CHƯƠNG 1 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ
2.1. Thực tiễn xây dựng Chính phủ điện tử ở Việt Nam
2.1.3. Xây dựng các cơ sở dữ liệu quốc gia
Để xây dựng CPĐT thì cần phải có sở dữ liệu quốc gia làm nền tảng, hiện nay Việt Nam đã triển khai hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký kinh doanh, Cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC. Hiện đang triển khai các hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, về Đất đai quốc gia, về Bảo hiểm và cơ sở dữ liệu quốc gia về Tài chính.
Bên cạnh đó các Bộ, ngành và các địa phương đã và đang tăng cường xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên ngành để phục vụ công tác quản lý của mình. Ngày 11/3/2020 Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về Dân cư; Ngày 3/9/2020 phê duyệt dự án sản xuất, cấp và quản lý căn cước công dân. Ngay sau đó Bộ Cơng an đã triển khai rất quyết liệt với các nhiệm vụ cụ thể và phối hợp cùng các cơ quan, doanh nghiệp CNTT có liên quan nghiên cứu giải pháp và bài toán ứng dụng CNTT trong xây dựng, hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu. Hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về Dân cư với thông tin của 92 triệu người dân tương đương 92% dân số đã được làm sạch, chuẩn hóa và sẵn sàng kết nối, chia sẻ với dữ liệu của hệ thống Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công các bộ, tỉnh và sẵn sàng đi vào hoạt động, bảo đảm những tiêu chí: hiện đại, đồng bộ, bảo mật cao, tránh lãng phí. Có thể nói, đây là một nền tảng quan trọng để chúng ta xây dựng CPĐT, hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số.
Việc ứng dụng khoa học, công nghệ trong các mặt của hoạt động quản lý hành chính là tất yếu trước bối cảnh sự phát triển mạnh mẽ của của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Để xây dựng CPĐT hướng tới nền kinh tế số, Chính phủ đã giao Bộ Cơng an chủ trì, phối hợp với Bộ, ban, ngành có liên quan thực hiện việc khẩn trương xây dựng, đưa vào vận hành và khai thác Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, coi đây là cốt lõi để xây dựng và kết nối hệ thống các cơ sở dữ liệu với nhau. Cơ sở dữ liệu quốc gia về Dân cư là tập hợp thông tin cơ bản về cơng dân được chuẩn hố, số hoá, phục vụ quản lý nhà
51
nước và giao dịch của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Việc xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có vị trí, vai trị hết sức quan trọng trong công tác quản lý nhà nước và phục vụ Nhân dân.Thông qua việc tổ chức thu thập, cập nhật các thông tin cơ bản của công dân sẽ tạo lập nên một hệ cơ sở dữ liệu về dân cư tập trung, thống nhất trên toàn quốc để dùng chung cho các bộ, ngành và chính quyền các cấp nhằm cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin về dân cư phục vụ công tác quản lý nhà nước, hoạch định các chính sách phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an sinh xã hội.
Hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về Dân cư cũng chính là căn cứ quan trọng để cơ quan quản lý nhà nước nghiên cứu, đề xuất các lộ trình nhằm đơn giản hóa các TTHC, giảm bớt các loại giấy tờ của công dân. Nếu trước đây một công dân phải quản lý khoản 22 loại giấy tờ thì hiện nay với hệ thống trên, người dân chỉ cần tự quản lý duy nhất mã số định danh cá nhân. Việc tra cứu thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư khi giải quyết các TTHC sẽ thay thế cho việc phải xuất trình hoặc nộp bản sao chứng thực các giấy tờ công dân, giúp rút ngắn thời gian xử lý, giảm chi phí và thời gian đi lại của Nhân dân, nâng cao chất lượng phục vụ Nhân dân. Thông tin về dân cư được thu thập, cập nhật thường xuyên sẽ góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý dân cư, quản lý chắc biến động dân cư, quản lý các loại đối tượng, hỗ trợ công tác tra cứu, xác minh về nhân thân của cơng dân, góp phần đảm bảo an ninh trật tự, đấu tranh phòng chống tội phạm.Cơ sở dữ liệu dân cư được xây dựng với mục tiêu kết nối, chia sẻ thông tin về dân cư với các cơ sở dữ liệu chuyên ngành của các ngành, lĩnh vực trên toàn quốc, làm tăng khả năng khai thác, cập nhật thông tin về dân cư, hạn chế tối đa sự trùng lặp thơng tin, giảm chi phí ngân sách nhà nước trong xây dựng cơ sở hạ tầng CNTT của các cơ sở dữ liệu chuyên ngành. Đồng thời Cơ sở dữ liệu về dân cư ra đời cũng sẽ góp phần làm giảm khối lượng hồ sơ giấy tờ đang được lưu trữ quản lý tại cơ quan hành chính.
