CHƯƠNG 1 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ
1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng tới hoạt động xây dựng Chính phủ
1.3.1. Sự hoàn thiện của hệ thống quy định pháp luật về Chính phủ điện tử
1.3.1. Sự hoàn thiện của hệ thống quy định pháp luật về Chính phủ điện tử điện tử
Để việc xây dựng và phát triển CPĐT đạt được hiệu quả, góp phần vào cơng cuộc CCHC thì cần phải có một hành lang pháp lý chặt chẽ, nhất quán và thống nhất từ trung ương đến địa phương, trong đó quy định cụ thể, chi tiết các hoạt động có liên quan đến việc xây dựng CPĐT: quy định về giao dịch điện tử, văn bản điện tử, chữ ký số, thanh tốn điện tử; quy định về quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia, DVCTT; quy định về trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức có liên quan đến xây dựng CPĐT...
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về CPĐT cần có sự nhất quán, định hướng rõ ràng, đảm bảo tạo môi trường pháp lý chặt chẽ để các hoạt động liên quan đến việc xây dựng CPĐT được triển khai thực hiện một cách có hiệu quả. Nếu hệ thống các quy định pháp luật về CPĐT không thống nhất, chồng chéo lẫn nhau, không đầy đủ hoặc thiếu sót về các nội dung có liên quan đến việc xây dựng CPĐT sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến công tác triển khai các hoạt động trong đề án xây dựng CPĐT trên thực tế, dẫn đến tính khả thi khơng cao, không đạt được hiệu quả như kế hoạch đã đề ra.
27
quan hành chính nhà nước đều được thơng qua mơi trường mạng. Chính vì vậy, sẽ tiềm ẩn những nguy cơ trong việc gây mất an toàn trong việc bảo mật thơng tin của người dùng. Chính vì vậy, CPĐT cần có một hành lang pháp lý chặt chẽ quy định về trách nhiệm bảo vệ an tồn, bảo mật thơng tin cho tất cả người tham gia giao dịch của các cơ quan cung cấp dịch vụ.
1.3.2. Sự hoàn thiện của hạ tầng kỹ thuật cơng nghệ thơng tin phục vụ xây dựng Chính phủ điện tử
Cơ sở hạ tầng công nghệ quan trọng nhất của CPĐT chính là cơ sở hạ tầng CNTT. Hạ tầng kỹ thuật CNTT bao gồm tập hợp thiết bị tính tốn (máy chủ, máy trạm), thiết bị ngoại vi, thiết bị kết nối mạng, thiết bị phụ trợ, mạng nội bộ, mạng diện rộng.
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật bao gồm. Công nghệ viễn thông, công nghệ Internet, công nghệ điện tử, tiêu chuẩn kỹ thuật. Sự ra đời của CPĐT là kết quả tất yếu của sự phát triển của CNTT và Công nghệ viễn thông. Đây là hai yếu tố tiên quyết để phát triển CPĐT. Cơ sở hạ tầng CNTT bao gồm phần cứng, phần mềm và dịch vụ để áp dụng nhằm phát triển CPĐT mục đích mang lại lợi ích về kinh tế. Hạ tầng công nghệ viễn thông yêu cầu chất lượng công nghệ cao, dung lượng lớn, băng thông rộng, kết nối với các mạng viễn thông quốc gia, liên kết trực tiếp với đường truyền quốc tế, cung cấp đa dạng với chất lượng đường truyền, đường truyền chất lượng cao và giá cả hợp lý.
Công nghệ Internet: Internet được coi là rất quan trọng trong chiến lực phát triển Chính phủ điện tử. Hạ tầng cơng nghệ Internet là một trong những yếu tố cần thiết cho việc ứng dụng và phát triển CPĐT. Hạ tầng công nghệ Internet thúc đẩy quá trình sáng tạo tri thức, tạo cơ hội thành công trong cạnh tranh mang lại nhiều tín hiệu tốt trong q trình hợp tác, trao đổi.
Việt Nam hiện nay có nhiều thuận lợi trong việc phát triển CPĐT: Các quy định pháp luật của Việt Nam liên quan đến hoạt động Internet và dịch vụ
28
thơng qua Internet ngày càng hồn thiện hơn. Càng ngày càng có nhiều doanh nghiệp được cấp phép và tham gia kinh doanh dịch vụ Internet và cung cấp đường truyền Internet. Đã có rất nhiều thơng tin và dịch vụ bằng Tiếng Việt được công bố lên mạng Internet. Nhiều công nghệ mới giúp đường truyền Internet đạt tốc độ cao và cho phép truyền tải các dịch vụ với nội dung vô cùng phong phú và đa dạng. Tuy nhiên chất lượng cung cấp dịch vụ chưa cao, nội dung thông tin chưa thực sự chất lượng, dẫn tới việc quản lý sử dụng Internet còn nhiều bất cập.
