CHƯƠNG 1 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ
1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng tới hoạt động xây dựng Chính phủ
1.3.3. Trình độ tin học của cán bộ, công chức trong cơ quan nhà nước
Trình độ tin học của đội ngũ cán bộ, cơng chức của các cơ quan nhà nước ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình thao tác, giải quyết TTHC trên phần mềm, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng việc xây dựng CPĐT. Vì vậy, để xây dựng CPĐT bắt buộc phải có đội ngũ cán bộ, cơng chức, viên chức và người lao động trong bộ hành chính máy nhà nước khơng chỉ giỏi chun mơn mà phải có kiến thức về CNTT và thành thạo về tin học. Song song đó phải có đội ngũ cán bộ CNTT giỏi để đáp ứng kịp thời những yêu cầu đặt ra khi khoa học - công nghệ đổi mới từng ngày.
Đối với đội ngũ cán bộ, công chức trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ địi hỏi phải có kỹ năng về tin học văn phòng thành thạo, sử dụng thuần thục các phần mềm liên quan đến việc tiếp nhận và giải quyết các TTHC thông qua Cổng DVCTT, phần mềm báo cáo, lưu trữ văn bản... Việc đội ngũ cán bộ, công chức sử dụng thành thạo CNTT và các phần mềm có liên quan sẽ góp phần rút ngắn thời gian, nâng cao chất lượng cơng việc, từ đó mang lại hiệu quả cho việc cung cấp DVCTT nói riêng và trong xây dựng CPĐT nói chung.
30
1.3.4. Thói quen, khả năng sẵn sàng của người dân và doanh nghiệp trong việc ứng dụng cơng nghệ thơng tin vào xây dựng Chính phủ điện tử
Quá trình xây dựng CPĐT, cung cấp các DVCTT của cơ quan nhà nước sẽ trở nên vô nghĩa nếu như người dân, doanh nghiệp vẫn giữ thói quen làm việc trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước khi cần giải quyết TTHC. Cho dù các cơ quan nhà nước có xây dựng, cung cấp nhiều DVCTT nhưng người dân và doanh nghiệp khơng quan tâm, ít sử dụng và khai thác thì việc việc xây dựng các Cổng DVCTT được đánh giá là khơng hiệu quả, gây lãng phí và tốn kém cho ngân sách nhà nước.
Như vậy, thói quen của người dân và doanh nghiệp trong việc sử dụng các dịch vụ cơng của cơ quan nhà nước đóng vai trị quan trọng đến việc xây dựng CPĐT. Việc người dân, doanh nghiệp sử dụng các DVCTT ở mức độ cao sẽ góp phần cải thiện chất lượng của việc cung cấp các DVCTT, từ đó tiến tới thay thế cho các dịch vụ truyền thống.
Theo đó, việc ứng dụng CNTT vào các hoạt động, cung cấp dịch vụ công của cơ quan nhà nước đạt được hiệu quả, được sự đón nhận của người dân, doanh nghiệp thì địi hỏi các ứng dụng CNTT trong xây dựng CPĐT phải đảm bảo thân thiện, dễ sử dụng; đồng thời cũng cần phải tính đến khả năng, mức độ sẵn sàng tiếp cận để khai thác và sử dụng của người dân và doanh nghiệp.