Diện tích rừng phân theo chủ quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rừng phòng hộ bảo vệ môi trường hồ núi cốc (Trang 54 - 57)

Đơn vị: ha

Loại đất, loại rừng

Phân theo chủ quản lý Tổng diện tích BQL Hộ gia đình Tổ chức khác Tổng diện tích 3.453 2.395,4 999,4 58,2 I. Đất có rừng 3.206,7 2.224,3 924,2 58,2 1. Rừng tự nhiên 310,6 142,3 124,1 44,2

Rừng non phục hổi (IIA) 310,6 142,3 124,1 44,2

2. Rừng trồng 2.896,1 2.082 800,1 14 a. Cây bản địa 3,5 3,5 b. Rừng keo 2.892,6 2.078,5 800,1 14 Keo I 369,6 255,1 102,5 12 Keo II 1.207,4 965,9 241,5 Keo III 1.015,6 730,3 283,3 2 Keo IV 255 105,8 149,2 Keo V 45 21,4 23,6 II. Đất chưa có rừng 246,3 171,1 75,2 Đất trống trảng cỏ (IA) 6,6 2,8 3,8 Đất trống cây bụi (IB) 78,3 75,9 2,4 Đất trống cây gỗ rải rác (IC) 161,4 92,4 69

Nguồn: BQL rừng PHBVMT Hồ Núi Cốc (2015)

Từ bảng 4.5 cho thấy:

* Đối với ban quản lý rừng PHBVMT Hồ Núi Cốc: đơn vị này được giao quản lý rừng và đất rừng là 2.395,4ha, chiếm 69,37%. Tuy nhiên, qua phỏng vấn cán bộ địa chính và cán bộ quản lý rừng thì cho thấy, đến nay những diện tích này vẫn chưa được cấp GCNQSDD .

* Đối với giao đất, giao rừng cho hộ gia đình: Từ năm 1999 đến nay, ủy ban nhân dân đã giao đất, giao rừng là 999,39ha, cho 1.224 hộ gia đình, trong đó:

+ Diện tích đã được cấp GCNQSDD là: 115,31ha, thuộc 93 hộ (xã Phúc Trìu có 5 hộ, xã Phúc Xuân 10 hộ, xã Tân Thái 68 hộ và Phúc Tân 10 hộ). Điều này đã tạo căn cứ vững chắc cho người dân có thể yên tâm sử dụng diện tích đất được giao vào hoạt động trồng rừng và tăng tránh nhiệm trong công tác bảo vệ những diện tích rừng hiện có.

+ Diện tích cịn lại 884,08ha, thuộc 1.131 hộ mới được cấp bìa xanh (gọi là hợp đồng giao khốn trước kia). Tuy nhiên bìa xanh đã được hạt kiểm và uy ban nhân dân thu hồi và đang trong thời gian chờ cấp số đỏ. Cho đến nay có đến 92,4% số hộ được giao đất nhưng chưa cấp GCNQSDD, điều này làm cản trở hoạt động trồng rừng của các hộ vì tâm lý lo sợ nhà nước có thể thu hồi lại bất cứ lúc nào, các hộ không yên tâm để đầu tư trồng cây trên đất.

Thực tế, khu vực nghiên cứu này là khác với nghiên cứu của Trần Duy Rương và cs.(2014) ở Tỉnh Bắc Kạn: trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn chưa giao rừng phòng hộ cho HGĐ.

* Đối với giao đất, giao rừng cho các tổ chức khác:

Trong 4 khu vực có 4 đơn vị được UBND tỉnh giao cho quản lý bảo vệ rừng là Trung tâm chữa bệnh giáo dục lao động xã hội Thái Nguyên với diện tích 50ha, Khách sạn du lịch cơng đồn diện tích 4,2ha, Khách sạn Phương Nam 2ha, Công ty TNHH một thành viên du lịch sinh thái Trường Sinh 2ha. Nhưng tất cả các chủ quản lý này mới chỉ có Quyết định của tỉnh, cũng chưa được cấp GCNQSDD.

Nhìn chung, sau khi được giao, khoán rừng và đất lâm nghiệp nhiều tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đã ý thức được vai trị của mình trên diện tích đất lâm nghiệp được giao và lợi ích kinh tế từ rừng. Chính vì vậy, đã có bước chuyển đổi về cơ cấu đầu tư và thu nhập của các hộ gia đình. Nhiều hộ gia đình, cá nhân, doanh nghiệp đã đầu tư lao động, tiền vốn để bảo vệ rừng; phát triển và kinh doanh từ rừng có hiệu quả.

Tuy nhiên, cơng tác giao, khốn rừng và đất lâm nghiệp còn nhiều bất cập: - Hồ sơ giao đất, giao rừng cịn sơ sài và thiếu tính đồng bộ. Việc giao đất không xác định tại thực địa, ranh giới các khu đất không rõ ràng, nhiều diện tích giao chồng chéo nên xảy ra các tranh chấp giữa các chủ rừng.

