Khai thác nguồn lâm sản quá mức cho phép

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rừng phòng hộ bảo vệ môi trường hồ núi cốc (Trang 59)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.4. Nguyên nhân chủ yếu đe dọa đến tài nguyên rừng phòng hộ bvmt hồ

4.4.3. Khai thác nguồn lâm sản quá mức cho phép

Khai thác nguồn lâm sản đang là tình trạng đáng lo ngại hiện nay đối với tài nguyên rừng Việt Nam và rừng phịng hộ BVMT Hồ Núi Cốc nói riêng. Đây là nguyên nhân quan trọng trực tiếp dẫn đến rừng bị suy thoái một cách nghiêm trọng làm cho sự đa dạng về hệ sinh thái tự nhiên, sự phong phú về các loài sinh vật, độ che phủ và chất lượng rừng bị giảm sút gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sinh vật và cây trồng. Khai thác rừng là hành động do chính con người tạo ra là phần lớn, vì rất nhiều mục đích khác nhau mà con người đã sử dụng dưới nhiều hình thức để tác động và tàn phá tài nguyên rừng. Với các mục đích khác nhau cho nên hoạt động khai thác nguồn lâm sản ở đây được chia thành 2 hoạt động: khai thác gỗ, khai thác củi.

4.4.3.1. Khai thác gỗ

Giá trị kinh tế của gỗ ngày một tăng cao, trong khi đời sống kinh tế của một bộ phận người dân sống tại khu vực là rất khó khăn, vì vậy, mặc dù biết là vi phạm pháp luật nhưng người dân vẫn làm, nhiều trường hợp khai thác trộm đã bị

lực lượng chức năng bắt và xử lý. Theo số liệu của Chi cục Kiểm Lâm Thái Nguyên, năm 2014, đã phát hiện và xử lý 18 vụ vi phạm hành chính thuộc khu vực rừng phòng hộ Hồ Núi Cốc, thu giữ 35 m3, 8 thuyền (trong đó có 3 thuyền nan và 5 thuyền xi măng). Trong 5 tháng đầu năm 2015, phát hiện và xử lý 6 vụ vi phạm, thu giữ chỉ 6 m3. Trong đợt cao điểm kiểm tra từ 15-25/4/2015, chi cục kiểm lâm Tỉnh Thái Nguyên cũng đã phát hiện 1 vụ với số lâm sản trái phép thu giữ là 6,7 m3.

Nhưng con số đó chỉ là số liệu các vụ vi phạm bị kiểm tra phát hiện, còn con số thực tế về tổng lượng gỗ, tổng số vụ khai thác gỗ trái phép hàng năm còn cao hơn nhiều, lý giải cho vấn đề này, đó là có một số người dân sống gần khu vực do áp lực về kinh tế (có 7,8% số hộ nghèo) hoặc tận dụng thời gian nông nhàn khai thác gỗ trộm bán để tăng thu nhập. Bên cạnh đó, qua khảo sát quanh khu vực rừng phịng hộ Hồ Núi Cốc, chúng tôi thống kê được có 9 xưởng chế biến gỗ nhỏ, 5 trong 9 chủ xưởng có trả lời “ có thu mua gỗ nhỏ lẻ từ người dân”.

Hơn nữa, theo quyết định số 178/2001/QĐ-TTg ngày 12/11/2001 về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, được th, nhận khốn rừng và đất lâm nghiệp. Các hộ gia đình cá nhận được phép khai thác gỗ và một số lâm sản theo quy định đối với từng loại rừng, chính vì vậy, rất khó cho các cơ quan chức năng kiểm soát các hoạt động này. Qua khảo sát tại 3 xã về nhu cầu sử dụng gỗ trong năm (chỉ thống kê về nhu cầu sử dụng tại cho mục đích tiêu thụ tại nơng hộ). Kết quả được tổng hợp bảng 4.8.