Bên cạnh việc xây dựng cơ sở hạ tầng Internet hiện đại, sự phát triển nhanh của Internet đòi hỏi sự phổ cập nhanh chóng của Internet căn bản, cách sử dụng Internet để tìm kiếm, thu thập thơng tin, hỗ trợ sử dụng trong học tập, kinh doanh, y tế và khai thác tài nguyên tri thức trên Internet. Với chi phí truy cập Internet thấp so với thế giới nên chất lượng việc truy cập Internet tốc độ cao và Internet di động chưa thực sự tốt, đòi hỏi phải nâng cao tốc độ truy cập trong thời gian tới.
Tiêu chuẩn kỹ thuật: Để phù hợp và hội nhập với thế giới, một mặt phải xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, mặt khác phải công nhận và chấp nhận các tiêu chuẩn khác của thế giới. Việc áp dụng và phát triển CPĐT cần phải tuân thủ các chuẩn trong quy định về thanh toán, vận chuyển, hải quan, tài chính đổi dữ liệu điện tử và các tiêu chuẩn khác trên khu vực toàn cầu.
Công nghệ điện tử: Hạ tầng công nghệ điện tử giúp cho việc chủ động sản xuất các linh kiện, phụ kiện và thiết bị cần thiết cho CNTT, viễn thông, Internet.
Một hạ tầng viễn thông hiện đại, tốc độ truyền dẫn cao và khả năng bao phủ rộng khắp lãnh thổ là cơ sở quan trọng để phát triển mạng máy tính và tạo điều kiện cho các DVCTT phát triển, tạo sự thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp khi sử dụng. Mơi trường mạng máy tính thực sự là một cơng cụ hùng mạnh trong việc xây dựng và phát triển CPĐT. Một hệ thống thông tin tốt,
29
hoạt động hiệu quả phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước cần phải bảo đảm sự đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật và các phần mềm ứng dụng. Hạ tầng kỹ thuật yếu kém, lạc hậu (trang thiết bị cũ, cấu hình thấp…) thì việc ứng dụng CNTT cũng sẽ không đạt được kết quả như mong muốn trong việc xây dựng CPĐT. Cơ sở hạ tầng thông tin trong xây dựng CPĐT phải là một mạng lưới với tốc độ đường truyền cao, kết nối tất cả các cơ quan Chính phủ. Điều này địi hỏi phải xây dựng một mạng viễn thông đủ mạnh, tốc độ truyền dẫn lớn; đồng thời cũng đòi hỏi mạng internet phát triển mạnh, đặc biệt là internet băng thông rộng, đảm bảo tất cả người dân, doanh nghiệp đều có thể truy cập và sử dụng một cách thuận tiện.
1.3.3. Trình độ tin học của cán bộ, cơng chức trong cơ quan nhà nước
Trình độ tin học của đội ngũ cán bộ, công chức của các cơ quan nhà nước ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình thao tác, giải quyết TTHC trên phần mềm, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng việc xây dựng CPĐT. Vì vậy, để xây dựng CPĐT bắt buộc phải có đội ngũ cán bộ, cơng chức, viên chức và người lao động trong bộ hành chính máy nhà nước khơng chỉ giỏi chun mơn mà phải có kiến thức về CNTT và thành thạo về tin học. Song song đó phải có đội ngũ cán bộ CNTT giỏi để đáp ứng kịp thời những yêu cầu đặt ra khi khoa học - công nghệ đổi mới từng ngày.
Đối với đội ngũ cán bộ, công chức trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ địi hỏi phải có kỹ năng về tin học văn phòng thành thạo, sử dụng thuần thục các phần mềm liên quan đến việc tiếp nhận và giải quyết các TTHC thông qua Cổng DVCTT, phần mềm báo cáo, lưu trữ văn bản... Việc đội ngũ cán bộ, công chức sử dụng thành thạo CNTT và các phần mềm có liên quan sẽ góp phần rút ngắn thời gian, nâng cao chất lượng công việc, từ đó mang lại hiệu quả cho việc cung cấp DVCTT nói riêng và trong xây dựng CPĐT nói chung.
