CHƯƠNG 1 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ
3.2. Giải pháp bảo đảm hoạt động xây dựng Chính phủ điện tử ở
3.2.3. Đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật, cơ sở dữ liệu của các ngành để
để xây dựng Chính quyền điện tử phù hợp với xu thế phát triển Chính phủ điện tử trên thế giới
Việc xây dựng nền tảng công nghệ phát triển CPĐT cần tập trung vào xây dựng trình Thủ tướng ban hành Khung Kiến trúc CPĐT Việt Nam (phiên bản 2.0) làm cơ sở để các bộ, ngành, địa phương ban hành kiến trúc CPĐT, chính quyền điện tử các bộ, ngành, địa phương; phát triển nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia trên cơ sở Trục liên thông văn bản quốc gia đã được Văn phịng Chính phủ xây dựng và đưa vào vận hành.
Bên cạnh đó, tập trung đẩy mạnh việc hồn thiện xây dựng các cơ sở dữ liệu nền tảng quốc gia, đặc biệt là cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đất đai, bảo hiểm,... Và để bảo đảm hiệu quả sử dụng của các cơ sở dữ liệu quốc gia này cần tiến hành xây dựng nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống thông tin ở Trung ương và địa phương; hệ thống liên thông gửi, nhận văn bản điện tử; hệ thống xác thực định danh điện tử; liên thông giữa các hệ thống chứng thực chữ ký số chuyên dùng của Chính phủ và chữ ký số cơng cộng; Cổng thanh tốn quốc gia… để bảo đảm dữ liệu, thơng tin được thơng suốt giữa các cấp Chính phủ.
79
Việt Nam cần xây dựng hạ tầng CNTT và viễn thông đạt tiêu chuẩn quốc tế. Đồng thời, trong thời gian tới, cần có kế hoạch phát triển hạ tầng viễn thông đồng bộ, triển khai mạng lõi viễn thông cấp vùng, liên vùng và phủ sóng thơng tin di động 5G trên cả nước, kết nối băng thông rộng đến tất cả các doanh nghiệp, hộ gia đình. Phát triển Hạ tầng chính quyền số phục vụ cơ quan nhà nước trên cơ sở kết hợp thế mạnh của mạng Truyền số liệu chuyên dùng, mạng Internet, trung tâm dữ liệu của các tỉnh, thành để phục vụ kết nối liên thông, xuyên suốt 4 cấp chính quyền, sử dụng cơ chế mã hóa và cơng nghệ bảo đảm an toàn, an ninh.
Chuyển đổi số trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, phát triển Chính quyền điện tử, hướng đến Chính quyền số trong đó tập trung phát triển hạ tầng số phục vụ các cơ quan nhà nước một cách tập trung, thông suốt; tạo lập dữ liệu mở dễ dàng truy cập, sử dụng, tăng cường công khai, minh bạch thơng tin của chính quyền cho người dân, doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển các dịch vụ số trong nền kinh tế.
Đồng thời, tiếp tục hoàn thiện hạ tầng dùng chung và đảm bảo an tồn thơng tin phục vụ xây dựng phát triển CPĐT và Đô thị thông minh; triển khai hệ thống hạ tầng mạng công cộng (Wifi công cộng) phục vụ cho người dân, doanh nghiệp kết nối thơng tin trên mơi trường Internet. Tích hợp các dịch vụ phục vụ người dân và doanh nghiệp toàn bộ trong 3 hệ thống thông tin bao gồm: Cổng DVCTT, Cổng thông tin điện tử của các tỉnh, thành phố, Cổng thông tin tương tác.
Nâng cấp, tối ưu hóa hạ tầng CNTT của các sở, ban, ngành, địa phương theo hướng kết hợp giữa mơ hình tập trung và mơ hình phân tán dựa trên cơng nghệ điện tốn đám mây, tối ưu hóa hạ tầng CNTT theo khu vực (thực hiện thuê dịch vụ của các nhà cung cấp hàng đầu tại Việt Nam) nhằm khai thác sử dụng hiệu quả hạ tầng hiện có, đồng thời tăng cường khả năng bảo mật, sao
80
lưu, phòng chống thảm họa, bảo đảm vận hành ổn định, an tồn thơng tin, an ninh mạng của các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu.
Bên cạnh đó, cũng cần quan tâm thực hiện đồng bộ một số giải pháp cụ thể sau:
- Xây dựng Cổng thanh tốn quốc gia tích hợp với Cổng Dịch vụ công quốc gia và các Cổng dịch vụ công của các bộ, ngành, địa phương phục vụ người dân, doanh nghiệp thanh toán điện tử khi sử dụng DVCTT mức độ 4;
- Triển khai giải pháp xác thực điện tử, ký số, xác thực chữ ký số trên các thiết bị di động để thuận tiện cho việc sử dụng của người dân, doanh nghiệp để xác thực điện tử trong quá trình sử dụng các dịch vụ công; xây dựng, cung cấp hạ tầng kỹ thuật đăng nhập một lần, bảo đảm an toàn, đủ năng lực, thuận tiện phục vụ hệ thống CPĐT;
- Tiếp tục xây dựng và hồn thiện Trục liên thơng văn bản quốc gia, kết nối, liên thông các phần mềm quản lý văn bản và điều hành phục vụ gửi, nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước, thực hiện tích hợp với Cổng Dịch vụ cơng quốc gia, hệ thống thông tin báo cáo quốc gia;
- Tiếp tục tăng cường triển khai Cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia, chia sẻ dữ liệu với các hệ thống thông tin của các bộ, ngành, địa phương;
- Nâng cao năng lực, chất lượng dịch vụ và mở rộng kết nối Mạng truyền số liệu chuyên dùng của cơ quan Đảng, Nhà nước đến các hệ thống mạng của các cơ quan Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị-xã hội, các Tập đồn, Tổng cơng ty nhà nước... [36].