Quan điểm hoàn thiện pháp luật và bảo đảm xây dựng Chính

Một phần của tài liệu Xây dựng chính phủ điện tử ở việt nam hiện nay (Trang 82 - 86)

CHƯƠNG 1 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ

3.1. Quan điểm hoàn thiện pháp luật và bảo đảm xây dựng Chính

phủ điện tử tại Việt Nam

3.1.1. Xây dựng Chính phủ điện tử gắn với ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao minh bạch công khai trong hoạt động bộ máy Nhà nước

Từ những năm 2000, Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm, coi trọng phát triển ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan Nhà nước, xác định đây là động lực góp phần thúc đẩy cơng cuộc đổi mới tạo khả năng đi tắt, đón đầu để thực hiện thắng lợi cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Năm 2014, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 36-NQ/TW về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển CNTT đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế với quan điểm “Ứng dụng, phát triển CNTT trong tất cả các lĩnh vực, song có trọng tâm, trọng điểm. Ưu tiên ứng dụng CNTT trong quản lý hành chính, cung cấp dịch vụ công, trước hết là trong lĩnh vực liên quan tới doanh nghiệp, người dân như giáo dục, y tế, giao thông, nông nghiệp…” [1]. Nghị quyết đã xác định mục tiêu cụ thể đến năm 2020 “triển khai có hiệu quả chương trình CCHC, gắn kết chặt chẽ với việc xây dựng CPĐT và cung cấp DVCTT ở mức độ cao và trong nhiều lĩnh vực” [1].

Ngày 15/6/2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 942/QĐ-TTg phê duyệt chiến lược phát triển CPĐT hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến 2023. Theo đó, quan điểm của chiến lược được nêu cụ thể như sau:

73

số, có mơ hình hoạt động được thiết kế lại và vận hành dựa trên dữ liệu và cơng nghệ số, để có khả năng cung cấp dịch vụ chất lượng hơn, đưa ra quyết định kịp thời hơn, ban hành chính sách tốt hơn, sử dụng nguồn lực tối ưu hơn, kiến tạo phát triển, dẫn dắt chuyển đổi số quốc gia, giải quyết hiệu quả những vấn đề lớn trong phát triển và quản lý kinh tế - xã hội.

- Phát triển Chính phủ số một cách tổng thể, toàn diện, phát huy kết quả đạt được, tập trung nguồn lực, huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị, có giải pháp, cách làm đột phá, mang tính khác biệt, để cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu phát triển CPĐT vào năm 2021 và hình thành Chính phủ số vào năm 2025.

- Định hướng mở để người dân, doanh nghiệp và tổ chức khác tham gia một cách phù hợp vào hoạt động của cơ quan nhà nước, tương tác với cơ quan nhà nước để cùng tăng cường minh bạch, nâng cao chất lượng dịch vụ, cùng giải quyết vấn đề và cùng tạo ra giá trị cho xã hội.

3.1.2. Xây dựng Chính phủ điện tử ở Việt Nam phải gắn liền với cải cách hành chính và đổi mới thể chế cách hành chính và đổi mới thể chế

Xây dựng CPĐT là giải pháp tối ưu và đổi mới về phương thức làm việc của Chính phủ, việc thực hiện xây dựng CPĐT nhằm tạo chuyển biến cơ bản trong quan hệ giữa Chính phủ với các tổ chức và cơng dân.

Trong q trình xây dựng và phát triển đất nước, Đảng ta đã chỉ rõ sự cần thiết phải tiến hành CCHC, coi đây là một giải pháp quan trọng góp phần đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Chúng ta đã tiến hành CCHC từng bước thận trọng và đã thu được nhiều kết quả rất đáng khích lệ. CCHC ở Việt Nam được triển khai trên nhiều mặt cụ thể như sau: Cải cách thể chế; xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức; Cải cách tổ chức bộ máy hành chính; cải cách tài chính cơng và hiện đại hóa nền hành chính.

Việc xây dựng CPĐT khơng những liên quan đến công việc nội bộ của một cơ quan mà cịn liên quan đến các tổ chức và cơng dân trong mối quan hệ

74

với Nhà nước. Năm 2015, lần đầu tiên Chính phủ có Nghị quyết tập trung về CPĐT - Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015. Nội dung yêu cầu của Nghị quyết là:

Nâng cao năng lực hoạt động của bộ máy hành chính Nhà nước; đáp ứng, phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn; thúc đẩy CCHC; tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất kinh doanh; nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế khi nước ta đang hội nhập ngày càng sâu rộng với thế giới [7].

