Để thực hiện tốt công tác phát triển rừng theo đề án đề ra cần những giải pháp cụ thể sau:
- Đôi với cây giống và chủng loại cây giống trồng rừng: Do cơ cấu cây trồng rừng PHBVMT cần nhiều chủng loại cây, yêu cầu chất lượng cao, do đó:
+ Phải chủ động gieo ươm, tạo cây giống theo đúng kỹ thuật và tiến độ trồng rừng ngay tại vườn ươm của Ban để cung cấp cây giống kịp thời khi cần.
+ Nên chọn giống có chất lượng tốt và phẩm chất tốt, tỷ lệ sống cao. Nhất thiết phải đưa cây giống (dẫn giống) về vườn tối thiểu 2-3 tháng trước khi đem trồng.
- Đối với công tác khoanh nuôi tái sinh và làm giàu rừng tự nhiên: Phải thực hiện tốt công tác thiết kết đến từng lô. Chú trọng công tác vệ sinh rừng, chặt
bỏ cây phẩm chất kém, sâu bệnh, dây leo bụi rậm... và tỷ lệ cây gỗ, cây tái sinh, thảm tươi giữ lại hợp lý che bóng cho cây trồng bổ sung phát triển. Trong trồng cây bổ sung phải đảm bảo kỹ thuật trồng, chăm sóc và đặc biệt là tiêu chuẩn, chủng loại cây trồng và thời vụ trồng
- Đối với nâng cấp rừng trồng: chú trọng đến công tác thiết kế nâng cấp đến từng lô rừng (xác định cây chặt và cây để lại theo quy định); xác định rõ số lượng, số loài. Số cá thể loài cây trồng nâng cấp. Kỹ thuật chặt, đào gốc cây chặt, vệ sinh rừng, kỹ thuật đào hố, lấp hố, bón phân, trồng, chăm sóc cây nâng cấp phải đảm bảo đầy đủ kỹ thuật theo thiết kế.
- Đối với trồng và chăm sóc rừng: Do trồng rừng với nhiều loài cây, nhiều đối tượng, với mật độ cây/ha khác nhau. Do vậy, cần thiết phải chú trọng khâu thiết kế trồng rừng cụ thể cho từng lô, từng đối tượng. Đặc biệt chú ý đến công tác xử lý thực bì, đào hố, bón phân, kỹ thuật chăm sóc, nhất là tiêu chuẩn cây trồng va thời vụ trồng.