Nội dung xây dựng Chính phủ điện tử

Một phần của tài liệu Xây dựng chính phủ điện tử ở việt nam hiện nay (Trang 26)

1.2.2.1. Ban hành văn bản pháp luật về Chính phủ điện tử

Việc xây dựng và ban hành hệ thống chính sách, văn bản pháp luật là một nội dung rất quan trọng và là một trong những yếu tố quyết định hiệu quả trong việc triển khai xây dựng và phát triển CPĐT. Việc nghiên cứu và xây dựng hệ thống văn bản pháp luật về CPĐT sẽ tạo ra một môi trường pháp lý toàn diện để hoạt động xây dựng CPĐT được đảm bảo triển khai trên thực tế, theo trình tự, thủ tục, nguyên tắc do pháp luật quy định.

Việc ban hành văn bản pháp luật về CPĐT cần phải được tiến hành trước khi triển khai đề án xây dựng CPĐT nhằm tạo lập hành lang pháp lý, ban hành các quy tắc thực hiện và quan trọng nhất là lập kế hoạch, lộ trình thực hiện việc xây dựng CPĐT. Các văn bản pháp luật về CPĐT bao gồm các quy định về: các quy định chung về xây dựng CPĐT như phương thức triển khai, yêu cầu đặt ra khi thực hiện, mục tiêu của việc xây dựng CPĐT; quy định về việc ứng dụng CNTT trong việc thực hiện các TTHC; quy định về việc triển khai xây dựng các cơ sở dữ liệu quốc gia, Cổng DVCTT; quy định về trình tự, thủ tục giải quyết các TTHC trên Cổng DVCTT; quy định về việc phân cấp, phần quyền cho từng cá nhân, tổ chức trong việc xây dựng CPĐT và tiến hành cung cấp dịch vụ công cho người dân, doanh nghiệp...

Việc ban hành hệ thống văn bản pháp luật về CPĐT cần được thực hiện một cách đồng bộ, thống nhất giữa các cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản pháp luật nhằm đảm bảo tính phù hợp, xuyên suốt giữa các văn bản pháp luật về CPĐT. Theo đó, Quốc hội với chức năng lập pháp thực hiện việc ban hành các Luật có liên quan đến CPĐT như Luật Giao dịch điện tử; Luật

17

CNTT; Luật An ninh mạng; Luật lưu trữ... những quy định trong các văn bản Luật này bước đầu tạo ra cơ sở pháp lý, căn cứ để triển khai thực hiện các giai đoạn xây dựng CPĐT.

Tiếp đó, với chức năng là cơ quan hành pháp, đồng thời là chủ thể trung tâm, có chức năng điều hành, chỉ đạo việc xây dựng CPĐT, Chính phủ ban hành các Nghị định quy định chi tiết các vấn đề cần triển khai thực hiện trên thực tế khi xây dựng CPĐT: quy định về việc xây dựng Cổng dịch vụ công quốc gia, hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh, kết nối liên thông hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia; quy định về việc thực hiện TTHC trên môi trường điện tử; quy định về Quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước... Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ là những căn cứ pháp lý chi tiết, cụ thể để tiến hành triển khai thực hiện các nhiệm vụ trong đề án xây dựng CPĐT.

Đồng thời, các bộ, sở, Ủy ban nhân dân tỉnh là những cơ quan có trách nhiệm chính trong quá trình tổ chức cung cấp các DVCTT.

Bên cạnh đó, việc ban hành văn bản pháp luật về CPĐT cũng cần được thực hiện cả trong quá trình triển khai xây dựng và phát triển CPĐT, nhằm kịp thời ban hành bổ sung những quy định mới hoặc sửa đổi những quy định không phù hợp, góp phần nâng cao chất lượng công tác xây dựng CPĐT nói chung.

1.2.2.2. Ứng dụng công nghệ thông tin, hệ thống phần mềm quản lý văn bản và điều hành

Việc xây dựng CPĐT chính là việc ứng dụng CNTT vào hoạt động của các cơ quan Chính phủ. Chính vì vậy, một trong những nội dung quan trọng trong xây dựng CPĐT đó là triển khai các giải pháp nhằm chuyển từ hình thức làm việc thông qua giấy tờ sang môi trường điện tử. Việc ứng dụng CNTT trong xây dựng CPĐT với mục tiêu là 80% hoạt động của các cơ quan Chính phủ đều được xử lý thông qua môi trường mạng.

