Thực trạng và công tác bảo vệ phát triển tài nguyên rừng ở Tỉnh Thá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rừng phòng hộ bảo vệ môi trường hồ núi cốc (Trang 31 - 38)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.3 Thực trạng tài nguyên rừng và công tác quản lý rừng ở Việt Nam

2.3.4. Thực trạng và công tác bảo vệ phát triển tài nguyên rừng ở Tỉnh Thá

trọng điểm tập trung tại các tỉnh Tây Nguyên, Bình Thuận, Bình Phước... Trong khi đó, lực lượng kiểm lâm ln có lý do là thiếu về qn số, yếu về trang thiết bị; cịn chính quyền cấp cơ sở thì bng lỏng quản lý.Nhiều địa phương do e ngại trách nhiệm đã gây khó khăn cho lực lượng kiểm lâm trong việc thống kê các thiệt hại về rừng. Chính vì vậy, nhiều vụ việc đã khơng được báo cáo kịp thời dẫn đến hậu quả nghiêm trọng (Cục kiểm lâm, 2013).

2.3.4. Thực trạng và công tác bảo vệ phát triển tài nguyên rừng ở Tỉnh Thái Nguyên Thái Nguyên

Thái Nguyên hiện có diện tích rừng và đất lâm nghiệp là: 179.883,78ha, trong đó tập trung chủ yếu ở các huyện Võ Nhai và Định Hóa. Với tỷ lệ che phủ chung xấp xỉ 48% rừng trở thành nguồn tài nguyên và yếu tố môi trường vơ cùng q giá của tỉnh. Nó được xem như lá phổi xanh để bảo vệ môi sinh cho tỉnh xấp xỉ 1,4 triệu người cùng tốc độ cơng nghiệp hố đang diễn ra ngày càng nhanh chóng. Rừng ở Thái Nguyên cũng là yếu tố cần thiết cho bảo vệ những di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, cho giáo dục mơi trường, hình thành những tâm lý, tình cảm yêu thiên nhiên ... Rừng tại Thái Nguyên cũng trực tiếp cung cấp nhiều

dịch vụ du lịch, giải trí và nghỉ dưỡng có giá trị cao, cung cấp nhiều lâm đặc sản khác nhau như một nguồn sống của người dân địa phương.

Theo báo cáo của ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên trong đề án quy hoạch và phát triển, bảo vệ rừng tỉnh giai đoạn 2011-2020 thực hiện theo Nghị quyết số 03/2011/NQ-HĐND ngày 03/4/2011 về quy hoạch và bảo vệ phát triển rừng Thái nguyên giai đoạn 2011-2020 thì nhiệm vụ của tỉnh trong bảo vệ phát triển tài nguyên rừng gồm:

- Quản lý bền vững và sản xuất kinh doanh có hiệu quả: 83.919,0 ha rừng sản xuất, trong đó: 51.794,0 ha rừng trồng và 32.125 ha rừng tự nhiên.

- Quy hoạch hợp lý, quản lý và sử dụng có hiệu quả diện tích rừng phịng hộ là 48.386,0 ha và diện tích rừng đặc dụng là 34.802,0 ha.

- Trồng rừng mới 14.552,0 ha, trong đó: rừng phịng hộ 2.845,0 ha; rừng đặc dụng 370,0 ha và 11.337,0 ha rừng sản xuất. Trồng lại rừng sau khai thác 41.218,0 ha giai đoạn 2011 - 2015 và giai đoạn 2016 - 2020 trồng 53.640,0 ha.

- Khoanh nuôi tái sinh rừng 5.450,0 ha. - Cải tạo rừng: 5.330,0 ha.

- Trồng cây phân tán: 1,6 triệu cây/năm.

- Xây dựng hệ thống vườn ươm, rừng giống hoàn chỉnh nhằm cung cấp giống cây trồng đảm bảo về số lượng và chất lượng cho trồng rừng tại địa phương.

- Sản lượng gỗ khai thác trên địa bàn tỉnh 346.984,0 m3/năm trong giai đoạn 2011 - 2015.

- Khai thác củi dùng cho khu vực nơng thơn duy trì ở mức 623.000 Ste/năm. Để đạt được các nhiệm vụ đặt ra ủy ban nhân dân tỉnh đã triển khai thực hiện Nghị quyết và đưa ra các dự án ưu tiên:

- Thực hiện các Dự án của Đề án Bảo vệ và phát triển rừng khu ATK Định Hoá tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2008 - 2020 theo Quyết định 1134/QĐ-TTg ngày 21/8/2008 của Thủ tướng Chính phủ.