Bảng 4.8. Nhu cầu sử dụng gỗ cho nông hộ

Phúc Tân Tân Thái Phúc Xuân

Số hộ 27 25 23

% số hộ 90 83 76

Nguồn: số liệu điều tra (3/2016)

Qua bảng trên cho thấy: hiện nay trên 75% tổng số hộ của 3 xã trong khu vực vẫn phụ thuộc vào rừng cho nhu cầu sử dụng tại gia đình. Thực tế, hoạt động sinh kế của người dân khu vực này chủ yếu là sản xt nơng lâm nghiệp, chăn ni. Do đó, để tiết kiệm chi phí mua ngun vật liệu làm chuồng trại, xây cổng và một số đồ dùng, khai thác nhỏ lẻ gỗ trong hệ sinh thái rừng xung quang là phổ biến ở khu vực này.

Tuy nhiên, những hoạt động khai thác gỗ mang tính nhỏ lẻ, manh múm, không ồ ạt nhưng nếu được lặp đi lặp lại trong một thời gian dài thì nguồn nguồn tài nguyên rừng sẽ cạn kiệt dần.

Hình 4.4. Gỗ khai thác trái phép thu giữ tại Ban Quản lý rừng PH & BVMT Hồ Núi Cốc

Nguồn: BQL, 04/2015

4.4.3.2. Khai thác củi

Đối với các loại gỗ ngoài giá trị xây dựng cơng trình, xây dựng nhà ở, phục vụ kinh doanh xuất khẩu thì những loại thực vật kém giá trị khác lại được con người khai thác với mục đích là làm củi đốt. Hiện nay, cịn một bộ phận khơng nhỏ người dân sống tại khu vực vẫn sử dụng củi làm nguyên liệu đun nấu và hộ đều lấy rừng. Nhiều gia đình khơng chỉ lấy củi để sử dụng tại chỗ mà còn lợi dung khai thác đem đi bán.

Bảng 4.9. Nhu cầu sử dụng củi của hộ gia đình. Xã điều tra Xã điều tra

Số hộ sử dụng củi làm chất

đốt

Mức độ sử dụng vật liệu củi trong tổng chất đốt tiêu thụ nông hộ >50% 50-30% <30% Phúc Tân 24 10 5 12 Tân Thái 23 9 6 8 Phúc Xuân 20 5 4 14 Tổng 67 (74%) 24 (27%) 15 (17%) 34 (38%)

Thực tế khảo sát cho thấy: nhu cầu sử dụng cho vật liệu đốt của 3 xã là trên 70%, trong đó có 24 hộ (chiếm 27%) vẫn sử dụng trên 50% vật liệu củi trong tổng chất đốt hàng ngày cho gia đình, một số hộ mặc dù khơng sử dụng củi trong nấu ăn, nhưng họ lại sử dụng để nấu rượu, nấu thức ăn cho lợn, để sao chè.... Do vậy, có thể nói nhu cầu về lượng củi sử dụng hàng ngày của các hộ quanh vùng Hồ Núi Cốc là một áp lực lớn đối với tài nguyên rừng khu vực này.

4.4.4. Công tác quản lý còn hạn chế

Qua ý kiến từ một số cán bộ tham gia trực tiếp trong công tác quản lý rừng thì thực tế cơng tác quản lý vẫn cịn gặp một số khó khăn:

- Hệ thống văn bản pháp luật và chính sách lâm nghiệp thiếu đồng bộ, thậm chí cịn có sự chồng chéo, chung chung khó thực hiện, Ví dụ: Chính sách hưởng lợi của các hộ gia đình, các chủ thể tham gia trong cơng tác quản lý bản vệ rừng còn chưa rõ rãng. Cụ thể như: quy định về sản phẩm chính/ sản phẩm phụ, tỉa thưa/ cây phụ trợ và cơ chế hưởng lợi từ rừng, có những quy định rất khó đánh giá và xác định. Có những quy định khơng thể thực hiện đuợc, ví dụ đánh giá trữ lượng rừng để cho phép khai thác: ai đánh giá, bộ tiêu chí đánh giá ở đâu. Có quy định không thống nhất về khai thác gỗ gia dụng giữa Quyết định 178/2001/QĐ-TTg (quy định cơ hưởng lợi) và Quyết định 186/2006/QĐ-TTg (quy định quy chế quản lý rừng).