18

Việc ứng dụng CNTT vào hoạt động của các cơ quan quản lý hành chính Nhà nước được thực hiện một cách đồng bộ, xuyên suốt từ Trung ương đến địa phương. Theo đó, Chính phủ chủ trì và yêu cầu các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp xây dựng kế hoạch triển khai ứng dụng CNTT vào việc thực hiện công việc và cung cấp dịch vụ công cho người dân và doanh nghiệp.

Các hoạt động được triển khai khi ứng dụng CNTT trong xây dựng CPĐT bao gồm: triển khai nối Mạng diện rộng trong các cơ quan Hành chính của Chính phủ (mạng LAN); trang bị máy tính PC cùng các ứng dụng tin học văn phòng hỗ trợ xử lý công việc cho cán bộ, công chức; Xây dựng Cơ sở dữ liệu lưu trữ, chương trình quản lý hồ sơ vụ việc; xây dựng các Cổng dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh; sử dụng văn bản điện tử có chữ ký số trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước; cung cấp các DVCTT cho người dân và doanh nghiệp; xây dựng và triển khai khai thác, sử dụng hệ thống quản lý, điều hành và tác nghiệp trên mạng nội bộ, góp phần công khai, minh bạch trong xử lý văn bản trên môi trường mạng; lập kế hoạch và lộ trình triển khai công tác đào tạo/huấn luyện đội ngũ chuyên viên khai thác hệ thống thông tin...

Những ứng dụng CNTT đã mang lại hiệu quả thiết thực, hiệu suất xử lý công việc được cải tiến và nâng cao rất nhiều lần; các TTHC được công khai, minh bạch hơn; tạo sự tin tưởng từ người dân, doanh nghiệp nền hành chính nhà nước. Đồng thời, phù hợp với sự phát triển chung của toàn cầu.

1.2.2.3. Xây dựng các cơ sở dữ liệu quốc gia

Cơ sở dữ liệu quốc gia là tập hợp thông tin của một hoặc một số lĩnh vực kinh tế - xã hội được xây dựng, cập nhật và duy trì đáp ứng yêu cầu truy nhập và sử dụng thông tin của các ngành kinh tế và phục vụ lợi ích công cộng. Tổ chức, cá nhân có quyền truy nhập và sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

19

Việc xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia là một trong những nội dung quan trọng trong xây dựng CPĐT. Nghị quyết số 36-NQ/TW năm 2014 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển CNTT đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế đã xác định: “Ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin trong tất cả các lĩnh vực, song có trọng tâm, trọng điểm. Ưu tiên ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hành chính, cung cấp dịch vụ công, trước hết là trong lĩnh vực liên quan tới doanh nghiệp, người dân…” [1].

Theo quy định tại khoản 5 Điều 11 Nghị định 47/2020/NĐ-CP ngày 09/4/2020 của Chính phủ về “Quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước” thì dữ liệu về dân cư, đất đai, doanh nghiệp là dữ liệu cơ bản làm nền tảng phát triển CPĐT [9]. Vì vậy, Chính phủ sẽ có ít nhất 3 cơ sở dữ liệu quốc gia chứa ba loại dữ liệu là dân cư, đất đai và doanh nghiệp. Trên thực tế, Chính phủ đã và đang triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia. Ngoài ba cơ sở dữ liệu này, việc xác định cơ sở dữ liệu quốc gia thực hiện đánh giá theo từng cơ sở dữ liệu cụ thể đáp ứng các yêu cầu được quy định tại Nghị định 47/2020/NĐ-CP và thực hiện trong quá trình lập danh mục cơ sở dữ liệu quốc gia.

