CHƯƠNG 1 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ
2.2. Đánh giá thực trạng xây dựng Chính phủ điện tử ở Việt Nam
2.2.1. Kết quả đạt được trong xây dựng Chính phủ điện tử ở Việt Nam
Xây dựng CPĐT ở nước ta trong thời gian qua đã đạt được thành tựu nhiều mặt tiêu biểu như:
Thứ nhất, về Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan hành chính nhà nước
có thẩm quyền đã xây dựng, ban hành một số văn bản pháp luật, tạo cơ sở hành lang pháp lý quan trọng cho việc thúc đẩy triển khai CPĐT như: Luật Giao dịch điện tử năm 2005; Luật CNTT năm 2006; Luật An ninh mạng năm 2018...
Để đánh giá kết quả của việc ban hành quy định pháp luật về xây dựng CPĐT giai đoạn 2018 - 2020 tác giả đã tiến hành khảo sát 150 người, trong đó: 50 người là cán bộ, cơng chức trong các cơ quan hành chính các cấp, 50 người là đại diện các doanh nghiệp và 50 người dân. Kết quả khảo sát thu được như sau:
61
Bảng 2.10. Bảng khảo sát mức độ hoàn thiện của các quy định pháp luật về Chính phủ điện tử giai đoạn 2018 - 2020
ĐVT: Số lượng: Người; Tỷ lệ: %
TT Mức độ đánh giá
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 1 Yếu 38 25.3 29 19.3 25 16.7 2 Trung bình 43 28.7 36 24.0 29 19.3 3 Tốt 52 34.7 64 42.7 71 47.3 4 Rất tốt 17 11.3 21 14.0 25 16.7 Tổng 150 100.0 150 100.0 150 100.0
(Nguồn: Báo cáo Khảo sát về việc mức độ hoàn thiện của các quy định pháp luật về Chính phủ điện tử giai đoạn 2018 – 2020)
Qua bảng số liệu 2.10 khảo sát mức độ hoàn thiện của các quy định pháp luật về CPĐT giai đoạn 2018 - 2020 cho thấy: Sự hoàn thiện của các quy định pháp luật về CPĐT ở mức rất tốt tăng đều qua các năm nếu năm 2018 chỉ đạt 11,3% thì đến năm 2020 đã tăng lên 16,7%, tăng 5,4%; Đánh giá sự hoàn thiện của các quy định pháp luật về CPĐT ở mức tốt cũng có sự chuyển biến theo hướng tăng dần nếu 2018 chỉ chiếm 34,7% thì đến năm 2020 đã tăng lên 71%, tăng 36,3%; Đánh giá sự hoàn thiện của các quy định pháp luật về CPĐT ở mức trung bình và yếu đã giảm dần qua các năm, nếu năm 2018 tỷ lệ đánh giá sự hoàn thiện của các quy định pháp luật về CPĐT ở mức yếu là 25,3% thì đến năm 2020 đã giảm cịn 16,7%, giảm 8,6%.
Thứ hai, về nâng vị trí của Việt Nam về CPĐT theo xếp hạng của Liên
hợp quốc. Chỉ số phát triển CPĐT của Liên hợp quốc được đánh giá dựa trên 3 tiêu chí: DVCTT; hạ tầng viễn thơng và nguồn nhân lực. Ngày 10/7/2020, Liên hợp quốc đã công bố Báo cáo khảo sát CPĐT (E-Government Development Index - EGDI) năm 2020, theo bảng xếp hạng Chỉ số phát triển CPĐT - EGDI
62
của Liên hợp quốc năm 2020 nước xếp thứ 86/193 quốc gia, vùng lãnh thổ tăng 02 bậc so với năm 2018 (năm 2018 xếp thứ 88/193), duy trì được việc tăng hạng liên tục trong giai đoạn 2010 - 2020 từ vị trí 90 tăng lên vị trí 86.
Bảng 2.11. Bảng thống kê kết quả đánh giá chỉ số phát triển Chính phủ điện tử của Liên Hợp Quốc đối với Việt Nam giai đoạn 2014 - 2020
Năm 2014 2016 2018 2020
Số điểm 0,47 0,51 0,59 0.6667
(Nguồn: Báo cáo khảo sát Chính phủ điện tử năm 2020 của Liên Hợp Quốc)
Biểu đồ 2.2. Chỉ số phát triển Chính phủ điện tử của Việt Nam năm 2020
(Nguồn: Báo cáo khảo sát Chính phủ điện tử năm 2020 của Liên Hợp Quốc [2])
Qua Bảng 2.11 và Biểu đồ 2.2 về thống kê kết quả đánh giá chỉ số phát triển CPĐT của Liên Hợp Quốc đối với Việt Nam giai đoạn 2014 - 2020, qua 4 kỳ đánh giá vào năm 2014, 2016, 2018 và năm 2020 thì Chỉ số phát triển CPĐT của Việt Nam đã liên tục tăng, từ mức 0,47 năm 2014 lên mức 0,51 vào năm 2016, đạt trên 0,59 vào năm 2018 và năm 2020 là 0,67% đưa Việt Nam tăng hạng 99 (năm 2014) lên 89 (2016) và năm 2020 đạt 0.7 điểm, được xếp vào nhóm các nước phát triển CPĐT có EGDI ở mức cao và cao hơn so với Chỉ số EGDI trung bình của thế giới (0.5988), của khu vực châu Á (0.6373), cũng như của khu vực Đông Nam Á (0.6321).