- Dự án hỗ trợ người dân vùng cao trồng rừng thay thế nương rãy tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2008 - 2015

- Dự án Trồng rừng nguyên liệu cho Nhà máy giấy An Hoà tỉnh Tuyên Quang trên địa bàn 02 huyện của tỉnh Thái Nguyên.

- Đề án Giao rừng, cho thuê rừng tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2008-2011. - Dự án Phát triển trồng cây phân tán và lâm nông kết hợp.

- Dự án đầu tư và phát triển giống cây lâm nghiệp chất lượng cao.

- Dự án Xác lập khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên.

- Dự án thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về bảo vệ và phát triển rừng.

* Một số căn cứ pháp lý về quản lý bảo vệ rừng ở Việt Nam

Cơ chế chính sách là một mắt xích rất quan trọng, quyết định đến sự thành bại của bất kỳ quá trình sản xuất nào. Vì vậy, để góp phần thực hiện đường lối đổi mới của đất nước trong đó có phát triển lâm ngiệp, đặc biệt là phát triển rừng trồng sản xuất, một hệ thống các chính sách có liên quan đã được ban hành và hồn thiện dần, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất lâm nghiệp vận động theo cơ chế thị trường.

Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10;tại kì họp Quốc hội Số: 29/2004/QH11 đưa ra Luật bảo vệ và phát triển rừng.

Luật này quy định về bảo vệ và phát triển rừng.

Điều 45. Nguyên tắc phát triển, sử dụng rừng phòng hộ

1. Rừng phòng hộ đầu nguồn phải được xây dựng thành rừng tập trung, liền vùng, nhiều tầng.

2. Rừng phịng hộ chắn gió, chắn cát bay, chắn sóng, lấn biển, bảo vệ mơi trường phải được xây dựng thành các đai rừng phù hợp với điều kiện tự nhiên ở từng vùng.

3. Việc kết hợp sản xuất lâm nghiệp - nông nghiệp - ngư nghiệp, kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái - môi trường, khai thác lâm sản và các lợi ích khác của rừng phịng hộ phải tuân theo quy chế quản lý rừng.

1. Những khu rừng phòng hộ đầu nguồn tập trung có diện tích từ năm nghìn hecta trở lên hoặc có diện tích dưới năm nghìn hecta nhưng có tầm quan trọng về chức năng phịng hộ hoặc rừng phịng hộ ven biển quan trọng phải có Ban quản lý. Ban quản lý khu rừng phòng hộ là tổ chức sự nghiệp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập theo quy chế quản lý rừng.

2. Những khu rừng phịng hộ khơng thuộc quy định tại khoản 1 Điều này thì Nhà nước giao, cho thuê cho các tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân, hộ gia đình, cá nhân tại chỗ quản lý, bảo vệ và sử dụng.

Điều 47. Khai thác lâm sản trong rừng phòng hộ

1. Trong rừng phòng hộ là rừng tự nhiên được phép khai thác cây đã chết, cây sâu bệnh, cây đứng ở nơi mật độ lớn hơn mật độ quy định theo quy chế quản lý rừng, trừ các loài thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm bị cấm khai thác theo quy định của Chính phủ về Chế độ quản lý, bảo vệ những loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và Danh mục những loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.

2. Việc khai thác lâm sản ngoài gỗ trong rừng phòng hộ là rừng tự nhiên được quy định như sau:

a) Được phép khai thác các loại măng, tre nứa trong rừng phòng hộ khi đã đạt yêu cầu phòng hộ theo quy chế quản lý rừng;

b) Được phép khai thác các loại lâm sản khác ngoài gỗ mà khơng làm ảnh hưởng đến khả năng phịng hộ của rừng, trừ các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm bị cấm khai thác theo quy định của Chính phủ về Chế độ quản lý, bảo vệ những loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và Danh mục những loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.

3. Việc khai thác rừng phòng hộ là rừng trồng được quy định như sau: a) Được phép khai thác cây phụ trợ, chặt tỉa thưa khi rừng trồng có mật độ lớn hơn mật độ quy định theo quy chế quản lý rừng;

b) Được phép khai thác cây trồng chính khi đạt tiêu chuẩn khai thác theo phương thức khai thác chọn hoặc chặt trắng theo băng, theo đám rừng;

c) Sau khi khai thác, chủ rừng phải thực hiện việc tái sinh hoặc trồng lại rừng ngay trong vụ trồng rừng kế tiếp và tiếp tục quản lý, bảo vệ.

quản lý rừng, thực hiện đúng quy trình, quy phạm kỹ thuật của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thơn, bảo đảm duy trì khả năng phịng hộ bền vững của rừng.