30
1.3.4. Thói quen, khả năng sẵn sàng của người dân và doanh nghiệp trong việc ứng dụng cơng nghệ thơng tin vào xây dựng Chính phủ điện tử
Quá trình xây dựng CPĐT, cung cấp các DVCTT của cơ quan nhà nước sẽ trở nên vô nghĩa nếu như người dân, doanh nghiệp vẫn giữ thói quen làm việc trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước khi cần giải quyết TTHC. Cho dù các cơ quan nhà nước có xây dựng, cung cấp nhiều DVCTT nhưng người dân và doanh nghiệp khơng quan tâm, ít sử dụng và khai thác thì việc việc xây dựng các Cổng DVCTT được đánh giá là khơng hiệu quả, gây lãng phí và tốn kém cho ngân sách nhà nước.
Như vậy, thói quen của người dân và doanh nghiệp trong việc sử dụng các dịch vụ cơng của cơ quan nhà nước đóng vai trị quan trọng đến việc xây dựng CPĐT. Việc người dân, doanh nghiệp sử dụng các DVCTT ở mức độ cao sẽ góp phần cải thiện chất lượng của việc cung cấp các DVCTT, từ đó tiến tới thay thế cho các dịch vụ truyền thống.
Theo đó, việc ứng dụng CNTT vào các hoạt động, cung cấp dịch vụ công của cơ quan nhà nước đạt được hiệu quả, được sự đón nhận của người dân, doanh nghiệp thì địi hỏi các ứng dụng CNTT trong xây dựng CPĐT phải đảm bảo thân thiện, dễ sử dụng; đồng thời cũng cần phải tính đến khả năng, mức độ sẵn sàng tiếp cận để khai thác và sử dụng của người dân và doanh nghiệp.
1.4. Kinh nghiệm xây dựng Chính phủ điện tử tại một số quốc gia trên thế giới và bài học vận dụng cho Việt Nam trên thế giới và bài học vận dụng cho Việt Nam
1.4.1. Kinh nghiệm xây dựng Chính phủ điện tử tại một số quốc gia trên thế giới trên thế giới
1.4.1.1. Kinh nghiệm xây dựng Chính phủ điện tử của Singapore
Singapore phải đối mặt với thách thức là một trong những quốc gia có mơi trường phát triển nhanh chóng với kết nối kỹ thuật số ngày càng tăng để tạo cơ hội cho việc cung cấp các dịch vụ công một cách tốt hơn và kết nối với
31
người dân với doanh nghiệp. Chính phủ Singapore từ lâu đã khơng cịn dựa vào các giao dịch truyền thống mà thay vào đó là dựa vào các nền tảng trực tuyến và phương tiện truyền thông xã hội để kết nối với cơng dân của mình.
Nhận thức được tầm quan trọng và lợi ích của việc thiết lập cơ sở hạ tầng CNTT và truyền thơng vững chắc, Chính phủ Singapore đã triển khai một số kế hoạch tổng thể từ những năm 1980 nhằm xây dựng một xã hội kết nối toàn diện. Kết quả là, tỷ lệ hộ gia đình có th bao băng thơng rộng đã giảm xuống khoảng 104% vào tháng 12/2012, trong khi tỷ lệ thuê bao điện thoại di động giảm xuống còn khoảng 151,8%. Tỷ lệ sử dụng Internet và máy tính trên cả nước giảm từ 71% đến 72% trong năm 2011. Nghiên cứu cho thấy 96% người từ 15-34 tuổi có truy cập Internet, trong khi khoảng 15% từ 60 tuổi trở lên sử dụng Internet [26]. Dựa trên dữ liệu thu thập từ các cơ quan Chính phủ, khoảng 3% dân số thuộc nhóm người khuyết tật. Người cao tuổi từ 65 tuổi trở lên tăng từ 7,2% lên 9,3% từ năm 2000 đến năm 2011 [26]. Những nhóm người này thường thiếu hiểu biết, khó sử dụng, khó nhận biết vai trị của cơng nghệ thông tin và truyền thông trong cuộc sống hàng ngày của họ. Vì vậy, họ không tương tác thơng qua mơi trường mạng với Chính phủ.
Thơng qua cổng giao diện Cơng dân điện tử của Chính phủ Singapore (www.ecitizen.gov.sg), người dân Singapore có thể truy cập tới 1.600 dịch vụ bao gồm từ kinh doanh, y tế, giáo dục, giải trí đến việc làm và gia đình. Trong đó, 1.300 dịch vụ điện tử đã được giao dịch trực tuyến giữa người dân với Chính phủ. Cổng giao diện Cơng dân điện tử được chia theo từng danh mục dựa trên nhu cầu thực tế cuộc sống của từng cá nhân, trong đó từng bộ và ủy ban luật pháp cung cấp dịch vụ điện tử thông qua cùng một cổng.