52
Hệ thống thư điện tử cơng vụ đã cấp phát cho 100% cán bộ, công chức của các đơn vị ứng dụng hệ thống thư điện tử công vụ để trao đổi thông tin, gửi, nhận văn bản điện tử của cán bộ, công chức trong khối các cơ quan nhà nước được phát huy.
Hệ thống Quản lý nhân sự đã được triển khai hầu hết các Bộ, ban, ngành, địa phương và các đơn vị trực thuộc. Tính đến năm 2020, cơ bản tất cả các đơn vị đã tiến hành cập nhật và quản lý dữ liệu đội ngũ cán bộ, công chức trên hệ thống nhằm phục vụ công tác tra cứu và quản lý thông tin. Bên cạnh đó, hệ thống phần mềm Quản lý cơng tác thanh tra cũng đang được triển khai cho các Bộ, ban, ngành và bước đầu cấu hình, khai báo phục vụ việc nhập và quản lý dữ liệu. Chính phủ cũng đang thúc đẩy việc hoàn thiện hệ thống phần mềm Thông tin kinh tế xã hội và Báo cáo trực tuyến. Hệ thống này đang được tích cực triển khai và hứa hẹn sẽ tạo ra một hệ thống báo cáo có sự đồng bộ, linh hoạt và thơng suốt từ trung ương đến các Bộ, ban, ngành, địa phương và đơn vị trực thuộc, các doanh nghiệp.
Ngoài ra, các hệ thống CNTT phục vụ các hoạt động chỉ đạo, điều hành khác như: Hệ thống quản lý học sinh, hệ thống quản lý thiết bị, hệ thống quản lý thư viện điện tử, hệ thống quản lý bài giảng Elearning, hệ thống quản lý văn bằng, chứng chỉ, hệ thống hỗ trợ tuyển sinh đầu cấp,… của ngành Giáo dục và Đào tạo cũng đang được triển khai và bước đầu có những hiệu quả. Trong lĩnh vực Y tế, Bộ Y tế đang triển khai hệ thống phần mềm quản lý bệnh viện, phần mềm quản lý y tế cơ sở và phần mềm quản lý bảo hiểm. Trong lĩnh vực Tài ngun và Mơi trường, Chính phủ đang thực hiện xây dựng, hồn thiện Hệ thơng tin địa lý GIS, hệ thống giám sát và quan trắc môi trường tự động tại các điểm xung yếu (bãi biển, cửa biển, hồ, sông…). Ở lĩnh vực Giao thông Vận tải đang triển khai hệ thống phần mềm quản lý cấp giấy phép lái xe, quản lý cầu đường và quản lý tàu thuyền trên sông,… Hệ thống quản lý các dự án đầu tư công, hệ thống quản lý ngân sách, hệ thống quản lý tài sản
53
công,… đang được triển khai trong lĩnh vực ngành Tài chính, ngành Kế hoạch và Đầu tư. Hệ thống phần mềm quản lý hộ tịch trong lĩnh vực Tư pháp cơ bản đã hoàn thiện. Ngoài ra, trong các lĩnh vực Lao động, thương binh và xã hội - Hệ thống quản lý đối tượng người có cơng và chế độ chính sách và Hệ thống kê khai Thuế qua mạng, kê khai Bảo hiểm xã hội qua mạng, Hải Quan điện tử, quản lý Hóa đơn điện tử,… đã và đang được các đơn vị, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ triển khai một cách sâu rộng.