Một số chính sách hiện hành trong quản lý xây dựng rừng tại khu vực như sau:

a) Nhưng chính sách văn bản của nhà nước và Bộ NN & PTNT

- Luật bảo vệ và phát triển rừng (năm 1991 và sửa đổi bổ sung năm 2004) cùng các văn bản hướng dẫn.

- Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật bảo vệ và phát triển rừng.

- Luật đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn.

- Nghị định số 02/CP ngày 15/01/1994 về giao đất lâm nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân.

- Nghị định số 01/CP ngày 01/01/1995 của Chính phủ về giao khốn đất sử dụng vào mục đích sản xuất nơng, lâm nghiệp.

- Nghị định số 163/1999/NĐ-CP ngày 16/11/1999 của Chính phủ về việc giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp.

- Quyết định số 661/TTg ngày 29/07/1998 của Thủ tướng Chính phủ về Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng.

- Quyết định 178/2001/QĐ-TTg quy đình về quyền lợi và nghĩa vụ của các chủ thể khi tham gia quản lý rừng.

- Nghị định 147/2010/NĐ-Cp ngày 10/09/2007 của Thủ tướng chính phủ quy định một số chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2007-2015.

- Quyết đinh số 57/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020.

- Quyết định 07/2012/QĐ-TTg, ngày 08/2/2012 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng.

- Thông tư số 34/2009/TT-BNNPTNT ngày 10/06/2009 của bộ NN&PTNT quy định tiêu chí xác đinh và phân loại rừng.

- Quyết định số 40/2005/QĐ-BNN ngày 07/7/2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành Quy chế về khai thác gỗ và lâm sản khác.

b) Những văn bản của tỉnh Thái Nguyên

- Quyết định số 1563/QĐ-UBND ngày 08/08/2007 của UBND tỉnh Thái Nguyên về phê duyệt kết quả rà soát quy hoạch 3 loại rừng Tỉnh Thái Nguyên.

- Quyết định số 3467/QĐ-UBND ngày 28/12/2009 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc phê duyệt dự án xác lập khu rừng phòng hộ bảo vệ môi trường Hồ Núi Cốc.

- Quyết định số 1615/QĐ-UBND ngày 28/6/2011 của UBND tỉnh Thái Nguyên phê duyệt quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011-2020.

- Quyết định số 291/QĐ-UBND ngày 24/2/2012 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc giao kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách Trung ương.

- Công văn số 330/SNN-LN ngày 23 tháng 3 năm 2012 của sở Nông Nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên về việc xây dựng dự án đầu tư bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020 trên địa bản tỉnh.

- Quyết định số 1662/QĐ-UBND ngày 02/8/2012 về việc phê duyệt đề cương kỹ thuật dự án đầu tư bảo vệ và phát triển rừng phịng hộ bảo vệ mơi trường Hồ Núi Cốc tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011-2020.

- Quyết định số 1982/QĐ-UBND ngày 31/8/2012 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc phê duyệt dự tốn kinh phí xây dựng dự án Đầu tư bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Thái Nguyên của các đơn vị giai đoạn 2011-2020.

Nhìn chung các hệ thống văn bản phát luật liên quan đến quản lý rừng và đất rừng tương đối đầy đủ, chúng tạo căn cứ pháp lý cho các cơ quan thực thi nhiệm vụ bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng.

Hiện nay, đã có nhiều đề tài, nghiên cứu về sự tác động, ảnh hưởng, phụ thuộc của người dân đến tài nguyên rừng; ảnh hưởng của chính sách giao đất, giao rừng; đánh giá hiện trạng tài nguyên rừng từ đó đề xuất các giải pháp tăng cường hiệu quả trong cơng tác quản lý ... nhiều mắt xích, vấn đề trong cơng tác quản lý rừng được đề cập đến nhưng mỗi đề tài chỉ nghiên cứu trên một lĩnh vực cụ thể hoặc được tìm hiểu, đánh giá ở các địa phương khác. Cơng tác quản lý nói chung và quản lý tài nguyên rừng nói riêng không thể thành công nếu áp dụng nguyên mẫu mơ hình tổ chức tại các nơi khác vào một địa phương cụ thể. Do

vậy, nghiên cứu này được tiến hành nhằm tìm hiểu một cách tổng thể những nguyên nhân, hạn chế trong quá trình bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng tại khu vực rừng phịng hộ bảo vệ mơi trường Hồ Núi Cốc, từ đó đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rừng phòng hộ bảo vệ môi trường hồ núi cốc (Trang 31 - 38)