- Nghiên cứu được thực hiện tại 6 xã, gồm xã Phúc Trìu, Phúc Xuân, Phúc Tân, Tân Thái, Lục Ba, Vạn Thọ khu vực quanh khu vực rừng phòng hộ bảo vệ môi trường Hồ Núi Cốc.
3.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
Từ tháng 6/2015 đến tháng 6/2016.
3.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Công tác quản lý rừng phòng hộ bảo vệ môi trường Hồ Núi Cốc
3.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
3.4.1. Tìm hiểu điều kiện TN- KT-XH thuộc phạm vi khu vực rừng phòng hộ BVMT Hồ Núi Cốc, ảnh hưởng của điều kiện đó đến rừng trồng BVMT Hồ Núi Cốc, ảnh hưởng của điều kiện đó đến rừng trồng
3.4.2. Hiện trạng tài nguyên đất và rừng khu vực rừng phòng hộ BVMT Hồ Núi Cốc Núi Cốc Núi Cốc
3.4.3. Công tác quản lý và phát triển vốn rừng tại khu vực nghiên cứu
3.4.4. Nguyên nhân chủ yếu đe dọa đến tài nguyên rừng phòng hộ BVMT Hồ Núi Cốc Núi Cốc Núi Cốc
3.4.5. Phân tích SWOT đối với công tác quản lý rừng tại khu vực nghiên cứu 3.4.6. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rừng phòng hộ bảo vệ 3.4.6. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rừng phòng hộ bảo vệ môi trường
3.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.5.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
Thu thập số liệu thứ cấp được thực hiện tại các phòng, ban chức năng của Ban Quản lý rừng phòng hộ BVMT Hồ Núi Cốc, Chi cục Kiểm lâm Thái nguyên, UBND các xã Phúc Trìu, Phúc Xuân, Phúc Tân, Tân Thái, Lục Ba, Vạn Thọ và thông tin từ sách, báo tạp chí, các tài liệu đã công bố.
Số liệu thu thập bao gồm: điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của khu vực; diện tích đất đai; tình hình sinh trưởng và phát triển của rừng; diện tích rừng; diễn biến tài nguyên rừng qua các năm.
3.5.2. Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp
Sử dụng phương pháp điều tra phỏng vấn bằng phiếu câu hỏi đối với 3 xã đại diện (Phúc Tân, Tân Thái, Phúc Xuân) thuộc phạm vi rừng phòng hộ BVMT Hồ Núi Cốc, mỗi xã 30 phiếu. Đây là các xã có diện tích rừng phòng hộ lớn, có điều kiện đất đai, địa hình phong phú trong khu vực nghiên cứu.
Phương pháp điều tra áp dụng là khối ngẫu nhiên, mỗi điểm nghiên cứu là 1 khối, các mẫu điều tra được chọn ngẫu nhiên trong danh sách thống kê các hộ có rừng của xã trong điểm nghiên cứu. Chỉ tiêu điều tra gồm có: tình hình sử dụng đất lâm nghiệp (loại đất rừng, diện tích được giao, cây trồng trên đất …), các hoạt động sử dụng nguồn tài nguyên rừng (thu lượm gỗ, củi, lâm sản ngoài gỗ …), thuận lợi, khó khăn trong công tác bảo vệ rừng …
3.5.3. Phương pháp phỏng vấn người chủ chốt (key informants panel)
Phỏng vấn các cán bộ quản lý thuộc Chi cục Kiểm Lâm; Trưởng Ban, phó Ban, cán bộ kĩ thuật, Hạt kiểm lâm, Ban Quản lý rừng phòng hộ BVMT Hồ Núi Cốc, nội dung, như: Tình hình quản lý, phát triển tài nguyên rừng trên địa bàn, hiện trạng tài nguyên rừng phòng hộ BVMT Hồ Núi Cốc, những thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý và bảo về rừng.