- Trong giao đất, giao rừng, cấp GCNQSDĐ, sự phối hợp của các Ban, Ngành, địa phương và BQL rừng chưa thống nhất (cụ thể phịng tài ngun và mơi trường cấp GCNQSDĐ không thông qua Ban Quản lý rừng phòng hộ để phối hợp). Cho đến nay, công tác cấp GCNQSDĐ cho các hộ được giao vẫn chưa hoàn thành.

Bảng 4.10. Công tác cấp GCNQSDĐ cho các hộ được giao

Số hộ được cấp Số hộ chưa có GCNQSDĐ Số hộ % Số hộ % Phúc Tân (n=30) 2 6,67 28 93,33 Tân Thái (n=30) 9 30 21 70 Phúc Xuân (n=30) 3 10 27 90 Tổng (n=90) 14 15,56 76 84,44

Từ bảng trên cho thấy, cho đến nay có đến 84,44% số hộ của 3 xã quanh vùng Hồ đã được giao đất giao rừng nhưng chưa được cấp GCNQSDĐ, điều này dễ gây ra mâu thuẫn xung đột giữa các hộ, gây khó khăn cho các hoạt động bảo vệ và phát triển vốn rừng.

- Cơng tác quản lý cịn có sự chồng chéo, khơng rõ ràng nhiệm vụ giữa

các cơ quan chức năng, giữa cấp và ngành. Sự phối hợp giữa các lực lượng chức năng trong tổ chức thực hiện công tác quản lý bảo vệ rừng chưa thường xun, tính chủ động của các ngành cịn hạn chế, nhiều lúc, nhiều nơi cịn thiếu gắn bó, tinh thần trách nhiệm, hiệu quả phối hợp chưa cao.

Mặc dù Phạm Hữu Khiêm và cs. (2012) cũng đã có nghiên cứu về thực trạng công tác quản lý rừng tại huyện Định Hóa Tỉnh Thái Nguyên, tuy nhiên nhóm tác gia chưa phân tích chỉ ra các ngun nhân chính gây suy giảm nguồn tài nguyên rừng tại điểm nghiên cứu, trong khi việc tìm ra nguyên nhân gây suy giảm tài nguyên là cần thiết để đưa ra các giải pháp quản lý một cách sát thực hơn.

4.5. PHÂN TÍCH SWOT ĐỐI VỚI CƠNG TÁC QUẢN LÝ, PHÁT TRIỂN RỪNG PHÒNG HỘ KHU VỰC NGHIÊN CỨU RỪNG PHÒNG HỘ KHU VỰC NGHIÊN CỨU

Phân tích SWOT về điểm mạnh (S), điểm yếu (W), cơ hội (O) và thách thức (T) trong công tác quản lý, phát triển rừng là một trong những căn cứ để chúng tôi đưa ra các giải pháp nhằm tận dụng điểm mạnh, khắc phục hạn chế trong thời gian tới. Kết quả khung phân tích được như thể hiện trong bảng 4.11.

Bảng 4.11. Phân tích SWOT đối với cơng tác quản lý, phát triển rừng phòng hộ khu vực. phát triển rừng phịng hộ khu vực.

Điểm mạnh (Strengths)

- Thơng qua công tác tuyên truyền vận động và thực hiện các dự án mà nhận thức của người dân về rừng và nghề rừng đã được nâng lên rõ rệt

- Về điều kiện tự nhiên: khu vực có điều kiện khi hậu, quỹ đất lâm nghiệp tương lớn và phù hợp với các loại cây trồng nông lâm nghiệp, cây công nghiệp, đặc sản...

