CHƯƠNG 1 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ
1.4. Kinh nghiệm xây dựng Chính phủ điện tử tại một số quốc gia
1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong xây dựng Chính phủ
tập trung thảo luận về cách thức đảm bảo CPĐT và các giao dịch thương mại điện tử được thực hiện một cách an toàn, hợp pháp và được thảo luận về cách các dịch vụ có thể hoạt động trên các phương tiện khác nhau. Năm 1997, Đức là quốc gia đầu tiên trên thế giới đưa chữ ký điện tử vào văn bản pháp luật và năm 2001, luật này được đưa vào chỉ thị của Châu Âu, tạo cơ sở cho việc sử dụng chữ ký điện tử thông qua thẻ chip.
Năm 2013, Luật CPĐT của Liên bang có hiệu lực. Ngồi các quy định pháp luật của Đức về CPĐT, cịn có nhiều quy định của Liên minh châu Âu áp dụng cho các cơ quan quản lý và người dân, ví dụ như Nghị định eIADS (Nghị định EU số 910/2014 về nhận dạng điện tử và “dịch vụ tin tưởng” đối với các giao dịch điện tử trong thị trường nội khối).
Hiện nay, việc truy nhập lấy thông tin của cơ quan hành chính cũng như của các bộ là việc đương nhiên đối với người dân ở Đức. Ở tất cả các bang, thông tin được cung cấp thông qua các Cổng thơng tin điện tử. Ngồi việc truy cập thông tin, người dân và doanh nghiệp còn nộp đơn điện tử đến các cơ quan quản lý nhà nước và nhận được các quyết định về đơn, cũng dưới dạng điện tử…
1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong xây dựng Chính phủ điện tử điện tử
Trên cơ sở những nghiên cứu về kinh nghiệm xây dựng CPĐT ở một số quốc gia trên thế giới, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau:
Thứ nhất, trong việc xây dựng chính sách, pháp luật cho CPĐT:
Việc xây dựng thể chế, môi trường pháp lý cần đi trước để tạo hành lang pháp lý đầy đủ, toàn diện cho việc triển khai các hoạt động xây dựng
38
CPĐT, tiến tới cải cách nền hành chính quốc gia. Cần nghiên cứu, xây dựng một cách thống nhất, toàn diện các thể chế, chính sách đối với tất cả các hoạt động liên quan trong quá trình xây dựng CPĐT, từ đó tạo hành lang pháp lý tồn diện, đảm bảo hiệu quả trên thực tế của hoạt động xây dựng CPĐT.
Thứ hai, qua kinh nghiệm của các nước, để hoạt động xây dựng CPĐT
đạt được hiệu quả như mong muốn thì trước hết cần phải tiến hành tái cấu trúc quy trình nghiệp vụ, trong đó chú trọng tới việc ứng dụng CNTT vào hoạt động của cơ quan nhà nước. Kinh nghiệm này đã được ứng dụng trong quá trình xây dựng Cổng dịch vụ công quốc gia, Hệ thống e-Cabinet và đã nhận được kết quả tích cực. Các dịch vụ công được đưa lên Cổng dịch vụ công quốc gia phải đáp ứng yêu cầu về tái cấu trúc quy trình, thuận tiện cho người dân, doanh nghiệp.
Thứ ba, trong việc triển khai các hoạt động xây dựng CPĐT, cần lấy
người dùng làm trung tâm, từ đó đề ra phương hướng, các nhiệm vụ xây dựng và phát triển CPĐT. Đây là quan điểm xuyên suốt trong tất cả các nhiệm vụ từ xây dựng CPĐT đến CCHC. Việc lấy người dùng làm trung tâm sẽ nâng cao chất lượng phục vụ, tạo sự đồng thuận cao trong quá trình triển khai. Cổng dịch vụ công quốc gia khi được xây dựng và đưa vào triển khai cung cấp dịch vụ công cũng phải ln đề cao tính thân thiện, tiện dụng với người dùng và lựa chọn các dịch vụ công thiết yếu, phù hợp để ưu tiên tích hợp trước.
Thứ tư, việc xây dựng CPĐT cần phải có sự cuộc tích cực của bộ, sở,
ngành, chính quyền các địa phương và phải huy động được sự tham gia của cả xã hội, trên cơ sở vận dụng có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế. Cải cách TTHC, xây dựng CPĐT là nhiệm vụ lớn, cần sự vào cuộc của cả xã hội, khơng chỉ từ phía cơ quan nhà nước.
Theo đó, cũng cần quan tâm thực hiện tốt công tác tuyên truyền, đào tạo nhằm nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ, công chức trong cơ quan nhà
39
nước cũng như người dân, doanh nghiệp trong việc ứng dụng CNTT vào hoạt động hàng ngày của cơ quan nhà nước. Việc truyền thông cho đối tượng là người dân, doanh nghiệp thực hiện sẽ tạo sự ủng hộ, khuyến khích việc tham gia thực hiện, góp ý, phản biện để cải thiện chất lượng dịch vụ; cịn truyền thơng, đào tạo cho cán bộ, công chức sẽ giúp nâng cao nhận thức, trách nhiệm, tạo sự ủng hộ, tham gia quản lý, vận hành đảm bảo thông suốt, hiệu quả.
Thứ năm, hoạt động xây dựng CPĐT phải được tiến hành theo phương
pháp khoa học, chú trọng đến tính khả thi của việc triển khai. Các hệ thống thơng tin Chính phủ do Văn phịng Chính phủ triển khai đều phải xây dựng Đề án để xác định rõ mục tiêu, phạm vi, chức năng, trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương, sau đó mới triển khai. Các hệ thống lớn như Cổng dịch vụ công quốc gia trước khi vận hành chính thức đều phải qua 4 quá trình (chạy thử trên mơi trường thử nghiệm, chạy thật trên môi trường thử nghiệm, chạy thử trên môi trường thật và chạy thật trên môi trường thật), đồng thời gắn chặt chẽ với việc bảo đảm an toàn, an ninh hệ thống.
40
Kết luận chƣơng 1
Xây dựng Chính phủ điện tử là một trong những nội dung quan trọng trong nhiệm vụ cải cách hành chính của đa số các quốc gia trên thế giới hiện nay. Trong Chương 1 của Luận văn, tác giả đã trình bày một số vấn đề lý luận chung về Chính phủ điện tử, bao gồm: khái niệm, đặc điểm và vai trị của Chính phủ điện tử; các giai đoạn hình thành Chính phủ điện tử và nội dung xây dựng Chính phủ điện tử; những yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động xây dựng Chính phủ điện tử. Đồng thời, Chương 1 của Luận văn cũng tìm hiểu về kinh nghiệm nhìn từ thực tế xây dựng Chính phủ điện tử tại 1 số quốc gia trên thế giới để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm, nhằm nhìn nhận lại các phân tích lý luận có cơ sở rõ ràng và tính thuyết phục cao hơn đồng thời có thể so sánh với Việt Nam. Trên cơ sở những vấn đề lý luận đó, Chương 1 tạo tiền đề để tiếp cận sang chương 2 với nội dung chính là đánh giá khả năng và thực tiễn xây dựng Chính phủ điện tử tại Việt Nam.
41
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG XÂY DỰNG CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2016 – 2020