3.5.4. Phương pháp đánh giá SWOT (đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức) thách thức)
Trong nghiên cứu này, khung phân tích SWOT được sử dụng để tìm hiểu những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong công tác quản lý rừng hiện có. Kết quả phân tích ma trận SWOT sẽ là căn cứ quan trọng đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rừng bền vững.
Chúng tôi tiến hành thảo luận nhóm gồm 6 người, đó là những người am hiểu và trực tiếp liên quan đến công tác quản lý rừng, gồm: cán bộ quản lý rừng thuộc ban quản lý khu vực rừng phòng hộ bảo vệ môi trường; chủ nhiệm HTX; hộ dân tiêu biểu, trưởng thôn, những người có nhiều kinh nghiệm chăm sóc và bảo vệ rừng… để đánh giá SWOT đối với các hoạt động quản lý, bảo vệ rừng phòng hộ khu vực Hồ Núi Cốc.
3.5.5. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC RỪNG PHÒNG HỘ BVMT HỒ NÚI CỐC ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỪNG PHÒNG HỘ HỘ BVMT HỒ NÚI CỐC ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỪNG PHÒNG HỘ
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Rừng phòng hộ BVMT Hồ Núi Cốc có vị trí địa lý: - Từ 21034’ đến 21045’ vĩ độ Bắc.
- Từ 105046’ đến 105055’ độ kinh Đông. Ranh giới:
- Phía Bắc giáp xã Hà Thượng, xã Hùng Sơn, huyện Đại Từ. - Phía Nam giáp xã Phúc Thuận, huyện Phổ Yên.
- Phía Đông giáp xã Phúc Trìu, Tân Cương, TP Thái Nguyên.
- Phía Tây giáp xã Bình Thuận, Văn Yên, Ký Phú, Cát Nê, huyện Đại Từ. Rừng PHBVMT Hồ Núi Cốc tỉnh Thái Nguyên, cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 24km. Có diện tích tự nhiên 11.283ha, nằm trên địa bàn của 3 huyện, huyện Đại Từ có 03 xã (Tân Thái, Vạn Thọ và Lục Ba); huyện Phổ Yên có 01 xã (Phúc Tân), thành phố Thái Nguyên có 02 xã (Phúc Xuân, Phúc Trìu).
4.1.1.2. Đặc điểm địa hình
Khu rừng phòng hộ BVMT Hồ Núi Cốc có địa hình khá đơn giản, phía Tây là chân núi Tam Đảo được phân định từ độ cao 200m - 300m trở xuống. Phía Đông là đường phân thủy trên dãy núi phân cách xã Tân Thái – Cù Vân. Giữa khu vực có hồ sông Công. Chạy song song với hồ sông Công là dãy núi Thằn Lằn. Trong khu vực chỉ có vài đỉnh núi cao không quá 400m, còn lại chủ yếu là núi thấp và đồi bát úp có độ cao trung bình 150-200m. Độ dốc từ 15-200. Địa hình có tính chuyển tiếp giữa vùng đồi gò bậc thềm phù sa cổ ở phía Đông Nam và vùng núi cao ở phía Tây Bắc. Có thể chia thành các kiểu địa hình sau:
- Kiểu địa hình núi thấp: Diện tích 1.929ha, chiếm 17,1% diện tích tự nhiên, độ cao tuyệt đối 300m - 400m, độ dốc trung bình 20-250, kiểu địa hình núi thấp phù hợp với một số loại cây trồng nông, lâm nghiệp, cây ăn quả và cây đặc sản. Phân bố chủ yếu ở các xã Tân Thái, Phúc Xuân, Phúc Tân.
- Kiểu địa hình đồi bát úp: Diện tích 6.804ha, chiếm 60,3% diện tích tự nhiên, độ cao tuyệt đối 150m – 200m, độ dốc từ 10-200, kiểu địa hình này thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh lâm nghiệp, cây ăn quả, cây đặc sản và cây công nghiệp. Phân bố ở tất cả các xã trong khu vực.
