Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rừng phòng hộ bảo vệ môi trường hồ núi cốc (Trang 40 - 43)

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Rừng phòng hộ BVMT Hồ Núi Cốc có vị trí địa lý: - Từ 21034’ đến 21045’ vĩ độ Bắc.

- Từ 105046’ đến 105055’ độ kinh Đông. Ranh giới:

- Phía Bắc giáp xã Hà Thượng, xã Hùng Sơn, huyện Đại Từ. - Phía Nam giáp xã Phúc Thuận, huyện Phổ Yên.

- Phía Đông giáp xã Phúc Trìu, Tân Cương, TP Thái Nguyên.

- Phía Tây giáp xã Bình Thuận, Văn Yên, Ký Phú, Cát Nê, huyện Đại Từ. Rừng PHBVMT Hồ Núi Cốc tỉnh Thái Nguyên, cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 24km. Có diện tích tự nhiên 11.283ha, nằm trên địa bàn của 3 huyện, huyện Đại Từ có 03 xã (Tân Thái, Vạn Thọ và Lục Ba); huyện Phổ Yên có 01 xã (Phúc Tân), thành phố Thái Nguyên có 02 xã (Phúc Xuân, Phúc Trìu).

4.1.1.2. Đặc điểm địa hình

Khu rừng phòng hộ BVMT Hồ Núi Cốc có địa hình khá đơn giản, phía Tây là chân núi Tam Đảo được phân định từ độ cao 200m - 300m trở xuống. Phía Đông là đường phân thủy trên dãy núi phân cách xã Tân Thái – Cù Vân. Giữa khu vực có hồ sông Công. Chạy song song với hồ sông Công là dãy núi Thằn Lằn. Trong khu vực chỉ có vài đỉnh núi cao không quá 400m, còn lại chủ yếu là núi thấp và đồi bát úp có độ cao trung bình 150-200m. Độ dốc từ 15-200. Địa hình có tính chuyển tiếp giữa vùng đồi gò bậc thềm phù sa cổ ở phía Đông Nam và vùng núi cao ở phía Tây Bắc. Có thể chia thành các kiểu địa hình sau:

- Kiểu địa hình núi thấp: Diện tích 1.929ha, chiếm 17,1% diện tích tự nhiên, độ cao tuyệt đối 300m - 400m, độ dốc trung bình 20-250, kiểu địa hình núi thấp phù hợp với một số loại cây trồng nông, lâm nghiệp, cây ăn quả và cây đặc sản. Phân bố chủ yếu ở các xã Tân Thái, Phúc Xuân, Phúc Tân.

- Kiểu địa hình đồi bát úp: Diện tích 6.804ha, chiếm 60,3% diện tích tự nhiên, độ cao tuyệt đối 150m – 200m, độ dốc từ 10-200, kiểu địa hình này thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh lâm nghiệp, cây ăn quả, cây đặc sản và cây công nghiệp. Phân bố ở tất cả các xã trong khu vực.

- Kiểu địa hình thung lũng và máng trũng: Diện tích 2.550ha, chiếm 22,6% diện tích tự nhiên. Tập trung ở ven các chân đồi, ven các con suối, kiểu địa hình này tương đối bằng phẳng, phù hợp với trồng những loài cây nông nghiệp và cây công nghiệp.

Nhìn chung, địa hình của khu vực bị chia cắt mạnh, dốc ngắn nên thường gây ra lũ nhanh, xói mòn mạnh.

4.1.1.3. Đặc điểm đất đai

Khu rừng phòng hộ BVMT Hồ Núi Cốc có 3 loại đất chính:

- Đất Feralit đỏ vàng phát triển trên đá mẹ phiến thạch sét: Diện tích 4.445ha, chiếm 39,4% diện tích tự nhiên, phân bố ở tất cả 6 xã trong khu vực, thành phần cơ giới trung bình thịt nhẹ, cấu tượng ổn định, độ dày tầng đất trung bình từ 50-100cm; đất thịt, hàm lượng mùn trung bình.

