Công tác giao đất, giao rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rừng phòng hộ bảo vệ môi trường hồ núi cốc (Trang 53 - 56)

Để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ, phục hồi nguồn tài nguyên rừng, căn cứ Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 1991, Luật đất đai năm 1993 kèm theo nghị định 02/1994 về thực hiện giao đất và nghị định 01/1995 về thực hiện khoán. Từ năm 1999 UBND tỉnh Thái Nguyên triển khai thực hiện chính sách giao đất, giao rừng với mong muốn tất cả diện tích rừng đều có chủ, đồng thời tăng cường sự tham gia của người dân trong bảo vệ và phát triển vồn rừng bằng các hoạt động trồng rừng và khoanh nuôi phục hồi rừng.

Tại khu vực nghiên cứu, đến nay tất cả diện tích đất rừng và rừng cơ bản đã có chủ với 2.395,4ha giao cho Bản quản lý rừng phòng hộ, 999,4ha giao cho gia đình cá nhân sống quanh khu vực rừng phòng hộ, phần còn lại giao cho các tổ chức khác.

Bảng 4.5. Diện tích rừng phân theo chủ quản lý

Đơn vị: ha

Loại đất, loại rừng

Phân theo chủ quản lý Tổng diện tích BQL Hộ gia đình Tổ chức khác Tổng diện tích 3.453 2.395,4 999,4 58,2 I. Đất có rừng 3.206,7 2.224,3 924,2 58,2 1. Rừng tự nhiên 310,6 142,3 124,1 44,2

Rừng non phục hổi (IIA) 310,6 142,3 124,1 44,2

2. Rừng trồng 2.896,1 2.082 800,1 14 a. Cây bản địa 3,5 3,5 b. Rừng keo 2.892,6 2.078,5 800,1 14 Keo I 369,6 255,1 102,5 12 Keo II 1.207,4 965,9 241,5 Keo III 1.015,6 730,3 283,3 2 Keo IV 255 105,8 149,2 Keo V 45 21,4 23,6 II. Đất chưa có rừng 246,3 171,1 75,2 Đất trống trảng cỏ (IA) 6,6 2,8 3,8 Đất trống cây bụi (IB) 78,3 75,9 2,4 Đất trống cây gỗ rải rác (IC) 161,4 92,4 69

Nguồn: BQL rừng PHBVMT Hồ Núi Cốc (2015)

Từ bảng 4.5 cho thấy:

* Đối với ban quản lý rừng PHBVMT Hồ Núi Cốc: đơn vị này được giao quản

lý rừng và đất rừng là 2.395,4ha, chiếm 69,37%. Tuy nhiên, qua phỏng vấn cán bộ địa chính và cán bộ quản lý rừng thì cho thấy, đến nay những diện tích này vẫn chưa được cấp GCNQSDD .

* Đối với giao đất, giao rừng cho hộ gia đình: Từ năm 1999 đến nay, ủy ban nhân dân đã giao đất, giao rừng là 999,39ha, cho 1.224 hộ gia đình, trong đó:

+ Diện tích đã được cấp GCNQSDD là: 115,31ha, thuộc 93 hộ (xã Phúc Trìu có 5 hộ, xã Phúc Xuân 10 hộ, xã Tân Thái 68 hộ và Phúc Tân 10 hộ). Điều này đã tạo căn cứ vững chắc cho người dân có thể yên tâm sử dụng diện tích đất được giao vào hoạt động trồng rừng và tăng tránh nhiệm trong công tác bảo vệ những diện tích rừng hiện có.

+ Diện tích còn lại 884,08ha, thuộc 1.131 hộ mới được cấp bìa xanh (gọi là hợp đồng giao khoán trước kia). Tuy nhiên bìa xanh đã được hạt kiểm và uy ban nhân dân thu hồi và đang trong thời gian chờ cấp số đỏ. Cho đến nay có đến 92,4% số hộ được giao đất nhưng chưa cấp GCNQSDD, điều này làm cản trở hoạt động trồng rừng của các hộ vì tâm lý lo sợ nhà nước có thể thu hồi lại bất cứ lúc nào, các hộ không yên tâm để đầu tư trồng cây trên đất.

Thực tế, khu vực nghiên cứu này là khác với nghiên cứu của Trần Duy Rương và cs.(2014) ở Tỉnh Bắc Kạn: trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn chưa giao rừng phòng hộ cho HGĐ.

* Đối với giao đất, giao rừng cho các tổ chức khác:

Trong 4 khu vực có 4 đơn vị được UBND tỉnh giao cho quản lý bảo vệ rừng là Trung tâm chữa bệnh giáo dục lao động xã hội Thái Nguyên với diện tích 50ha, Khách sạn du lịch công đoàn diện tích 4,2ha, Khách sạn Phương Nam 2ha, Công ty TNHH một thành viên du lịch sinh thái Trường Sinh 2ha. Nhưng tất cả các chủ quản lý này mới chỉ có Quyết định của tỉnh, cũng chưa được cấp GCNQSDD.

Nhìn chung, sau khi được giao, khoán rừng và đất lâm nghiệp nhiều tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đã ý thức được vai trò của mình trên diện tích đất lâm nghiệp được giao và lợi ích kinh tế từ rừng. Chính vì vậy, đã có bước chuyển đổi về cơ cấu đầu tư và thu nhập của các hộ gia đình. Nhiều hộ gia đình, cá nhân, doanh nghiệp đã đầu tư lao động, tiền vốn để bảo vệ rừng; phát triển và kinh doanh từ rừng có hiệu quả.

Tuy nhiên, công tác giao, khoán rừng và đất lâm nghiệp còn nhiều bất cập: - Hồ sơ giao đất, giao rừng còn sơ sài và thiếu tính đồng bộ. Việc giao đất không xác định tại thực địa, ranh giới các khu đất không rõ ràng, nhiều diện tích giao chồng chéo nên xảy ra các tranh chấp giữa các chủ rừng.

- Xác định diện tích giao bằng các phương pháp đo đạc đơn giản, sai số nhiều; chưa xác định được chất lượng, giá trị rừng ... trước khi giao khoán, dẫn đến người nhận rừng không được hưởng lợi từ sinh khối tăng thêm của rừng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rừng phòng hộ bảo vệ môi trường hồ núi cốc (Trang 53 - 56)