Sự hoàn thiện của hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin phục vụ

Một phần của tài liệu Xây dựng chính phủ điện tử ở việt nam hiện nay (Trang 37 - 39)

CHƯƠNG 1 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ

1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng tới hoạt động xây dựng Chính phủ

1.3.2. Sự hoàn thiện của hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin phục vụ

vụ xây dựng Chính phủ điện tử

Cơ sở hạ tầng công nghệ quan trọng nhất của CPĐT chính là cơ sở hạ tầng CNTT. Hạ tầng kỹ thuật CNTT bao gồm tập hợp thiết bị tính toán (máy chủ, máy trạm), thiết bị ngoại vi, thiết bị kết nối mạng, thiết bị phụ trợ, mạng nội bộ, mạng diện rộng.

Cơ sở hạ tầng kỹ thuật bao gồm. Công nghệ viễn thông, công nghệ Internet, công nghệ điện tử, tiêu chuẩn kỹ thuật. Sự ra đời của CPĐT là kết quả tất yếu của sự phát triển của CNTT và Công nghệ viễn thông. Đây là hai yếu tố tiên quyết để phát triển CPĐT. Cơ sở hạ tầng CNTT bao gồm phần cứng, phần mềm và dịch vụ để áp dụng nhằm phát triển CPĐT mục đích mang lại lợi ích về kinh tế. Hạ tầng công nghệ viễn thông yêu cầu chất lượng công nghệ cao, dung lượng lớn, băng thông rộng, kết nối với các mạng viễn thông quốc gia, liên kết trực tiếp với đường truyền quốc tế, cung cấp đa dạng với chất lượng đường truyền, đường truyền chất lượng cao và giá cả hợp lý.

Công nghệ Internet: Internet được coi là rất quan trọng trong chiến lực phát triển Chính phủ điện tử. Hạ tầng công nghệ Internet là một trong những yếu tố cần thiết cho việc ứng dụng và phát triển CPĐT. Hạ tầng công nghệ Internet thúc đẩy quá trình sáng tạo tri thức, tạo cơ hội thành công trong cạnh tranh mang lại nhiều tín hiệu tốt trong quá trình hợp tác, trao đổi.

Việt Nam hiện nay có nhiều thuận lợi trong việc phát triển CPĐT: Các quy định pháp luật của Việt Nam liên quan đến hoạt động Internet và dịch vụ

28

thông qua Internet ngày càng hoàn thiện hơn. Càng ngày càng có nhiều doanh nghiệp được cấp phép và tham gia kinh doanh dịch vụ Internet và cung cấp đường truyền Internet. Đã có rất nhiều thông tin và dịch vụ bằng Tiếng Việt được công bố lên mạng Internet. Nhiều công nghệ mới giúp đường truyền Internet đạt tốc độ cao và cho phép truyền tải các dịch vụ với nội dung vô cùng phong phú và đa dạng. Tuy nhiên chất lượng cung cấp dịch vụ chưa cao, nội dung thông tin chưa thực sự chất lượng, dẫn tới việc quản lý sử dụng Internet còn nhiều bất cập.

Bên cạnh việc xây dựng cơ sở hạ tầng Internet hiện đại, sự phát triển nhanh của Internet đòi hỏi sự phổ cập nhanh chóng của Internet căn bản, cách sử dụng Internet để tìm kiếm, thu thập thông tin, hỗ trợ sử dụng trong học tập, kinh doanh, y tế và khai thác tài nguyên tri thức trên Internet. Với chi phí truy cập Internet thấp so với thế giới nên chất lượng việc truy cập Internet tốc độ cao và Internet di động chưa thực sự tốt, đòi hỏi phải nâng cao tốc độ truy cập trong thời gian tới.

Tiêu chuẩn kỹ thuật: Để phù hợp và hội nhập với thế giới, một mặt phải xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, mặt khác phải công nhận và chấp nhận các tiêu chuẩn khác của thế giới. Việc áp dụng và phát triển CPĐT cần phải tuân thủ các chuẩn trong quy định về thanh toán, vận chuyển, hải quan, tài chính đổi dữ liệu điện tử và các tiêu chuẩn khác trên khu vực toàn cầu.

Công nghệ điện tử: Hạ tầng công nghệ điện tử giúp cho việc chủ động sản xuất các linh kiện, phụ kiện và thiết bị cần thiết cho CNTT, viễn thông, Internet.

Một hạ tầng viễn thông hiện đại, tốc độ truyền dẫn cao và khả năng bao phủ rộng khắp lãnh thổ là cơ sở quan trọng để phát triển mạng máy tính và tạo điều kiện cho các DVCTT phát triển, tạo sự thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp khi sử dụng. Môi trường mạng máy tính thực sự là một công cụ hùng mạnh trong việc xây dựng và phát triển CPĐT. Một hệ thống thông tin tốt,

29

hoạt động hiệu quả phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước cần phải bảo đảm sự đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật và các phần mềm ứng dụng. Hạ tầng kỹ thuật yếu kém, lạc hậu (trang thiết bị cũ, cấu hình thấp…) thì việc ứng dụng CNTT cũng sẽ không đạt được kết quả như mong muốn trong việc xây dựng CPĐT. Cơ sở hạ tầng thông tin trong xây dựng CPĐT phải là một mạng lưới với tốc độ đường truyền cao, kết nối tất cả các cơ quan Chính phủ. Điều này đòi hỏi phải xây dựng một mạng viễn thông đủ mạnh, tốc độ truyền dẫn lớn; đồng thời cũng đòi hỏi mạng internet phát triển mạnh, đặc biệt là internet băng thông rộng, đảm bảo tất cả người dân, doanh nghiệp đều có thể truy cập và sử dụng một cách thuận tiện.

Một phần của tài liệu Xây dựng chính phủ điện tử ở việt nam hiện nay (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)