Trong Kế hoạch tổng thể về CPĐT từ 2011 đến 2015 (eGov2015), Chính phủ Singapore đã tìm cách đưa cả người dân và các tổ chức khu vực công lại với nhau để cùng hưởng lợi từ những tiến bộ trong công nghệ và các
32
nguyên tắc mới về dữ liệu mở. Đến năm 2014 Thủ tướng Singapore đưa ra sáng kiến xây dựng Quốc gia thông minh. Sau 5 năm triển khai, Chính phủ Singapore đã thay đổi hoàn toàn việc cung cấp dịch vụ cho người dân và doanh nghiệp bằng cách tận dụng phân tích dữ liệu, trí tuệ nhân tạo, Internet vạn vật, hệ thống thông minh... Hiện tại, người dân và doanh nghiệp Singapore thông qua cổng giao diện Công dân điện tử của Chính phủ Singapore (www.ecitizen.gov.sg), người Singapore có thể truy cập tới 1.600 dịch vụ bao gồm từ kinh doanh, y tế, giáo dục, giải trí đến cơng việc và gia đình và hơn 300 dịch vụ di động từ Chính phủ [26]. Cổng giao diện e-Citizen được chia thành các loại dựa trên nhu cầu thực tế của cuộc sống cá nhân, nơi mỗi bộ và ủy ban pháp luật cung cấp các dịch vụ điện tử thông qua cùng một cổng thơng tin. Qua đó, người dân Singapore có thể truy cập một cửa đến các dịch vụ của Chính phủ: Điều này giúp cho họ khơng phải đi qua một rừng các thủ tục hành chính. Một vài dịch vụ điện tử thông dụng nhất thường được cung cấp là: nộp đơn xin mua nhà, tìm kiếm thơng tin về các trường học, tìm kiếm việc làm, phát triển nghề nghiệp và đăng ký bầu cử. Các thành tựu trên của Singapore xuất phát từ các nguyên nhân như:
- Về công nghệ đồng sáng tạo: Kết quả của việc số hóa được người dân Singapore đánh giá cao khi nó cung cấp các dịch vụ trực tuyến được thiết kế tốt. Bên cạnh đó, người dân Singapore ln sẵn sàng sử dụng các công cụ kỹ thuật số mới ngay cả khi nó khiến họ thay đổi thói quen, điều này là do các dịch vụ của Chính phủ kỹ thuật số đã tiết kiệm cả thời gian và tiền bạc cho người dân và các cơ quan Chính phủ, đồng thời đơn giản hóa các bước liên quan đến quy trình. Do đó, sự phát triển của các dịch vụ Chính phủ kỹ thuật số sẽ chuẩn bị một tương lai tươi sáng cho Singapore, đồng thời đơn giản hóa cuộc sống của người dân. Mọi người rõ ràng muốn các dịch vụ dễ sử dụng và có giá trị sử dụng để tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên, vẫn có nhiều ý kiến cho
33
rằng số hóa sẽ khiến việc tiếp cận các dịch vụ của Chính phủ trở nên khó khăn hơn, thậm chí là khơng thể đối với một số nhóm người nhất định (bao gồm cả người cao tuổi, nhân dân và nhân viên Chính phủ). Ngồi ra, cuộc cách mạng kỹ thuật số cũng có thể ảnh hưởng đến khu vực công do một bộ phận lớn người dân tin rằng nó sẽ làm giảm số lượng việc làm trong khu vực cơng.
- Về tính bảo mật và khả năng dễ dàng truy cập: Chính phủ Singapore đã rất quan tâm đến việc bảo mật thông tin và khả năng truy cập một cách dễ dàng. Do đó, đa số người dân Singapore cho rằng việc thơng tin cá nhân sẽ bị truy cập và sử dụng trái phép là rất ít khi xảy ra và họ tin rằng Chính phủ sẽ thực hiện các biện pháp để bảo vệ thông tin cá nhân của họ. Bên cạnh đó, để đảm bảo các DVCTT trở thành lựa chọn đầu tiên hấp dẫn đối với người dân thì Chính phủ Singapore đã ưu tiên việc thiết kế lại các hệ thống với giao diện đẹp và thuận tiện cho người dùng.
Phong trào số hóa của Chính phủ Singapore đang tiến triển với tốc độ khơng ngừng. Chính phủ Singapore đã và đang hỗ trợ mạnh mẽ sự tăng trưởng kỹ thuật số của Singapore hướng tới những cơng dân kỹ thuật số tích cực, những người muốn hợp tác với Chính phủ để mang lại sự thay đổi. Người dân cũng đánh giá cao các nỗ lực của Chính phủ và ngày ngày càng hài lòng với các DVCTT so với các phương thức tham gia truyền thống khác.