CHƯƠNG 1 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ
3.2. Giải pháp bảo đảm hoạt động xây dựng Chính phủ điện tử ở
3.2.5. Nâng cao nhận thức của người dân về mơ hình Chính phủ điện tử
ưu tiên xây dựng Chính quyền điện tử theo hình thức th dịch vụ CNTT, sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước theo quy định hiện hành.
Bên cạnh đó, Chính phủ cũng cần xây dựng kế hoạch Triển khai hợp tác quốc tế, học tập kinh nghiệm về xây dựng CPĐT với các nước xếp hạng cao về CPĐT theo đánh giá của Liên hợp quốc, bảo đảm đúng pháp luật, có trọng tâm, trọng điểm phù hợp với thế mạnh của các đối tác, không phụ thuộc vào một đối tác duy nhất, đặc biệt trong vấn đề an tồn thơng tin, an ninh mạng, bảo đảm không lộ lọt thơng tin, bí mật quốc gia, làm chủ cơng nghệ và mã nguồn hệ thống.
3.2.5. Nâng cao nhận thức của người dân về mơ hình Chính phủ điện tử điện tử
Việc nâng cao nhận thức của người dân, doanh nghiệp về CPĐT là rất cần thiết, là một trong những yếu tố quyết định đến hiệu quả của mơ hình CPĐT.
Trong thời gian tới, cần có kế hoạch triển khai các hoạt động hỗ trợ người dân, doanh nghiệp trong việc tiếp cận, sử dụng DVCTT hiệu quả; phổ cập kỹ năng số, hướng dẫn, hỗ trợ người dân nộp hồ sơ trực tuyến nhằm nâng cao số lượng hồ sơ xử lý trực tuyến đối với mỗi dịch vụ cơng. Chính quyền các địa phương cần chủ động xây dựng các chương trình tập huấn, đào tạo, hỗ trợ việc khai thác sử dụng các hệ thống thông tin, sử dụng DVCTT mức độ 3, 4 cho người dân, doanh nghiệp; giúp người dân và doanh nghiệp nhận thức đúng đắn về ý nghĩa của việc sử dụng DVCTT, từ đó khơng cảm thấy phiền hà, mất thời gian khi sử dụng.
Đồng thời, cũng cần nâng cao hiệu quả công tác truyền thông trong việc nâng cao nhận thức về CPĐT, kinh tế số, hạ tầng số thông qua việc triển
83
khai chương trình truyền thơng để nâng cao nhận thức thay đổi thói quen hành vi, tạo sự đồng thuận của các bên về phát triển CPĐT.
Cần xây dựng các kế hoạch truyền thông, tuyên truyền về cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực CNTT nói chung, trong đó trọng tâm là ứng dụng CNTT để xây dựng CPĐT; về sản phẩm ứng dụng CNTT đã và đang được Bộ, cơ quan, triển khai cho người dân, doanh nghiệp, trong đó, nhấn mạnh những lợi ích mang lại khi người dân, doanh nghiệp sử dụng, khai thác các sản phẩm, dịch vụ CNTT do CQNN cung cấp. Tăng cường phối hợp với các cơ quan thơng tấn, báo chí để chủ động cung cấp thông tin, bài viết tuyên truyền cho người dân, doanh nghiệp [11, tr.65].
Bên cạnh đó, cơ quan nhà nước cần bố trí cán bộ, cơng chức, viên chức hướng dẫn người dân, doanh nghiệp thực hiện TTHC tại cơ quan tiếp nhận, giải quyết TTHC hoặc thông qua cổng DVCTT.