Cơ cấu kinh tế khu vực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rừng phòng hộ bảo vệ môi trường hồ núi cốc (Trang 44 - 47)

Ngành kinh tế Tỷ trọng (%)

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Nông lâm nghiệp 61,2 61 60

Công nghiệp, xây dựng 16,7 16,8 17

Dịch vụ, thương mại 22,1 22,2 23

Tổng cộng (%) 100 100 100

Nguồn: Số liệu thống kê của các xã (2015)

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế: Từ năm 2012 đến 2014, tốc độ tăng trưởng trung bình năm đạt 10%, trong đó thương nghiệp và dịch vụ tăng 16%, công nghiệp, xây dựng tăng 12%, thấp nhất là nông, lâm nghiệp tăng 2%.

b. Về sản xuất nông nghiệp

- Trồng trọt là nghề chính của nhân dân trong vùng. Lúa và cây màu vẫn là cây trồng chủ yếu. Năng suất cây trồng không ngừng được nâng lên nhờ áp dụng những tiến bộ về giống và kĩ thuật canh tác.

Diện tích đất sản xuất nơng nghiệp: 2.671 ha, trong đó: + Diện tích đất ruộng: 1.775 ha.

+ Diện tích màu và cây cơng nghiệp: 896 ha.

Năng suất bình quân: Lúa 43,3 tạ/ha, Ngô 41,5 tạ/ha, Khoai, Sắn 63,5 tạ/ha.

Tổng sản lượng lương thực (kể cả màu quy thóc) 32.200 tấn/năm. Bình quân lương thực đạt: 520kg/người/năm.

Ngồi ra đây cịn là vùng chè lớn của tỉnh, với diện tích 650ha. Năng suất 80 tạ/ha. Sản lượng chè hàng năm 520 tấn, đem lại nguồn thu đáng kể cho các hộ sản xuất nơng lâm nghiệp, góp phần xóa đói, giảm nghèo cho nhân dân trong vùng.

- Chăn nuôi: Theo số liệu của các xã năm 2014, số lượng gia súc, gia cầm trong khu vực như sau:

+ Tổng đàn Trâu: 2.134 con, trung bình có 0,4 con/hộ. + Tổng đàn bị: 344 con, trung bình có 0,05 con/hộ. + Tổng đàn lợn: 8.023 con, trung bình có 1,3 con/hộ. + Gia cầm các loại: 31.494 con, trung bình có 5,3 con/hộ.

Với lượng gia súc nói trên, nếu khơng có kế hoạch quản lý, bảo vệ tốt sẽ ảnh hưởng đến công tác quản lý, bảo vệ rừng nhất là rừng mới trồng. Trong những năm tới khu vực cần quy hoạch bãi chăn thả cụ thể từng địa phương và thay đổi tập quản chăn thả thành chăn dắt.

c. Thủy sản

Khu vực nghiên cứu có nhiều ao, sơng suối và có hồ Núi Cốc, diện tích ni trồng thủy sản khoảng 2.500ha, sản lượng hàng năm khoảng 40-50 tấn/năm, đóng vai trị quan trọng trong nền kinh tế của địa phương, đã cung cấp cá, tôm và các loại thủy sản khác cho nhu cầu của nhân dân trong tỉnh.

d. Cơ sở hạ tầng

- Giao thông: hệ thống giao thông khu vực khá phát triển, gồm cả trục chính và các dường nhánh, tạo thành mạng lưới giao thơng khá hồn chỉnh, tổng chiều dài các tuyến đường khoảng 150km. Trong đó chủ yếu là đường nhựa, đường vào trụ sở UBND các xã và các điểm dân cư chính rất thuận lợi.

- Thủy lợi:

+ Số đập nước hiện có: 3 cái. + Số phai, rọ chặn nước có: 6 cái.

+ Mương máng tưới tiêu có: 71,4km, trung bình có 0,014km/ha.

Với các cơng trình thủy lợi nói trên, đã đáp ứng tưới tiêu được khoảng 90% diện tích canh tác, 10% diện tích cịn lại canh tác phụ thuộc vào nước mưa.

- Hạ tầng cơ sở: hầu hết trụ sở UBND 6 xã đều được xây dựng kiên cố nhà 2 tầng có đủ các phịng ban; các điểm trường học, trạm xá đã được xây nhà cấp 4 tương đối khang trang.

- Điện lưới quốc gia đã về đến tất cả các xã trong vùng. Tuy nhiên, xã Phúc Tân còn khoảng 5% số hộ chưa được dùng điện lưới quốc gia vì ở những khu vực sâu, xa.

e. Văn hóa xã hội

- Y tế: tuyến y tế cơ sở có 6 trạm xá với 26 giường bệnh, 41 y bác sỹ, bình quân 617 người/y bác sỹ.

Nhìn chung, về y tế cịn thiếu cán bộ y, bác sỹ; các trang thiết bị, y cụ, cơ sở vật chất chưa đáp ứng đầy đủ, do đó đã ảnh hưởng tới việc khám và chữa bệnh cho nhân dân trong vùng.

- Giáo dục: Do được sự quan tâm của nhà nước, các cấp chính quyền nên trong những năm gần đây cơ sở vật chất của ngành giáo dục đã được chú trọng đầu tư, xây dựng. Các phòng học đã nâng cấp, các cơ sở phân trường đã được bố trí xây dựng tới tận thơn bản (trong khu vực có 178 lớp học với 259 giáo viên, trung bình có 23 học sinh/giáo viên). Đời sống của giáo viên ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên, trang thiết bị giảng dạy cịn thiếu, do đó đã làm ảnh hưởng tới chất lượng giảng dạy và học tập.

- Thơng tin văn hóa: Đã được chú ý phát triển cả bề rộng và chiều sâu. Hiện tại 95% số dân trong khu vực được xem truyền hình, 98% được nghe đài phát thanh sóng trung ương, hầu hết ở các xã đã có trạm bưu điện và nhà văn hóa xã. Vì vậy, mọi chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước sớm được cập nhật, góp phần nâng cao trình độ văn hóa và trình độ dân trí của nhân dân.

4.2. HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ RỪNG KHU VỰC RỪNG PHÒNG HỘ BVMT HỒ NÚI CỐC

4.2.1. Hiện trạng sử dụng đất tại khu vực

Khu vực rừng phòng hộ BVMT Hồ Núi Cốc nằm trên địa bàn 6 xã gồm: Phúc Xuân, Phúc Trìu (TP Thái Nguyên); Phúc Tân (Phổ Yên); Lục Ba, Tân Thái, Vạn Thọ (Đại Từ). Tổng diện tích tự nhiên khu vực là 11.283ha, trong đó:

- Nhóm đất nơng nghiệp là 7.676ha, chiếm 68% diện tích tự nhiên khu rừng, trong đó:

+ Đất sản xuất nơng nghiệp là 2.961ha, chiếm 39% nhóm đất nơng nghiệp và chiếm 26,24% tổng diện tích tự nhiên.

- Đất lâm nghiệp là 4.714ha, chiếm 61% nhóm đất nơng nghiệp và chiếm 41,78% tổng diện tích tự nhiên.

- Nhóm đất phi nơng nghiệp là 3.465ha, chiếm 30,7% diện tích tự nhiên. - Nhóm đất chưa sử dụng là 145ha, chiếm 1,28% diện tích tự nhiên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rừng phòng hộ bảo vệ môi trường hồ núi cốc (Trang 44 - 47)