- Kiểu địa hình thung lũng và máng trũng: Diện tích 2.550ha, chiếm 22,6% diện tích tự nhiên. Tập trung ở ven các chân đồi, ven các con suối, kiểu địa hình này tương đối bằng phẳng, phù hợp với trồng những loài cây nông nghiệp và cây công nghiệp.
Nhìn chung, địa hình của khu vực bị chia cắt mạnh, dốc ngắn nên thường gây ra lũ nhanh, xói mòn mạnh.
4.1.1.3. Đặc điểm đất đai
Khu rừng phòng hộ BVMT Hồ Núi Cốc có 3 loại đất chính:
- Đất Feralit đỏ vàng phát triển trên đá mẹ phiến thạch sét: Diện tích 4.445ha, chiếm 39,4% diện tích tự nhiên, phân bố ở tất cả 6 xã trong khu vực, thành phần cơ giới trung bình thịt nhẹ, cấu tượng ổn định, độ dày tầng đất trung bình từ 50-100cm; đất thịt, hàm lượng mùn trung bình.
- Đất Feralit phát triển trên phù sa cổ: Diện tích 4.513ha, chiếm 40% diện tích tự nhiên. Phân bố ở tất cả các xã, tầng đất dày > 100cm, thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng, ở độ sâu > 80cm là tầng sét chặt, không có kết cấu.
- Đất Feralit phát triển trên các sản phẩm dốc tụ: Diện tích 2.324ha, chiếm 20,6% diện tích tự nhiên. Phân bố ở các xã Phúc Xuân, Phúc Trìu, Phúc Tân, Tân Thái, tầng đất dày >100cm, thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng, không có kết cấu.
Nhìn chung, đất đai khu vực rừng phòng hộ BVMT Hồ Núi Cốc tương đối tốt, phù hợp với nhiều loại cây trồng nông, lâm nghiệp, cây ăn quả, cây đặc sản và cây công nghiệp.
4.1.1.4 Đặc điểm khí hậu
Khu vực rừng phòng hộ BVMT Hồ Núi Cốc có nền chung của khí hậu vùng núi miền Bắc Việt Nam, đặc trưng cơ bản của nền khí hậu này là: có mùa Đông lạnh hanh khô, ít mưa và mùa Hạ nóng ẩm, mưa nhiều. Chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Các đặc trưng chính của khí hậu trong vùng như sau:
- Chế độ nhiệt: Nhiệt độ không khí bình quân năm là 22,50C, nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 14,60C, nhiệt độ tối thấp tuyệt đối 30C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất (tháng 7) là 27,20C, nhiệt độ cao nhất tuyệt đối là 42,60C vào tháng 6, biên độ nhiệt ngày và đêm từ 8 đến 100C.
- Số giờ nắng trung bình năm là 1.560 giờ, năm cao nhất 1.750 giờ, năm thấp nhất 1.470 giờ.
- Chế độ ẩm:
+ Lương mưa trung bình năm là 1750mm, cao nhất tới 2.450mm, thấp nhất 1.250mm. Lượng mưa phân bố không đều, từ tháng 4 đến tháng 9 lượng mưa chiếm tới 84% tổng lượng mưa cả năm.
+ Lượng bốc hơi bình quân năm 885mm, bằng 50,6% lượng mưa trung bình năm. Lượng bốc hơi lớn thường xảy ra vào tháng 12, tháng 1, gây nên tình trạng khô hạn nghiêm trọng ảnh hưởng đến cây trồng vụ đông xuân.
+ Độ ẩm không khí: trung bình năm là 82%, giữa các tháng trong năm biến thiên từ 75-86%. Độ ẩm không khí thấp nhất trong năm vào tháng 4, tháng 5. Các tháng mùa khô mặc dù ít mưa nhưng có sương mù nên độ ẩm không khí khá cao.
