Vật liệu và phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rừng phòng hộ bảo vệ môi trường hồ núi cốc (Trang 38 - 40)

3.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

- Nghiên cứu được thực hiện tại 6 xã, gồm xã Phúc Trìu, Phúc Xuân, Phúc

Tân, Tân Thái, Lục Ba, Vạn Thọ khu vực quanh khu vực rừng phịng hộ bảo vệ mơi trường Hồ Núi Cốc.

3.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

Từ tháng 6/2015 đến tháng 6/2016.

3.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Công tác quản lý rừng phịng hộ bảo vệ mơi trường Hồ Núi Cốc

3.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.4.1. Tìm hiểu điều kiện TN- KT-XH thuộc phạm vi khu vực rừng phòng hộ BVMT Hồ Núi Cốc, ảnh hưởng của điều kiện đó đến rừng trồng BVMT Hồ Núi Cốc, ảnh hưởng của điều kiện đó đến rừng trồng

3.4.2. Hiện trạng tài nguyên đất và rừng khu vực rừng phòng hộ BVMT Hồ Núi Cốc Núi Cốc Núi Cốc

3.4.3. Công tác quản lý và phát triển vốn rừng tại khu vực nghiên cứu

3.4.4. Nguyên nhân chủ yếu đe dọa đến tài nguyên rừng phòng hộ BVMT Hồ Núi Cốc Núi Cốc Núi Cốc

3.4.5. Phân tích SWOT đối với cơng tác quản lý rừng tại khu vực nghiên cứu 3.4.6. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rừng phòng hộ bảo vệ 3.4.6. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rừng phòng hộ bảo vệ môi trường

3.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.5.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Thu thập số liệu thứ cấp được thực hiện tại các phòng, ban chức năng của Ban Quản lý rừng phòng hộ BVMT Hồ Núi Cốc, Chi cục Kiểm lâm Thái nguyên, UBND các xã Phúc Trìu, Phúc Xuân, Phúc Tân, Tân Thái, Lục Ba, Vạn Thọ và thơng tin từ sách, báo tạp chí, các tài liệu đã công bố.

Số liệu thu thập bao gồm: điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của khu vực; diện tích đất đai; tình hình sinh trưởng và phát triển của rừng; diện tích rừng; diễn biến tài nguyên rừng qua các năm.

3.5.2. Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp

Sử dụng phương pháp điều tra phỏng vấn bằng phiếu câu hỏi đối với 3 xã đại diện (Phúc Tân, Tân Thái, Phúc Xuân) thuộc phạm vi rừng phòng hộ BVMT Hồ Núi Cốc, mỗi xã 30 phiếu. Đây là các xã có diện tích rừng phịng hộ lớn, có điều kiện đất đai, địa hình phong phú trong khu vực nghiên cứu.

Phương pháp điều tra áp dụng là khối ngẫu nhiên, mỗi điểm nghiên cứu là 1 khối, các mẫu điều tra được chọn ngẫu nhiên trong danh sách thống kê các hộ có rừng của xã trong điểm nghiên cứu. Chỉ tiêu điều tra gồm có: tình hình sử dụng đất lâm nghiệp (loại đất rừng, diện tích được giao, cây trồng trên đất …), các hoạt động sử dụng nguồn tài nguyên rừng (thu lượm gỗ, củi, lâm sản ngồi gỗ …), thuận lợi, khó khăn trong công tác bảo vệ rừng …

3.5.3. Phương pháp phỏng vấn người chủ chốt (key informants panel)

Phỏng vấn các cán bộ quản lý thuộc Chi cục Kiểm Lâm; Trưởng Ban, phó Ban, cán bộ kĩ thuật, Hạt kiểm lâm, Ban Quản lý rừng phòng hộ BVMT Hồ Núi Cốc, nội dung, như: Tình hình quản lý, phát triển tài nguyên rừng trên địa bàn, hiện trạng tài nguyên rừng phòng hộ BVMT Hồ Núi Cốc, những thuận lợi và khó khăn trong cơng tác quản lý và bảo về rừng.

3.5.4. Phương pháp đánh giá SWOT (đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức) thách thức)

Trong nghiên cứu này, khung phân tích SWOT được sử dụng để tìm hiểu những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong công tác quản lý rừng hiện có. Kết quả phân tích ma trận SWOT sẽ là căn cứ quan trọng đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rừng bền vững.

Chúng tôi tiến hành thảo luận nhóm gồm 6 người, đó là những người am hiểu và trực tiếp liên quan đến công tác quản lý rừng, gồm: cán bộ quản lý rừng thuộc ban quản lý khu vực rừng phòng hộ bảo vệ môi trường; chủ nhiệm HTX; hộ dân tiêu biểu, trưởng thơn, những người có nhiều kinh nghiệm chăm sóc và bảo vệ rừng… để đánh giá SWOT đối với các hoạt động quản lý, bảo vệ rừng phòng hộ khu vực Hồ Núi Cốc.

3.5.5. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rừng phòng hộ bảo vệ môi trường hồ núi cốc (Trang 38 - 40)