Hỗ trợ của các ngành và hợp tác quốc tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rừng phòng hộ bảo vệ môi trường hồ núi cốc (Trang 68 - 70)

(1) Hỗ trợ của các ngành

Để bảo vệ và phát triển rừng bền vững nhất thiết phái có sự phối hợp đồng bộ của các ngành, các cấp từ tỉnh Thái Nguyên các huyện, thành phố đến các xã có rừng.

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn mà trực tiếp là Chi Cục Kiểm lâm cần tạo điều kiện để cán bộ khoa học kỹ thuật xây dựng quy trình kỹ thuật, hệ thống quy chế định mức cụ thể của tỉnh trong công tác bảo vệ và phát triển rừng, đặc biệt đối với rừng PHBVMT Hồ Núi Cốc.

- Lực Lượng bộ đội, công an, tòa án, hỗ trợ xử lý những hành vi vi phạm lâm luật, phối hợp ngăn chăn tình trạng khai thác, vận chuyển trái phép tài nguyên rừng và phối hợp trong công tác phòng chống cháy rừng.

- Các ngành Tài chính, Ngân hàng, Kho bạc, Kế hoạch và đầu tư tạo điều kiện cấp vốn kịp thời theo kế hoạch thực hiện cho từng năm theo đúng tiến độ.

- Chính quyền các địa phương trên địa bàn và các phương tiện thông tin đại chúng thường xuyên tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân ý thức bảo vệ và phát triển rừng.

(2) Hợp tác quốc tế

Thực hiện thông tin, quảng bá không những về giá trị vai trò của rừng PHBVMT, về đa dạng sinh học, các nguồn gen thực vật rừng quý hiếm...mà còn quảng bá giới thiệu về vẻ đẹp cảnh quan “sơn thủy hữu tình”- là khu du lịch sinh thái, vui chơi giải trí, nghỉ ngơi lý tưởng của khu rừng Hồ Núi Cốc trong nước, các nước trong khu vực và thế giới. Để kêu gọi các nhà đầu tư trong nước ngoài nước ngoài quan tâm nghiên cứu, đầu tư cho bảo vệ và phát triển rừng PHBVMT Hồ Núi Cốc nói riêng và tỉnh Thái Nguyên nói chung.

PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rừng phòng hộ bảo vệ môi trường hồ núi cốc (Trang 68 - 70)