CHƯƠNG 1 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ
2.2. Đánh giá thực trạng xây dựng Chính phủ điện tử ở Việt Nam
2.2.3. Nguyên nhân của hạn chế
Một là, khung pháp lý về xây dựng CPĐT chưa đồng bộ. Còn thiếu các
quy định cụ thể về nhận dạng và xác thực cá nhân, tổ chức trong giao dịch điện tử. Bên cạnh đó các quy trình nghiệp vụ hành chính cịn phức tạp, chưa được tối ưu hóa và chuẩn hóa; tình trạng thơng tin, dữ liệu cịn phổ biến dẫn đến trùng lặp, khơng thống nhất; Cán bộ, công chức một số nơi vẫn có thói quen làm việc dựa trên giấy, ngại dùng cơng nghệ do sợ mất quyền kiểm sốt, mất vai trị và khi cơng khai, minh bạch sẽ bị giám sát; giữa ứng dụng CNTT với CCHC, cải cách TTHC, đổi mới lề lối, phương pháp làm việc còn thiếu sự gắn kết chặt chẽ; chưa chú trọng công tác truyền thông và huy động tối đa các nguồn lực xã hội trong hiện đại hóa, xây dựng và phát triển CPĐT...
Hai là, nhận thức của một bộ phận cán bộ, cơng chức về CPĐT cịn hạn
chế. Nhiều người chưa nhận thức rõ tầm quan trọng của việc triển khai CPĐT trong công cuộc cải cách nền hành chính. Khơng ít cán bộ, cơng chức nghĩ rằng, xây dựng văn phòng điện tử làm rắc rối thêm cơng việc, tốn thêm thời gian, bị bó buộc thời giờ; khơng muốn cơng khai thơng tin lên mạng vì sợ nhiều người biết và giám sát. Do đó, họ khơng quan tâm hoặc không cho đưa thông tin lên website cơ quan; sợ phải học thêm về kiến thức CNTT... Một số cơ quan, người đứng đầu chưa trực tiếp chỉ đạo, điều hành hoạt động ứng dụng CNTT, xây dựng CPĐT hoặc công tác chỉ đạo thiếu quyết liệt, chưa gương mẫu.
Ba là, Việt Nam là một nước đang trên đà phát triển, kinh tế chưa thực sự
vững mạnh, nguồn kinh phí phục vụ cho cơng tác xây dựng CPĐT cịn nghèo nàn làm hạn chế chất lượng xây dựng mô hình Chính phủ này trong thực tế.
Bốn là, nước ta đang rất thiếu nguồn lực về CNTT và viễn thông. Đội
70
dụng CNTT và chỉ một số cơ quan có cán bộ chuyên trách về lĩnh vực này. Trình độ của đội ngũ nhân lực làm cơng tác lãnh đạo, đội ngũ cán bộ thơng tin cịn hạn chế, chưa có hiểu biết sâu rộng và tồn diện gây khó khăn trong triển khai và hồn thiện mơ hình CPĐT. Chương trình đào tạo lạc hậu, khơng theo kịp với thực tiễn phát triển khoa học và công nghệ, lý thuyết không gắn với thực hành, dẫn đến chất lượng nhân lực tốt nghiệp các ngành CNTT, viễn thông chưa đáp ứng yêu cầu của thực tiễn công việc; Đội ngũ cán bộ làm công tác giảng dạy các ngành CNTT và viễn thơng cịn hạn chế.
Năm là, công tác tuyên truyền, vận động doanh nghiệp và người dân
tham gia xây dựng chính quyền điện tử cũng cịn nhiều hạn chế. Các doanh nghiệp còn thiếu phương tiện, kỹ năng và thói quen, niềm tin đối với việc sử dụng các DVCTT mức độ 3 và 4; cũng chưa tin tưởng vào các dịch vụ bưu chính cơng ích trong việc gửi hồ sơ và nhận kết quả qua bưu điện.
Sáu là, chưa có nền tảng thanh tốn điện tử cho dịch vụ công. Các cơ sở dữ liệu quốc gia, hệ thống thông tin cốt lõi tạo nền tảng ứng dụng CNTT, phát triển CPĐT chậm được triển khai; các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu đã được triển khai thiếu sự kết nối, chia sẻ. DVCTT tuy có tăng về số dịch vụ nhưng DVCTT mức độ 3, 4 còn rất thấp.
71
Kết luận chƣơng 2
Chương 2 của Luận văn đã tập trung giải quyết vấn đề cốt lõi quan trọng cơ bản của luận văn với nhiệm vụ và mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, đó là thực trạng xây dựng Chính phủ điện tử ở Việt Nam. Luận văn tập trung phân tích, đánh giá được những kết quả đạt được và những hạn chế, vướng mắc và nguyên nhân của những hạn chế, vướng mắc trong xây dựng Chính phủ điện tử ở Việt Nam. Luận văn đã chỉ ra được nguyên nhân của những hạn chế, vướng mắc trong xây dựng Chính phủ điện tử ở Việt Nam.
Việc phân tích, đánh giá thực trạng nêu trên là cơ sở để nêu ra các quan điểm có tính chất định hướng và các nhóm giải pháp nhằm tăng cường hoạt động xây dựng Chính phủ điện tử ở Việt Nam tại chương tiếp theo.
72
Chƣơng 3
QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ BẢO ĐẢM HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ
Ở VIỆT NAM