CHƯƠNG 1 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ
3.2. Giải pháp bảo đảm hoạt động xây dựng Chính phủ điện tử ở
3.2.7. Nâng cao giám sát an toàn thông tin mạng quốc gia, an toàn mạng
mạng cơ sở của các bộ, ngành, địa phương
Các Bộ, Sở, ngành, chính quyền địa phương cần nghiêm túc tổ chức triển khai Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 25/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc nâng cao năng lực phòng, chống phần mềm độc hại; Chỉ thị số 14/CT- TTg ngày 07/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường bảo đảm an toàn, an ninh mạng nhằm cải thiện chỉ số xếp hạng của Việt Nam. Phối hợp triển khai Quyết định số 1017/QĐ-TTg ngày 14/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án giám sát an toàn thông tin mạng đối với hệ thống, dịch vụ CNTT phục vụ CPĐT đến năm 2020, định hướng đến năm 2025.
Cần tập trung và chủ động triển khai các giải pháp nền tảng bảo đảm an toàn, an ninh thông tin đồng bộ, hiện đại; bảo đảm an toàn cho các hệ thống thông tin, máy tính của các cơ quan Đảng và Nhà nước.
- Thường xuyên rà soát, cập nhật, phê duyệt cấp độ an toàn hệ thống thông tin và triển khai phương án bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ;
- Rà soát hiện trạng, tăng cường đầu tư trang thiết bị và thuê dịch vụ chuyên nghiệp nhằm nâng cao năng lực bảo đảm an toàn thông tin, phòng chống mã độc theo mô hình tập trung, ưu tiên cho các hệ thống cung cấp thông tin và DVCTT phục vụ người dân và doanh nghiệp và hệ thống trung tâm dữ liệu;
- Định kỳ, đột xuất thực hiện kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin theo quy định của pháp luật;
85
hoạt động liên tục của cơ quan, tổ chức; sẵn sàng khôi phục hoạt động bình thường của hệ thống sau khi gặp sự cố mất an toàn thông tin mạng;
- Định kỳ hằng năm tổ chức đào tạo hoặc cử nhân sự chuyên trách/phụ trách về an toàn thông tin/ CNTT tham gia các khóa đào tạo về quản lý, kỹ thuật về an toàn thông tin;
- Kiện toàn, nâng cao năng lực và duy trì hoạt động thường xuyên của Đội ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng; tham gia tích cực vào các hoạt động của Mạng lưới ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng quốc gia; tăng cường chia sẻ, cung cấp thông tin về sự cố an toàn mạng.
86
Kết luận chƣơng 3
Trên cơ sở Chương 2 của Luận văn đã đánh giá thực trạng, những khó khăn, hạn chế trong việc xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử tại Việt Nam, tại Chương 3 của Luận văn, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả xây dựng Chính phủ điện tử ở Việt Nam trong thời gian tới. Các giải pháp được đề xuất tại Chương này chủ yếu nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế và góp phần tiếp tục phát huy những thành tựu, kết quả đã đạt được để từ đó thúc đẩy nhanh quá trình xây dựng Chính phủ điện tử tại Việt Nam trong thời gian tới.
Các giải pháp được tác giả đề xuất trong Chương 3 của Luận văn bao gồm: - Hoàn thiện khung pháp lý đồng bộ về xây dựng Chính phủ điện tử; - Xây dựng nền tảng công nghệ phát triển Chính phủ điện tử phù hợp với xu thế phát triển Chính phủ điện tử trên thế giới;
- Bảo đảm các nguồn lực triển khai xây dựng Chính phủ điện tử; - Nâng cao nhận thức của người dân về mô hình Chính phủ điện tử; - Đẩy mạnh áp dụng công nghệ thông tin trong mô hình Chính phủ điện tử; - Nâng cao giám sát an toàn thông tin mạng quốc gia, an toàn mạng cơ sở của các bộ, ngành, địa phương.
87