63
Về các chỉ số thành phần, cũng như các năm trước, Chỉ số EGDI được tổng hợp từ 3 chỉ số: Chỉ số hạ tầng viễn thông (TII); Chỉ số nguồn nhân lực (HCI); Chỉ số DVCTT (OSI). Vị trí xếp hạng về các chỉ số thành phần của Việt Nam năm 2020 có sự thay đổi tương đối lớn. Chỉ số hạ tầng viễn thông tăng mạnh, xếp thứ 69, tăng 31 bậc so với năm 2018; chỉ số nguồn nhân lực xếp thứ 117, tăng 3 bậc so với năm 2018; chỉ số dịch vụ trực tuyến xếp thứ 81, bị giảm 22 bậc so với năm 2018 (xếp thứ 59).
Thứ ba, về việc xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia. Một số cơ sở dữ liệu
mang tính chất nền tảng thông tin trong xây dựng CPĐT như: Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm; Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; Cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia; Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp… đang được xây dựng và đã đưa các thành phần vào hoạt động. Các cơ quan nhà nước đã cung cấp một số DVCTT thiết yếu cho doanh nghiệp và người dân như: đăng ký doanh nghiệp, khai thuế, nộp thuế, hải quan điện tử, bảo hiểm xã hội... Một số bộ, ngành đã xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng. Tại một số địa phương, hệ thống thông tin một cửa điện tử được đưa vào vận hành đã từng bước nâng cao tính minh bạch và trách nhiệm giải trình của cán bộ cơng chức. Hệ thống các cổng thông tin điện tử được triển khai hiệu quả và đồng bộ. Hiện nay tất cả các Bộ, ngành và địa phương đã thiết lập trang thông tin điện tử nhằm đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời cho người dân và doanh nghiệp. Hệ thống thư điện tử công vụ đã cấp phát cho 100% cho đội ngũ cán bộ, công chức.
Thứ tư, trong giai đoạn 2016 - 2020 Việt Nam đã có sự thay đổi lớn
trong việc cung cấp các DVCTT, đặc biệt là các DVCTT mức độ cao (mức độ 3 và mức độ 4) với số lượng tăng vượt bậc so với các năm trước. Đây là kết quả quan trọng mà nước ta đạt được nhờ ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước, cung cấp DVCTT mức độ cao trên diện rộng phục vụ người dân và doanh nghiệp, đặc biệt là nỗ lực tích hợp các DVCTT mức độ 3
64
và mức độ 4 vào Cổng Dịch vụ công quốc gia. Hiện nay, DVCTT được cung cấp đến người dân, mọi lúc, mọi nơi, góp phần tiết kiệm thời gian, chi phí, làm cho hoạt động của các cơ quan nhà nước được minh bạch, hiệu quả, góp phần phịng chống tham nhũng, CCHC tồn diện.
Thứ năm, ứng dụng CNTT, xây dựng CPĐT ở nước ta được xác định
là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, cấp bách để đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành CCHC, phục vụ người dân và doanh nghiệp, hướng tới việc xây dựng một nền hành chính hiện đại, cơng khai, minh bạch.
Với sự quan tâm, lãnh đạo sâu sát của Quốc Hội, Chính phủ, người đứng đầu các cấp, các ngành, các địa phương trong tỉnh đã rất quyết liệt, sâu sát trong công tác chỉ đạo, điều hành hoạt động ứng dụng CNTT, xây dựng CPĐT. Đến nay, 100% cán bộ, công chức của các bộ, ngành, cấp tỉnh, cấp huyện được trang bị máy tính, cấp xã đạt 71%. Hệ thống mạng truyền số liệu chuyên dùng đã kết nối đến các đơn vị cấp xã. Với sự quyết tâm của các cấp lãnh đạo, hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến từ cấp trung ương đến đến địa phương được hoàn thiện, vận hành ổn định, đảm bảo chất lượng đường truyền, hình ảnh và âm thanh, góp phần tăng năng suất, hiệu quả làm việc, nhất là trong bối cảnh tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp như hiện nay. Hệ thống một cửa điện tử và Cổng Dịch vụ công đã được triển khai đồng bộ, thống nhất.
Thứ sáu, về nguồn nhân lực CNTT trong xây dựng CPĐT. Ngoài việc
chú trọng xây dựng DVCTT và cơ sở hạ tầng viễn thơng thì Việt Nam cũng ln chú trọng đến việc gia tăng chỉ số nguồn nhân lực (HCI).
Thứ bảy, về các nguồn lực góp phần xây dựng CPĐT. Việc đầu tư hợp
lý cho ứng dụng CNTT thể hiện ở khía cạnh nhà nước cịn nhiều khó khăn trong thu ngân sách, nhưng xác định đúng thứ tự ưu tiên trong chi tiêu ngân
65
sách, việc gì cần chi thì phải chi, đầu tư có trọng tâm trọng điểm, phát huy hiệu quả trong sử dụng ngân sách. Chính phủ xác định rõ quan điểm: Xây dựng CPĐT là việc làm cấp bách, mới và khó, cần huy động tập trung phù hợp các nguồn lực (nguồn vốn, nhân lực, công nghệ…) nên những năm gần đây Chính phủ chủ trương tăng mức đầu tư cho hoạt động ứng dụng CNTT, xây dựng CPĐT. Với sự quan tâm đầu tư thỏa đáng, yêu cầu sử dụng ngân sách hiệu quả, Chính phủ đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận trong lĩnh vực này.