Nhu cầu sử dụng củi của hộ gia đình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rừng phòng hộ bảo vệ môi trường hồ núi cốc (Trang 61 - 62)

Xã điều tra

Số hộ sử dụng củi làm chất

đốt

Mức độ sử dụng vật liệu củi trong tổng chất đốt tiêu thụ nông hộ >50% 50-30% <30% Phúc Tân 24 10 5 12 Tân Thái 23 9 6 8 Phúc Xuân 20 5 4 14 Tổng 67 (74%) 24 (27%) 15 (17%) 34 (38%)

Thực tế khảo sát cho thấy: nhu cầu sử dụng cho vật liệu đốt của 3 xã là trên 70%, trong đó có 24 hộ (chiếm 27%) vẫn sử dụng trên 50% vật liệu củi trong tổng chất đốt hàng ngày cho gia đình, một số hộ mặc dù khơng sử dụng củi trong nấu ăn, nhưng họ lại sử dụng để nấu rượu, nấu thức ăn cho lợn, để sao chè.... Do vậy, có thể nói nhu cầu về lượng củi sử dụng hàng ngày của các hộ quanh vùng Hồ Núi Cốc là một áp lực lớn đối với tài nguyên rừng khu vực này.

4.4.4. Cơng tác quản lý cịn hạn chế

Qua ý kiến từ một số cán bộ tham gia trực tiếp trong cơng tác quản lý rừng thì thực tế cơng tác quản lý vẫn cịn gặp một số khó khăn:

- Hệ thống văn bản pháp luật và chính sách lâm nghiệp thiếu đồng bộ, thậm chí cịn có sự chồng chéo, chung chung khó thực hiện, Ví dụ: Chính sách hưởng lợi của các hộ gia đình, các chủ thể tham gia trong cơng tác quản lý bản vệ rừng còn chưa rõ rãng. Cụ thể như: quy định về sản phẩm chính/ sản phẩm phụ, tỉa thưa/ cây phụ trợ và cơ chế hưởng lợi từ rừng, có những quy định rất khó đánh giá và xác định. Có những quy định khơng thể thực hiện đuợc, ví dụ đánh giá trữ lượng rừng để cho phép khai thác: ai đánh giá, bộ tiêu chí đánh giá ở đâu. Có quy định không thống nhất về khai thác gỗ gia dụng giữa Quyết định 178/2001/QĐ-TTg (quy định cơ hưởng lợi) và Quyết định 186/2006/QĐ-TTg (quy định quy chế quản lý rừng).

- Trong giao đất, giao rừng, cấp GCNQSDĐ, sự phối hợp của các Ban, Ngành, địa phương và BQL rừng chưa thống nhất (cụ thể phòng tài nguyên và môi trường cấp GCNQSDĐ không thông qua Ban Quản lý rừng phòng hộ để phối hợp). Cho đến nay, công tác cấp GCNQSDĐ cho các hộ được giao vẫn chưa hoàn thành.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rừng phòng hộ bảo vệ môi trường hồ núi cốc (Trang 61 - 62)