- Xác định diện tích giao bằng các phương pháp đo đạc đơn giản, sai số nhiều; chưa xác định được chất lượng, giá trị rừng ... trước khi giao khoán, dẫn đến người nhận rừng không được hưởng lợi từ sinh khối tăng thêm của rừng.

4.3.3. Hoạt động sử dụng đất rừng và bảo vệ tài nguyên rừng.

4.3.3.1. Hoạt động trồng rừng

Tổng diện tích rừng trồng trên khu vực từ năm 2006 đến 2014 là 957,8ha (Ban quản lý rừng PH BVMT Hồ Núi Cốc), đây là diện tích trồng rừng theo dự án 661 và bằng vốn tự có của người dân. Về diện tích cũng như chất lượng cây trồng đảm bảo tiêu chuẩn kĩ thuật, góp phần đáng kể tăng độ che phủ rừng. Tuy nhiên, rừng trồng chủ yếu thuần loài Keo tai tượng, tuổi thọ thấp, giá trị cảnh quan, kinh tế thấp. Hiện nay, nhiều diện tích đất trống đã được trồng bằng các loài cây bản địa: Lát, Trám, Re … theo dự án đầu tư bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ BVMT Hồ Núi Cốc giai đoạn 2011 – 2020 hoặc nguồn vốn từ các tổ chức, cá nhân, như: Trung tâm sinh thái Trường Sinh mới trồng 3,5ha cây sinh trưởng tốt.

Ngồi ra, hoạt động của các chương trình hỗ trợ cho trồng rừng cịn tạo việc làm ổn định cho đồng bào các dân tộc, góp phần thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo. Nhiều diện tích rừng được trồng mới, khoanh ni và bảo vệ, cùng với đó là cơ sở hạ tầng khu vực cũng được đầu tư. Tuy nhiên, các dự án này cũng có những tồn tại, như là vốn đầu tư cho khâu lâm sinh còn thấp, cho hạ tầng và trang thiết bị là chưa đáng kể; diện tích trồng phân tán và chỉ tập trung ở những khu vực dễ thực hiện, một số nơi còn sai đối tượng (trồng trên rừng sản xuất).

4.3.3.2. Công tác bảo vệ, khoanh nuôi phục hồi rừng

Lực lượng bảo vệ rừng trong khu vực chủ yếu là lực lượng kiểm lâm địa bàn cùng với các Ban lâm nghiệp của các xã, các tổ bảo vệ và phòng chống cháy rừng của địa phương và các hộ gia đình được giao và khốn bảo vệ rừng của các xã. Cơng tác quản lý bảo vệ rừng ở khu vực đã được lãnh đạo và người dân chú trọng thực hiện, nhiều vụ vi phạm lâm luật được phát hiện và xử lý kịp thời. Tuy nhiên, do địa bàn phân bố của khu vực rừng phịng hộ q rộng nên đơi khi cũng gây khó khăn cho lực lượng bảo vệ.

Từ năm 2006 đến 2014 đã khoanh ni được 651,1ha. Nhìn chung rừng phục hồi tương đối tốt. Tuy nhiên, là khu vực đông dân cư, đất trống đồi trọc hình thành do quá trình làm nương rẫy nhiều lần vì vậy khả năng tái sinh tự nhiên còn hạn chế so với các khu vực khác trong tỉnh.

4.4. NGUYÊN NHÂN CHỦ YẾU ĐE DỌA ĐẾN TÀI NGUYÊN RỪNG PHÒNG HỘ BVMT HỒ NÚI CỐC

4.4.1. Chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất lâm nghiệp sang phi lâm nghiệp

Rừng PHBVMT Hồ Núi Cốc là khu vực có điều kiện phát triển du lịch; mật độ dân số ngày càng tăng cao, các cơng trình hạ tầng kĩ thuật được đầu tư nhiều để đáp ứng nhu cầu sử dụng trong khi quỹ đất hạn chế, dẫn đến sự cạnh tranh về sử dụng đất, nhiều diện tích rừng phịng hộ được chuyển đổi một cách trái phép. Cu thể hơn, sự suy giảm diện tích đất lâm nghiệp đã được thể hiện trong bảng 4.5 và biểu đồ 4.1. Nguyên nhân chính cho sự suy giảm này là do làm đường giao thông, làm khu du lịch (khách sạn du lịch cơng đồn diện tích 4,2ha, Khách sạn Phương Nam 2ha, Công ty TNHH một thành viên du lịch sinh thái Trường Sinh 2ha ...).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rừng phòng hộ bảo vệ môi trường hồ núi cốc (Trang 54 - 57)