Năm 2020 tỷ lệ cán bộ, công chức tại các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ được trang bị máy vi tính đạt tỷ lệ 100% tăng 12,06% so với năm 2016; Tại Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tỷ lệ này cũng đạt 100% vào năm 2020 tăng 4,74% so với năm 2016; Tại cấp huyện là 90,87%. Tính đến năm 2020 tỷ lệ máy tính có kết nối Internet tại các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ 98,26%, tại các Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đạt 99, 63%.Việc không đạt 100% xuất phát từ yêu cầu bảo vệ bí mật nhà nước.

Qua bảng 2.1 có thể thấy tỷ lệ các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có Trang/Cổng thơng tin điện tử, có đơn vị chuyên trách CNTT đạt tỷ lệ 100%, tỷ lệ này được duy trì từ năm 2016 đến nay. Về hạ tầng CNTT, có 95,66% các Bộ, cơ quan ngang bộ và 88,02% các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã triển khai mạng diện rộng WAN, trong đó đã kết nối tới trên 80% số đơn vị thuộc, trực thuộc các bộ, ngành và trên 75% các sở, ngành, quận/huyện các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Tỷ lệ Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có mạng nội bộ (LAN, Intranet, Extranet) đạt 100%, tỷ lệ này được duy trì từ năm 2016 đến nay.

Thứ hai, về nhân lực CNTT và trình độ, hiểu biết về CNTT của cán bộ,

công chức và người dân ảnh hưởng tới hoạt động xây dựng CPĐT tại Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020.

Để xây dựng CPĐT, cần có cơng chức điện tử. Chính phủ nước ta nhận thức rõ tầm quan trọng và rất quan tâm đến vấn đề này. Theo thống kê, tổng số nhân lực làm việc trong lĩnh vực viễn thông là 79.140 người, tăng 6531 người so với năm 2016 [3]. Thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông cũng

46

cho thấy nhân lực công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước tăng rõ rệt, thể hiện ở Bảng sau:

Bảng 2.2. Thống kê về nhân lực công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước ảnh hưởng tới hoạt động xây dựng Chính phủ điện tử

tại Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020

Ghi chú: "*" khơng tính Bộ Quốc phịng và Bộ Cơng an

(Nguồn: Bộ Thông tin và Truyền thông [3])

Qua bảng số liệu 2.2. cho thấy, tỷ lệ trung bình số đơn vị trực thuộc có cán bộ chuyên trách về CNTT tại các Bộ, cơ quan ngang bộ năm 2019 đạt 85,10% tăng 13,81% so với năm 2016. Tỷ lệ cán bộ chuyên trách về CNTT trung bình tại các đơn vị trực thuộc có cán bộ chuyên trách CNTT tại các Bộ,

47

cơ quan ngang bộ là 2,89 người giảm 0,97 so với năm 2016. Tỷ lệ cán bộ chuyên trách về CNTT trung bình tại các đơn vị thuộc, trực thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có cán bộ chuyên trách CNTT là 2,84 người. Tỷ lệ trung bình số ủy ban nhân dân cấp quận, huyện có cán bộ chuyên trách về CNTT là 99,65% tăng 5,7% so với năm 2016. Số cán bộ chuyên trách về CNTT trung bình tại các Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện có cán bộ chuyên trách CNTT là 2,67 người.

Trong những năm qua công tác tổ chức đào tạo, bồi dưỡng và tập huấn cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trên cả nước về CPĐT đã được quan tâm, triển khai thực hiện. Theo đó Bộ thông tin và truyền thông đã tổ chức “Chương trình đào tạo 100 chun gia Chính phủ điện tử” vào 12/2019 nhằm đào tạo đội ngũ cán bộ CNTT trở thành lực lượng nòng cốt, là các hạt nhân triển khai CPĐT tại bộ, ngành, địa phương. Công tác đào tạo, chia sẻ và cập nhật kiến thức trong xây dựng CPĐT hiện nay đang được thực hiện một cách thường xuyên hướng tới định kỳ hàng năm, hàng quý, hàng tháng. Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ CNTT cho các ngành, địa phương đã góp phần cung cấp các kiến thức chuyên sâu và bài học kinh nghiệm để có phương án giải quyết các vấn đề đặt ra từ thực tiễn triển khai CPĐT ở các bộ, ngành và địa phương.

