1.3.3.1 Hội nhập quốc tế
Trong đào tạo tiếng Anh của các cơ sở giáo dục thường xuyên tư thục thì hội nhập quốc tế là cơ hội khẳng định giá trị cung cấp dịch vụ và có tính cạnh tranh rất cao. Việc xây dựng các chuẩn đầu ra của đào tạo tiếng Anh quốc tế theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng là cơ hội lớn cho việc phát triển chất lượng dịch vụ của hệ thống Anh ngữ quốc tế. Sự ảnh hưởng của hội nhập quốc tế đối với sự sống còn của các trung tâm là hết sức cần thiết địi hỏi đội ngũ QLĐT phải có tư duy quốc tế trong quá trình điều hành, quan hệ và tương tác với các mối quan hệ trong và ngoài trung tâm. Đội ngũ QLĐT cần có kiến thức về hội nhập quốc tế để chia sẻ, thảo luận và phát triển hệ thống cũng như quản trị tuyển sinh, quản trị điều hành quá trình học và phát triển thị trường cung cấp dịch vụ nhân lực trong nước và quốc tế.
1.3.3.2 Chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo
Vấn đề chuyển đổi số đặt ra yêu cầu cho hình thành năng lực của đội ngữ để sử dụng hệ thống công nghệ thông tin trong quản lý, trong dạy học và kết nối đối tác phát triển dịch vụ giáo dục của Trung tâm. Đội ngũ QLĐT các trung tâm chịu sự tác động của chuyển đổi số, nhất là trong hai năm qua phải quản lý dạy học trực tuyến khi bị đại dịch covid. Đây cũng là giai đoạn cần
phải phát huy và bồi dưỡng các năng lực điều hành số của đội ngũ QLĐT các trung tâm vì nó ảnh hưởng rất lớn đến triển khai quản lý các mảng việc của trung tâm thuộc hệ thống.
1.3.3.3 Môi trường học tập mở tại cơ sở giáo dục
Hiện nay, môi trường học tập mở là sẽ đặt ra cho các các cơ sở đào tạo quan tâm để có thể hỗ trợ và cung cấp tối đa chất lượng của dịch vụ giáo dục tới người học. Một mơi trường học tập mở chính là mơi trường học tập trực tuyến, dạy học E-learning để có thể giúp người học chủ động sử dụng các học liệu của chương trình khai thác hồn thành kiến thức. Vì vậy, ở giai đoạn này là nhiệm vụ sống còn của các trung tâm với các nỗ lực xây dựng hệ thống học tập số, xây dựng các nền tảng platform hỗ trợ dạy học,…
Cấu trúc giáo dục mở trong cấu trúc lớn là xã hội học tập, mà xã hội học tập là một mơ hình giáo dục mở. Nội hàm “giáo dục mở” của hệ thống giáo dục mở thể hiện về các phương diện sau:
Mở về đối tượng học tập: Mọi người không học ở hệ thống giáo dục ban đầu đều được hệ thống giáo dục tiếp nhận, không loại trừ một ai, khơng có rào cản việc học tập của bất cứ ai.
Mở về địa điểm học tập: Mỗi người sẽ mở dần việc lựa chọn địa điểm học tập như học tại Trung tâm Học tập cộng đồng, Trung tâm giáo dục thường xuyên, thư viện, nhà văn hóa, câu lạc bộ, cơ quan, cơng sở và tại nhà…
Mở về thời gian học tập: Tức là việc học khơng chỉ đóng khung theo khung thời gian cố định, mà học trong mọi lúc có thể: trong lúc làm việc, hội họp, nghỉ ngơi, giao lưu; việc học không chỉ ở lứa tuổi đến trường mà diễn ra trong suốt cuộc đời.
Mở về phương pháp học tập: Với người lớn, các phương pháp học tập có thể theo phương pháp truyền thống như tới lớp nghe giảng viên trình bày tài liệu, song cũng có thể học theo nhóm có sự hướng dẫn, học dưới hình thức
trao đổi, chia sẻ tri thức, kinh nghiệm và phương pháp cơ bản là tự học có hướng dẫn và tự học độc lập.
Mở về phương tiện học tập: Ngoài phương tiện học tập như tài liệu được in ấn thường thấy, việc sử dụng các công nghệ học tập ngày càng được ứng dụng như vơ tuyến truyền hình, máy tính bàn, máy tính bảng, điện thoại di động.
Mở về ý tưởng học tập: Những ý tưởng cần được đặt ra cho người lớn đi học đang cần chú ý là mở rộng nghề, phát triển dịch vụ xã hội, lập nghiệp, khởi nghiệp, chuyển đổi lao động nghề nghiệp…
Mở về nội dung học tập: Trong điều kiện phát triển kinh tế tri thức, đẩy mạnh tiến trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và yêu cầu tiếp cận nhanh với những thành quả của cách mạng công nghiệp lần thứ 4, nội dung học tập trong hệ thống giáo dục thường xuyên cũng mở ra những hướng mới, nhất là:
- Phát triển các chương trình giáo dục khởi nghiệp;
- Tăng các chương trình chuyển giao cơng nghệ sản xuất; - Mở rộng các chương trình mở mang nghề ở địa phương; - Đa dạng hóa chương trình xóa mù chữ chức năng;
- Tiến hành đưa nội dung giáo dục phát triển bền vững vào Trung tâm giáo dục thường xuyên và Trung tâm Học tập cộng đồng;
1.3.3.4 Nhu cầu về các hình thức học tập linh hoạt của cộng đồng xã hội
Hiện nay, nhu cầu của xã hội rất lớn đối với loại hình giáo dục tư thục và nhiều trung tâm giáo dục tư thục mở ra đã giúp cho việc lựa chọn của cha mẹ học sinh tăng lên rất nhiều. Điều này ảnh hưởng lớn đến công tác tuyển sinh đầu vào của các trung tâm thuộc hệ thống Anh ngữ quốc tế Ocean Edu và đảm bảo được các nguồn học sinh tốt đối với hệ thống. Tuy nhiên, nhu cầu của xã hội cũng có sự phân hóa và yêu cầu cao tùy theo điều kiện thực tế và
chính điều này đã khiến cho các trung tâm thuộc hệ thống cần phải tăng cường chất lượng dịch vụ và đảm bảo nguyên tắc cạnh tranh rất cao nếu muốn tồn tại phát triển bền vững.