- Sương muối: ở các thung lũng, sương muối thường xuất hiện vào tháng 12, tháng 1 với tần suất xuất hiện 1-3 lần/năm.
Nhìn chung khí hậu khu rừng PHBVMT phù hợp nhiều loài cây lâm, nông nghiệp. Tuy nhiên, có một số yếu tố khí hậu như mưa tập trung theo mùa sinh ra lũ quét, sạt lở đất; Sương muối gây hại cho một số cây trồng đặc biệt cây giống lâm nghiệp.
4.1.1.5Đặc điểm thủy văn
Hồ Núi Cốc có diện tích mặt nước khoảng 2500ha, với dung tích khoảng 175,5 triệu m3. Khi mực nước vượt quá cao 46,2m hoặc vào mùa mưa nước được xả tràn, bình thường nước được điều tiết theo nhu cầu sử dụng của con người, dòng chảy nhỏ và không gây ra dòng xoáy trên hồ.
Nước từ Sông Công và các phụ lưu của sông đổ vào hồ tương đối trong, ít ô nhiễm đảm bảo cho việc sử dụng và khai thác du lịch.
Những năm gần đây lưu lượng nước đổ vào hồ chênh lệch giữa các mùa càng lớn, do diện tích rừng bị suy giảm, nên tác động tiêu cực như vào mùa khô hồ thường ít nước và có hiện tượng bồi lấp lòng hồ.
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
4.1.2.1. Dân tộc, dân số và lao động
a. Dân tộc.
Khu vực rừng PHBVMT có 5 dân tộc sinh sống, trong đó dân tộc kinh chiếm chủ yếu (20.503 người) chiếm 83,75%; dân tộc Tày, Nùng: 1.469 người, chiếm 6%; dân tộc Sán Dìu: 1.383 người, chiếm 5,65%; dân tộc Hoa: 881 người, chiếm 3,6%; các dân tộc khác: 245 người, chiếm 1%.
b. Dân số và lao động.
- Kết quả thống kê đến tháng 4/2014 trong khu vực rừng PHBVMT có 5.888 hộ, với tổng dân số là 24.481 người. Mật độ dân số: 305 người/km2; tỷ lệ tăng dân số: 1,45%.
- Tổng số lao động là: 15.913 người, chiếm 65% dân số, trong đó: + Lao động nông nghiệp: 14.878 người, chiếm 93,5% tổng số lao động. + Lao động ngành nghề khác: 1.841 người, chiếm 6,5% tổng số lao động. Nhìn chung nguồn nhân lực trong khu vực rừng PHBVMT dồi dào, nhân dân cần cù lao động, song chủ yếu là lao động nông nghiệp (93,5%), trình độ lao động còn thấp, lao động còn thiếu việc làm, trong khi tỷ lệ tăng dân số còn cao, nhu cầu lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng tăng lên, đặc biệt là nhu cầu về chất đốt (sao sấy chè) và diện tích canh tác lương thực, diện tích đất làm nhà ở ... Đây là những sức ép lớn đến rừng và đất lâm nghiệp.
4.1.2.2. Tình hình kinh tế, xã hội
a. Kinh tế chung
- Tổng thu nhập năm 2014 toàn khu vực đạt 340.546,8 triệu đồng, thu nhập bình quân 21,4 triệu đồng/người/năm.
- Tỷ lệ hộ nghèo năm 2014 là 7,8% theo chuẩn mới.
- Cơ cấu kinh tế khu vực trong những năm gần đây có xu hướng chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông lâm nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Tuy nhiên, nhìn chung nền kinh tế vẫn là nông lâm chiếm chủ đạo.