Chính phủ là cơ quan thống nhất quản lý nhà nước về cơ sở dữ liệu quốc gia. Tại Nghị định 47/2020/NĐ-CP đã quy định Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng và trình Chính phủ phê duyệt danh mục, cập nhật danh mục cơ sở dữ liệu quốc gia. Các bộ, ngành được giao là chủ quản cơ sở dữ liệu quốc gia phải thực hiện: rà soát các văn bản quy phạm pháp luật, các chủ trương về việc xây dựng các cơ sở dữ liệu quốc gia, bao gồm cả việc rà soát danh mục Cơ sở dữ liệu quốc gia đã được ban hành tại Quyết định số 714/QĐ-TTg ngày 22/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ về danh mục cơ sở dữ liệu quốc gia ưu tiên triển khai tạo nền tảng

20

phát triển CPĐT. Đối chiếu với các quy định tại khoản 3, Điều 12 của Nghị định 47/2020/NĐ-CP để xác định dữ liệu, cơ sở dữ liệu được xếp vào vào loại cơ sở dữ liệu quốc gia. Xây dựng và gửi về Bộ Thông tin và Truyền thông thuyết minh đề xuất cơ sở dữ liệu quốc gia để Bộ Thông tin và Truyền thông để tổng hợp trình Chính phủ ban hành danh mục các cơ sở dữ liệu quốc gia.

Hiện nay, Chính phủ đã và đang xây dựng và triển khai các cơ sở dữ liệu quốc gia: cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp; cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia; cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm; cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật; cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC... [25].

Các cơ sở dữ liệu quốc gia được xây dựng và đưa vào vận hành sẽ góp phần làm đơn giản hóa TTHC; giảm giấy tờ công dân, giảm những chi phí mà hiện nay người dân, doanh nghiệp đang phải chi trả trong quá trình thực hiện TTHC. Thay vì phải khai báo, chứng thực, nộp các giấy tờ khi thực hiện giao dịch với cơ quan nhà nước thì các thông tin của người dân, doanh nghiệp sẽ được trích xuất tự động hoặc các cơ quan nhà nước tra cứu, khai thác từ các cơ sở dữ liệu quốc gia. Từ đó, giúp người dân, doanh nghiệp giảm bớt thời gian chuẩn bị hồ sơ, chi phí giấy tờ, thời gian xác minh, đi lại.

1.2.2.4. Quá trình tin học hóa quản lý hành chính nhà nước

Tin học hóa quản lý hành chính nhà nước được hiểu là quá trình ứng dụng CNTT trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước.

Đại hội Đảng lần thứ IX đã khẳng định phải đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa để đến khoảng năm 2020 nước ta về cơ bản sẽ trở thành nước công nghiệp, đồng thời cũng xác định là chúng ta sẽ phải:

Tận dụng mọi khả năng để đạt trình độ tiên tiến, hiện đại về khoa học và công nghệ, đặc biệt là CNTT, tranh thủ ứng dụng ngày càng nhiều hơn, ở mức cao hơn và phổ biến hơn những thành tựu công nghệ hiện đại và tri thức mới, từng bước phát triển kinh tế tri thức [10].

21

Ứng dụng tin học và CNTT trong quản lý hành chính nhà nước nhằm đẩy mạnh CCHC, xây dựng nền hành chính điện tử (CPĐT); giúp cho việc xử lý thông tin nhanh, chính xác, đầy đủ, phục vụ tốt cho tổ chức, người dân và doanh nghiệp.

Nhiệm vụ triển khai tin học hóa trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước cần được tiến hành một cách đồng bộ, xuyên suốt trong hệ thống cơ quan quản lý hành chính nhà nước từ Trung ương đến địa phương. Trong đó, Chính phủ thống nhất quản lý, xây dựng cơ sở pháp lý và đề án triển khai tin học hóa, ứng dụng CNTT vào hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Từ đó, các bộ, cơ quan ngang bộ, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các cấp chủ động xây dựng kế hoạch triển khai nhiệm vụ ứng dụng CNTT vào hoạt động tại đơn vị mình.

Việc triển khai tin học hóa quá trình quản lý hành chính nhà nước bao gồm các công việc như sau:

- Các đơn vị tiến hành trang bị máy tính có kết nối mạng internet cho đội ngũ cán bộ, công chức của đơn vị mình;

- Triển khai sử dụng các sản phẩm phần mềm như: bộ tin học văn phòng microsoft office và yêu cầu 100% cán bộ, công chức làm việc tại đơn vị đều phải sử dụng thành thạo tin học văn phòng.