- Đất Feralit phát triển trên phù sa cổ: Diện tích 4.513ha, chiếm 40% diện tích tự nhiên. Phân bố ở tất cả các xã, tầng đất dày > 100cm, thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng, ở độ sâu > 80cm là tầng sét chặt, không có kết cấu.

- Đất Feralit phát triển trên các sản phẩm dốc tụ: Diện tích 2.324ha, chiếm 20,6% diện tích tự nhiên. Phân bố ở các xã Phúc Xuân, Phúc Trìu, Phúc Tân, Tân Thái, tầng đất dày >100cm, thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng, không có kết cấu.

Nhìn chung, đất đai khu vực rừng phòng hộ BVMT Hồ Núi Cốc tương đối tốt, phù hợp với nhiều loại cây trồng nông, lâm nghiệp, cây ăn quả, cây đặc sản và cây công nghiệp.

4.1.1.4 Đặc điểm khí hậu

Khu vực rừng phòng hộ BVMT Hồ Núi Cốc có nền chung của khí hậu vùng núi miền Bắc Việt Nam, đặc trưng cơ bản của nền khí hậu này là: có mùa Đông lạnh hanh khô, ít mưa và mùa Hạ nóng ẩm, mưa nhiều. Chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Các đặc trưng chính của khí hậu trong vùng như sau:

- Chế độ nhiệt: Nhiệt độ không khí bình quân năm là 22,50C, nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 14,60C, nhiệt độ tối thấp tuyệt đối 30C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất (tháng 7) là 27,20C, nhiệt độ cao nhất tuyệt đối là 42,60C vào tháng 6, biên độ nhiệt ngày và đêm từ 8 đến 100C.

- Số giờ nắng trung bình năm là 1.560 giờ, năm cao nhất 1.750 giờ, năm thấp nhất 1.470 giờ.

- Chế độ ẩm:

+ Lương mưa trung bình năm là 1750mm, cao nhất tới 2.450mm, thấp nhất 1.250mm. Lượng mưa phân bố không đều, từ tháng 4 đến tháng 9 lượng mưa chiếm tới 84% tổng lượng mưa cả năm.

+ Lượng bốc hơi bình quân năm 885mm, bằng 50,6% lượng mưa trung bình năm. Lượng bốc hơi lớn thường xảy ra vào tháng 12, tháng 1, gây nên tình trạng khô hạn nghiêm trọng ảnh hưởng đến cây trồng vụ đông xuân.

+ Độ ẩm không khí: trung bình năm là 82%, giữa các tháng trong năm biến thiên từ 75-86%. Độ ẩm không khí thấp nhất trong năm vào tháng 4, tháng 5. Các tháng mùa khô mặc dù ít mưa nhưng có sương mù nên độ ẩm không khí khá cao.

- Sương muối: ở các thung lũng, sương muối thường xuất hiện vào tháng 12, tháng 1 với tần suất xuất hiện 1-3 lần/năm.

Nhìn chung khí hậu khu rừng PHBVMT phù hợp nhiều loài cây lâm, nông nghiệp. Tuy nhiên, có một số yếu tố khí hậu như mưa tập trung theo mùa sinh ra lũ quét, sạt lở đất; Sương muối gây hại cho một số cây trồng đặc biệt cây giống lâm nghiệp.

4.1.1.5Đặc điểm thủy văn

Hồ Núi Cốc có diện tích mặt nước khoảng 2500ha, với dung tích khoảng 175,5 triệu m3. Khi mực nước vượt quá cao 46,2m hoặc vào mùa mưa nước được xả tràn, bình thường nước được điều tiết theo nhu cầu sử dụng của con người, dòng chảy nhỏ và không gây ra dòng xoáy trên hồ.

Nước từ Sông Công và các phụ lưu của sông đổ vào hồ tương đối trong, ít ô nhiễm đảm bảo cho việc sử dụng và khai thác du lịch.

Những năm gần đây lưu lượng nước đổ vào hồ chênh lệch giữa các mùa càng lớn, do diện tích rừng bị suy giảm, nên tác động tiêu cực như vào mùa khô hồ thường ít nước và có hiện tượng bồi lấp lòng hồ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rừng phòng hộ bảo vệ môi trường hồ núi cốc (Trang 40 - 43)