Bảng 4.1. Cơ cấu kinh tế khu vực
Ngành kinh tế Tỷ trọng (%)
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Nông lâm nghiệp 61,2 61 60
Công nghiệp, xây dựng 16,7 16,8 17
Dịch vụ, thương mại 22,1 22,2 23
Tổng cộng (%) 100 100 100
Nguồn: Số liệu thống kê của các xã (2015)
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế: Từ năm 2012 đến 2014, tốc độ tăng trưởng trung bình năm đạt 10%, trong đó thương nghiệp và dịch vụ tăng 16%, công nghiệp, xây dựng tăng 12%, thấp nhất là nông, lâm nghiệp tăng 2%.
b. Về sản xuất nông nghiệp
- Trồng trọt là nghề chính của nhân dân trong vùng. Lúa và cây màu vẫn là cây trồng chủ yếu. Năng suất cây trồng không ngừng được nâng lên nhờ áp dụng những tiến bộ về giống và kĩ thuật canh tác.
Diện tích đất sản xuất nông nghiệp: 2.671 ha, trong đó: + Diện tích đất ruộng: 1.775 ha.
+ Diện tích màu và cây công nghiệp: 896 ha.
Năng suất bình quân: Lúa 43,3 tạ/ha, Ngô 41,5 tạ/ha, Khoai, Sắn 63,5 tạ/ha.
Tổng sản lượng lương thực (kể cả màu quy thóc) 32.200 tấn/năm. Bình quân lương thực đạt: 520kg/người/năm.
Ngoài ra đây còn là vùng chè lớn của tỉnh, với diện tích 650ha. Năng suất 80 tạ/ha. Sản lượng chè hàng năm 520 tấn, đem lại nguồn thu đáng kể cho các hộ sản xuất nông lâm nghiệp, góp phần xóa đói, giảm nghèo cho nhân dân trong vùng.
- Chăn nuôi: Theo số liệu của các xã năm 2014, số lượng gia súc, gia cầm trong khu vực như sau:
+ Tổng đàn Trâu: 2.134 con, trung bình có 0,4 con/hộ. + Tổng đàn bò: 344 con, trung bình có 0,05 con/hộ. + Tổng đàn lợn: 8.023 con, trung bình có 1,3 con/hộ. + Gia cầm các loại: 31.494 con, trung bình có 5,3 con/hộ.
Với lượng gia súc nói trên, nếu không có kế hoạch quản lý, bảo vệ tốt sẽ ảnh hưởng đến công tác quản lý, bảo vệ rừng nhất là rừng mới trồng. Trong những năm tới khu vực cần quy hoạch bãi chăn thả cụ thể từng địa phương và thay đổi tập quản chăn thả thành chăn dắt.
c. Thủy sản
Khu vực nghiên cứu có nhiều ao, sông suối và có hồ Núi Cốc, diện tích nuôi trồng thủy sản khoảng 2.500ha, sản lượng hàng năm khoảng 40-50 tấn/năm, đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của địa phương, đã cung cấp cá, tôm và các loại thủy sản khác cho nhu cầu của nhân dân trong tỉnh.
d. Cơ sở hạ tầng
- Giao thông: hệ thống giao thông khu vực khá phát triển, gồm cả trục chính và các dường nhánh, tạo thành mạng lưới giao thông khá hoàn chỉnh, tổng chiều dài các tuyến đường khoảng 150km. Trong đó chủ yếu là đường nhựa, đường vào trụ sở UBND các xã và các điểm dân cư chính rất thuận lợi.
- Thủy lợi:
+ Số đập nước hiện có: 3 cái. + Số phai, rọ chặn nước có: 6 cái.
+ Mương máng tưới tiêu có: 71,4km, trung bình có 0,014km/ha.
Với các công trình thủy lợi nói trên, đã đáp ứng tưới tiêu được khoảng 90% diện tích canh tác, 10% diện tích còn lại canh tác phụ thuộc vào nước mưa.
- Hạ tầng cơ sở: hầu hết trụ sở UBND 6 xã đều được xây dựng kiên cố nhà 2 tầng có đủ các phòng ban; các điểm trường học, trạm xá đã được xây nhà cấp 4 tương đối khang trang.
- Điện lưới quốc gia đã về đến tất cả các xã trong vùng. Tuy nhiên, xã