- Khu vực có tiềm năng lao động khá dồi dào và có nhiều kinh nghiệm trong trồng cây gây rừng, hồn tồn có thể đảm nhiệm tốt nhiệm vụ xây dựng hệ thống rừng PHBVMT

Điểm yếu (Weaknesses)

- Hiện nay, tuy Ban quản lý rừng phòng hộ đã được thành lập, nhưng vẫn chưa được giao đất, giao rừng. Một số diện tích nằm trong rừng phịng hộ đã được cấp sổ đỏ từ năm 1999 cho các thành phần kinh tế khác, điều này dẫn đến công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng rất khó khăn.

- Cơ sở vật chất kỹ thuật lâm nghiệp tuy được đầu tư, nhưng còn hạn chế và thiếu đồng bộ. Tình trạng khai thác gỗ trái phép và chuyển đổi đất rừng sang mục đích khác vẫn xảy ra.

- Mặc dù tỷ lệ che phủ của rừng trên tổng diện tích tự nhiên khu vực tương đối cao (36,59%). Song sự phân bố của rừng không đồng đều, chủ yếu là rừng trồng thuần loài. Nên tác dụng phòng hộ chưa thực sự hiệu quả.

- Chi phí hỗ trợ trong hoạt động trồng cây còn thấp, phí cho cơng tác bảo vệ rừng cịn thấp.

Cơ hội (Opportunities)

- Cơng tác trồng rừng tại khu vực được quan tâm với sự hỗ trợ của chương trình trồng rừng 147 của chính phủ và Dự án đầu tư bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ BVMT Hồ Núi Cốc giai đoạn 2011 – 2020.

- UBND tỉnh Thái Nguyên đã phê duyệt Dự án đầu tư bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ BVMT Hồ Núi Cốc giai đoạn 2011 – 2020;

Thách thức (Threats)

- Thách thức lớn nhất là xung đột về sử dụng đất lâm nghiệp với mục đích sử dụng đất khác. Mâu thuẩn giữa đảm bảo diện tích bảo vệ và phát triển rừng với xây dựng các cơ sở hạ tầng phục vụ dân sinh, công nghiệp và du lịch. - Trong khu vực có nghề trồng và kinh doanh chè nổi tiếng của cả nước và có

phê duyệt Phương án quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững có sự tham gia của người dân đối với rừng phòng hộ bảo vệ môi trường Hồ Núi Cốc, tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2014-2020.

- Trong thơi gian tới, nếu cơ chế chi trả dịch vụ môi trường được áp dụng trong khu vực thì những hộ tham gia bảo vệ rừng sẽ có cơ hội được nhận tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng, chương trình này sẽ khuyên khích các hộ tham gia tích cực trong cơng tác quản lý rừng tốt hơn.

- Các chương trình trồng rừng, bảo vệ khoanh nuôi rừng đã giải quyết việc làm cho một số cư dân quanh khu vực. Bên cạnh đó, người dân quanh khu vực sẽ có cơ hội tăng nguồn thu từ mơ hình phối hợp trồng cây ăn quả và một số loài cây đặc sản nếu mơ hình này được triển khai thành công. Khi đời sống của người dân được cải thiện thì áp lực vào nguồn tài nguôn rừng cũng giảm.

nhiều hoạt động dịch vụ du lịch có thu nhập cao, trong khi thu nhập từ nghề rừng thấp. Đây là thách thức lớn trong việc thu hút nhân dân tham gia trồng rừng.

- Tiếp giáp với rừng là các khu dân cư có mật độ dân số cao, nhu cầu về gỗ xây dựng, chất đốt (củi) ngày càng tăng, trong khi nguồn nguyên liệu, năng lượng thay thế còn hạn chế, ảnh hưởng tới việc quản lý và bảo vệ rừng.

4.6. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ BVMT PHÒNG HỘ BVMT

4.6.1. Giải pháp kỹ thuật

Để thực hiện tốt công tác phát triển rừng theo đề án đề ra cần những giải pháp cụ thể sau:

- Đôi với cây giống và chủng loại cây giống trồng rừng: Do cơ cấu cây trồng rừng PHBVMT cần nhiều chủng loại cây, yêu cầu chất lượng cao, do đó:

+ Phải chủ động gieo ươm, tạo cây giống theo đúng kỹ thuật và tiến độ trồng rừng ngay tại vườn ươm của Ban để cung cấp cây giống kịp thời khi cần.