Bảng 2.3. Bảng thống kê hạ tầng công nghệ thông tin trong xã hội giai đoạn 2016 - 2020

TT Chỉ tiêu Đơn vị

tính 2016 2017 2018 2019

1 Tỷ lệ hộ gia đình có máy tính

cá nhân % 21,30 21,57 - 24,6

2 Số máy tính cá nhân trên 100

hộ gia đình Chiếc 23 24 22,3 29

Ghi chú: “-” khơng có số liệu

48

Để xây dựng CPĐT, ngồi cơng chức điện tử thì cần phải có cơng dân điện tử. Qua Bảng số liệu 2.3, thống kê của Tổng cục thống kê thì tỷ lệ hộ gia đình có máy tính cá nhân năm 2020 đạt 24,6%, tăng 3,3% so với năm 2016. Số máy tính cá nhân trên 100 hộ gia đình là 29 chiếc. Sự chuyển biến trên này tác động không nhỏ đến việc triển khai, xây dựng CPĐT hiện tại, tỷ lệ người sử dụng và biết sử dụng Internet ngày càng cao tạo thuận lợi cho việc tham gia và đóng góp ý kiến vào xây dựng CPĐT. Hạ tầng CNTT là một trong những yếu tố quan trọng nhất tác động đến quá trình xây dựng,triển khai CPĐT tại Việt Nam, bởi lẽ CPĐT hoạt động dựa trên nền tảng cơng nghệ, số hóa, mạng lưới CNTT phát triển càng mạnh, nhanh thì việc xây dựng CPĐT càng dễ dàng.

Thứ ba, ứng dụng CNTT trong hoạt động công bố, công khai thông tin

và kết quả giải quyết TTHC: thông tin về các văn bản pháp luật, các quy định, chính sách của Nhà nước, thông tin về hoạt động điều hành, giải quyết TTHC,… của cơ quan nhà nước được các bộ, ngành, địa phương duy trì, cập nhật thường xuyên trên trang thông tin và cổng thông tin điện tử theo quy định tại Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011 của Chính phủ, đã trở thành kênh thông tin quan trọng để cơ quan nhà nước truyền tải các văn bản pháp luật, chính sách của Nhà nước đối với người dân, doanh nghiệp và ngược lại, người dân, doanh nghiệp kịp thời nắm bắt thơng tin, chủ động tra cứu, tìm hiểu các quy định, chính sách, kết quả giải quyết TTHC liên quan giúp cho việc tương tác giữa người dân và doanh nghiệp kịp thời, thuận tiện.

Thứ tư, về ứng dụng CNTT trong quản lý văn bản và điều hành.

Về ứng dụng CNTT, hệ thống phần mềm quản lý văn bản và điều hành đã được triển khai tại 100% các Bộ, ngành, địa phương. Có 18 bộ, ngành và 46 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai hệ thống quản lý văn bản và điều hành dùng chung giúp cho việc gửi, nhận văn bản điện tử liên thông giữa các cơ quan, đơn vị. 15 Bộ, ngành và 44 tỉnh, thành phố đã triển khai sử

49

dụng chữ ký số chuyên dùng và tích hợp với hệ thống quản lý văn bản, điều hành. Các Bộ, ngành có 98,8% cán bộ, cơng chức được cấp và thường xuyên sử dụng hộp thư điện tử và đối với các tỉnh, thành phố tỷ lệ này trên 82%.

Hiện nay đã đưa vào hoạt động Trục liên thơng văn bản quốc gia: đã có 95/95 cơ quan ở Trung ương và địa phương (gồm Văn phòng Trung ương Đảng; 31 bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) đã hoàn thành kết nối các hệ thống quản lý văn bản và điều hành trên Trục liên thông văn bản quốc gia. Các phần mềm quản lý văn bản của bộ, ngành, địa phương đã được kết nối, liên thông cả theo chiều dọc và chiều ngang một cách thơng suốt và có tính hệ thống, văn bản điện tử được gửi, nhận nhanh chóng, an tồn giữa các cơ quan nhà nước [36].

Bảng 2.4. Đánh giá hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong Hệ thống quản lý văn bản và Điều hành

STT Nội dung Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%)

1 Rất tốt 17 11

2 Tốt 61 41

3 Chưa tốt 72 48

Tổng 150 100

(Nguồn: Báo cáo Khảo sát về hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong Hệ thống quản lý văn bản và điều hành)

Qua bảng 2.4. đánh giá về hiệu quả của hoạt động ứng dụng CNTT trong Hệ thống quản lý văn bản và Điều hành thì có theo khảo sát thì có tới 48% số người được khảo sát đánh giá hoạt động ứng dụng CNTT trong Hệ thống quản lý văn bản và Điều hành chưa tốt. Nguyên nhân là do trình độ, hiểu biết về CNTT của đội ngũ cán bộ, cơng chức và người dân cịn thấp. Bên cạnh đó cũng có 41% số người được khảo sát đánh giá hoạt động này ở mức tốt và 11% đánh giá ở mức rất tốt.

50

Một phần của tài liệu Xây dựng chính phủ điện tử ở việt nam hiện nay (Trang 51 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)