Cùng với yêu cầu phát triển và hội nhập, cải cách TTHC ở nước ta từng bước được định hình về nội dung, phương hướng triển khai với những bước đi, cách làm nhằm bảo đảm Chính phủ phục vụ tốt hơn nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Dựa trên kết quả thực hiện xây dựng CPĐT có thể nhận thấy kết quả bước đầu của hoạt động xây dựng CPĐT đã kết nối 16 bộ, cơ quan với 20 chế độ báo cáo và 88/200 chỉ tiêu kinh tế - xã hội phục vụ chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời việc tiến hành điện tử hóa các báo cáo, quy định từ cấp xã, huyện, tỉnh và bộ, ngành lên Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ kết nối qua Hệ thống CPĐT ước tính tiết kiệm được cho ngân sách nhà nước 460 tỷ đồng/năm; Ước tính tổng chi phí xã hội tiết kiệm được do Cổng Dịch vụ công quốc gia của hệ thống CPĐT là khoảng 6.722 tỷ đồng/năm… Triển khai thực hiện xây dựng CPĐT, các ngành, các cấp chính quyền đã thực sự vào cuộc, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tổ chức, doanh nghiệp và công dân. Để tiếp tục phát huy ưu điểm, lợi ích của việc xây dựng CPĐT đặt ra các yêu cầu sau:

Xuất phát từ yêu cầu tiếp tục thực hiện mục tiêu CCHC nói chung và xây dựng CPĐT nói riêng trong giai đoạn từ 2021-2025.

75

sạch, các cán bộ, cơng chức có đủ năng lực, sử dụng đúng quyền lực và từng bước hiện đại hóa để quản lý có hiệu quả công việc của nhà nước, thúc đẩy xã hội phát triển lành mạnh. Khi tiến hành xây dựng CPĐT phải hướng đến mục tiêu phục vụ nhân dân, vì sự thuận tiện của nhân dân để thực hiện quá trình xây dựng CPĐT. Để tiếp tục thực hiện được mục tiêu cải cách nền hành chính và xây dựng CPĐT nói trên địi hỏi phải tiếp tục cải cách cách thức thực hiện TTHC của Chính phủ và các cơ quan của Chính phủ khi thực hiện quan hệ với cơng dân, tổ chức.

3.1.3. Xây dựng Chính phủ điện tử đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế

Hiện nay, chúng ta đã và đang tiến hành hội nhập quốc tế, đã tham gia vào các quan hệ quốc tế trên các lĩnh vực khác nhau, từ kinh tế, tư pháp, hành chính,... yêu cầu đặt ra cần phải bảo đảm được sự đơn giản thuận tiện trong thực hiện các giao dịch hành chính liên quan đến yếu tố nước ngoài bảo đảm sự phù hợp giữa cơ chế thực hiện TTHC thông qua CPĐT của Việt Nam với các thông lệ quốc tế.

Thứ nhất, xuất phát từ yêu cầu, đòi hỏi của nhân dân đối với việc tiếp

tục nâng cao chất lượng giải quyết TTHC của Chính phủ.

Người dân khi muốn được giải quyết các yêu cầu về công việc của mình thơng qua hệ thống CPĐT, họ ln có nhu cầu được sử dụng hệ thống CPĐT một cách thuận tiện, hiệu quả tốt nhất. Vì vậy, hệ thống CPĐT phải bảo đảm tính cơng khai, minh bạch, đơn giản, thuận tiện khi giải quyết hồ sơ hành chính nhằm đáp ứng yêu cầu của các chủ thể trong quan hệ hành chính. Hơn nữa, trình độ dân trí của nhân dân khơng đồng đều nhau, có vùng trình độ dân trí thấp, có vùng cao hơn,... nên khơng phải lúc nào người dân cũng có điều kiện tìm hiểu, tiếp cận CPĐT. Do đó, người dân cần Chính phủ phải có phương thức tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn người dân tiếp cận CPĐT.

Thứ hai, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với xây dựng

76

làm thay vai trò quản lý nhà nước nhưng giữ định hướng dân chủ tập trung. Do vậy, duy trì sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng trong hoạt động xây dựng CPĐT là hết sức quan trọng và cần thiết. Hoạt động xây dựng CPĐT về cách thức và phương pháp cần có sự đổi mới hơn nữa theo tinh thần: công khai, minh bạch, hiệu quả, đúng luật... nâng cao hiệu quả giải quyết TTHC, qua đó giảm những bức xúc và tăng niềm tin của nhân dân vào Chính phủ và những chính sách của Đảng và Nhà nước.

Chính những lý do trên đặt ra yêu cầu cho Chính phủ cần phải tiếp tục xây dựng, hồn thiện CPĐT để thực hiện thành cơng mục tiêu cải cách nền hành chính nhà nước trong giai đoạn mới.

Một phần của tài liệu Xây dựng chính phủ điện tử ở việt nam hiện nay (Trang 82 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)