+ Nên chọn giống có chất lượng tốt và phẩm chất tốt, tỷ lệ sống cao. Nhất thiết phải đưa cây giống (dẫn giống) về vườn tối thiểu 2-3 tháng trước khi đem trồng.

- Đối với công tác khoanh nuôi tái sinh và làm giàu rừng tự nhiên: Phải thực hiện tốt công tác thiết kết đến từng lô. Chú trọng công tác vệ sinh rừng, chặt

bỏ cây phẩm chất kém, sâu bệnh, dây leo bụi rậm... và tỷ lệ cây gỗ, cây tái sinh, thảm tươi giữ lại hợp lý che bóng cho cây trồng bổ sung phát triển. Trong trồng cây bổ sung phải đảm bảo kỹ thuật trồng, chăm sóc và đặc biệt là tiêu chuẩn, chủng loại cây trồng và thời vụ trồng

- Đối với nâng cấp rừng trồng: chú trọng đến công tác thiết kế nâng cấp đến từng lô rừng (xác định cây chặt và cây để lại theo quy định); xác định rõ số lượng, số loài. Số cá thể loài cây trồng nâng cấp. Kỹ thuật chặt, đào gốc cây chặt, vệ sinh rừng, kỹ thuật đào hố, lấp hố, bón phân, trồng, chăm sóc cây nâng cấp phải đảm bảo đầy đủ kỹ thuật theo thiết kế.

- Đối với trồng và chăm sóc rừng: Do trồng rừng với nhiều lồi cây, nhiều đối tượng, với mật độ cây/ha khác nhau. Do vậy, cần thiết phải chú trọng khâu thiết kế trồng rừng cụ thể cho từng lô, từng đối tượng. Đặc biệt chú ý đến công tác xử lý thực bì, đào hố, bón phân, kỹ thuật chăm sóc, nhất là tiêu chuẩn cây trồng va thời vụ trồng.

4.6.2. Giải pháp về công tác quản lý rừng

Rừng PHBVMT với diện tích: 3.453 ha, nhưng nằm trên địa bàn 6 xã thuộc 2 huyện và thành phố Thài Nguyên, có nhiều hướng vận chuyện lâm sản theo đường bộ, đường thủy... dó đó rất khó khăn trong quản lý bảo vệ rừng. Mặc dù trong dự án đã đầu tư các nôi dung xây dựng trạm bảo vệ, chòi canh, đường lâm nghiệp, đường bằng cản lửa... Tuy nhiên cần thiết có những giải pháp chủ yếu sau:

- Nhanh chóng hồn thành cơng tác giao đất, giao rừng lâu dài cho Ban Quản lý rừng (theo tinh thần QĐ-186 TTg); trên cơ sở đó Ban quản lý rừng sẽ giao khoán rừng và đất rừng cho từng chủ rừng trên địa bàn (hộ gia đình, cá nhân, doanh nghiệp, cộng đồng...).

- Cần đẩy nhanh công tác cấp giấy CNQSDĐ cho những hộ đã được giao để thúc đẩy hoạt động trồng rừng và tránh xảy ra cạnh trạnh, mâu thuẫn trong sử dụng đất rừng.

- Thực hiện đóng mốc ranh giới rừng PHBVMT với rừng sản xuất và các loai đất đai khác như đất nơng nghiệp, xây dựng.

- Kiện tồn hệ thống quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn, bảo gồm lực lượng kiểm lâm của Ban, kiểm lâm địa bàn, ban lâm nghiệp các xã, các tổ bảo vệ rừng và PCCCR của các thôn bản để thực hiện đồng quản lý rừng PHBVMT. Đầu tư trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ rừng và PCCR.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rừng phòng hộ bảo vệ môi trường hồ núi cốc (Trang 59)