Giải pháp về công tác quản lý rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rừng phòng hộ bảo vệ môi trường hồ núi cốc (Trang 66 - 67)

Rừng PHBVMT với diện tích: 3.453 ha, nhưng nằm trên địa bàn 6 xã thuộc 2 huyện và thành phố Thài Nguyên, có nhiều hướng vận chuyện lâm sản theo đường bộ, đường thủy... dó đó rất khó khăn trong quản lý bảo vệ rừng. Mặc dù trong dự án đã đầu tư các nôi dung xây dựng trạm bảo vệ, chòi canh, đường lâm nghiệp, đường bằng cản lửa... Tuy nhiên cần thiết có những giải pháp chủ yếu sau:

- Nhanh chóng hoàn thành công tác giao đất, giao rừng lâu dài cho Ban Quản lý rừng (theo tinh thần QĐ-186 TTg); trên cơ sở đó Ban quản lý rừng sẽ giao khoán rừng và đất rừng cho từng chủ rừng trên địa bàn (hộ gia đình, cá nhân, doanh nghiệp, cộng đồng...).

- Cần đẩy nhanh công tác cấp giấy CNQSDĐ cho những hộ đã được giao để thúc đẩy hoạt động trồng rừng và tránh xảy ra cạnh trạnh, mâu thuẫn trong sử dụng đất rừng.

- Thực hiện đóng mốc ranh giới rừng PHBVMT với rừng sản xuất và các loai đất đai khác như đất nông nghiệp, xây dựng.

- Kiện toàn hệ thống quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn, bảo gồm lực lượng kiểm lâm của Ban, kiểm lâm địa bàn, ban lâm nghiệp các xã, các tổ bảo vệ rừng và PCCCR của các thôn bản để thực hiện đồng quản lý rừng PHBVMT. Đầu tư trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ rừng và PCCR.

- Làm rõ nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền lợi của các địa phương (bản, xã, huyện), các tổ đội bảo vệ và PCCR, các hộ gia đình, cá nhân, doanh nghiệp tham gia bảo vệ rừng và PCCCR.

- Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, học tập Luật bảo vệ và phát triển rừng và các quy định phát luật khác đến cơ quan, đoàn thể, nhân dân, trường học về công tác bảo vệ và PCCCR.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rừng phòng hộ bảo vệ môi trường hồ núi cốc (Trang 66 - 67)