- Tiến hành kết nối mạng diện rộng và mạng cục bộ. Mạng thông tin diện rộng của Chính phủ (WAN) đã chính thức đi vào hoạt động từ đầu năm 1998, xây dựng đường truyền kết nối đến tất cả các Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Bộ, ngành Trung ương, đang mở rộng kết nối đến cấp huyện, tiến tới kết nối đến cấp xã.

- Xây dựng trung tâm tích hợp dữ liệu tại Văn phòng Ủy ban nhân dân các tỉnh, kết nối mạng WAN đến Văn phòng Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các Sở, ngành thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh (mạng LAN);

22

- Tiến hành xây dựng website của Chính phủ, các Bộ, Sở, Ủy ban nhân dân tỉnh; xây dựng hệ thống thư điện tử; hệ thống quản lý văn bản và hồ sơ công việc; phòng họp trực tuyến...

- Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong xử lý công việc, tăng cường sử dụng văn bản điện và đẩy mạnh ứng dụng chữ ký số, từng bước thay thế văn bản giấy trong quản lý, điều hành và trao đổi thông tin... [43].

Có thể thấy, chính ứng dụng tin học sẽ là một trong các giải pháp nhằm đạt được mục tiêu của CCHC. Vì CCHC là nhằm đến tính hiệu quả, chất lượng trong cách thức hoạt động, điều hành của bộ máy quản lý hành chính nhà nước. Từ đó, nâng cao chất lượng phục vụ cho người dân, doanh nghiệp và góp phần đẩy nhanh tiến trình đơn giản hóa TTHC.

1.2.2.5. Triển khai các dịch vụ hành chính công qua website trực tuyến

Dịch vụ hành chính công: là những dịch vụ liên quan đến hoạt động thực thi pháp luật, không nhằm mục tiêu lợi nhuận, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân dưới hình thức các loại giấy tờ có giá trị pháp lý trong các lĩnh vực mà cơ quan nhà nước đó quản lý. Mỗi dịch vụ hành chính công gắn liền với một TTHC để giải quyết hoàn chỉnh một công việc cụ thể liên quan đến tổ chức, cá nhân.

Dịch vụ công trực tuyến: là dịch vụ hành chính công và các dịch vụ khác của cơ quan nhà nước được cung cấp cho các tổ chức, cá nhân trên môi trường mạng bao gồm bốn mức độ:

- Dịch vụ công trực tuyến mức độ 1: là dịch vụ bảo đảm cung cấp đầy đủ các thông tin về TTHC và các văn bản có liên quan quy định về TTHC đó.

- Dịch vụ công trực tuyến mức độ 2: là DVCTT mức độ 1 và cho phép người sử dụng tải về các mẫu văn bản và khai báo để hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu. Hồ sơ sau khi hoàn thiện được gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ.

23

- Dịch vụ công trực tuyến mức độ 3: là DVCTT mức độ 2 và cho phép người sử dụng điền và gửi trực tuyến các mẫu văn bản đến cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ. Các giao dịch trong quá trình xử lý hồ sơ và cung cấp dịch vụ được thực hiện trên môi trường mạng. Việc thanh toán lệ phí (nếu có) và nhận kết quả được thực hiện trực tiếp tại cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ.

- Dịch vụ công trực tuyến mức độ 4: là DVCTT mức độ 3 và cho phép người sử dụng thanh toán lệ phí (nếu có) được thực hiện trực tuyến. Việc trả kết quả có thể được thực hiện trực tuyến, gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến người sử dụng [21].

Cung cấp các DVCTT được xem là khâu quan trọng, then chốt trong tiến trình CCHC và triển khai CPĐT, là nội dung quan trọng trong thực hiện cải cách TTHC, góp phần nâng cao chất lượng phục vụ của cơ quan nhà nước với tổ chức, công dân. Để phát triển CPĐT hướng tới Chính phủ số trong giai

Một phần của tài liệu Xây dựng chính phủ điện tử ở việt nam hiện nay (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)