Chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất lâm nghiệp sang phi lâm nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rừng phòng hộ bảo vệ môi trường hồ núi cốc (Trang 57 - 58)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.4. Nguyên nhân chủ yếu đe dọa đến tài nguyên rừng phòng hộ bvmt hồ

4.4.1. Chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất lâm nghiệp sang phi lâm nghiệp

Rừng PHBVMT Hồ Núi Cốc là khu vực có điều kiện phát triển du lịch; mật độ dân số ngày càng tăng cao, các cơng trình hạ tầng kĩ thuật được đầu tư nhiều để đáp ứng nhu cầu sử dụng trong khi quỹ đất hạn chế, dẫn đến sự cạnh tranh về sử dụng đất, nhiều diện tích rừng phòng hộ được chuyển đổi một cách trái phép. Cu thể hơn, sự suy giảm diện tích đất lâm nghiệp đã được thể hiện trong bảng 4.5 và biểu đồ 4.1. Nguyên nhân chính cho sự suy giảm này là do làm đường giao thông, làm khu du lịch (khách sạn du lịch cơng đồn diện tích 4,2ha, Khách sạn Phương Nam 2ha, Công ty TNHH một thành viên du lịch sinh thái Trường Sinh 2ha ...).

Trong 90 hộ điều tra tại xã Phúc Tân, Tân Thái và xã Phúc Xuân. Toàn bộ số hộ này đều được giao đất giao rừng với nhiệm vụ là trồng cây vào những diện tích đất trống theo như quy định trong bản cam kết giữa bên giao (cơ quan nhà nước) và bên nhận (hộ gia đình cá nhân) và bảo vệ những diện tích rừng đang có. Tuy nhiên, đến nay qua khảo sát thì vẫn cịn một số hộ chưa sử dụng toàn bộ đất được giao để trồng rừng đúng mục đích.

Bảng 4.6. Tình hình sử dụng đất sau giao tại các hộ khảo sát Sử dụng đúng mục đích (trồng rừng) Sử dụng sai mục đích Số hộ % Số hộ % Phúc Tân 25 83,3 5 16 Tân Thái 27 90,0 3 10 Phúc Xuân 26 86,6 4 13,3 Tổng 78 86,6 12 13,3

Nguồn: số liệu điều tra (3/2016) Từ bảng 4.6 cho ta thấy: Trong tổng 90 hộ điều tra thì có có tổng 12 hộ (chiếm 13,3% tổng số hộ) đã sự dụng một phần diện tích đất trồng rừng cho hoạt động sản xuất nông nghiệp (trồng chè là chủ yếu), làm nhà ở và các cơng trình khác. Với lí do họ đưa ra là, cây gỗ keo thì cần ít nhất là 4-5 năm mới cho thu hoạch, trong khi chè thì có nguồn thu thường xun. Đây cũng là một trong những hạn chế của công tác quản lý của khu vực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rừng phòng hộ bảo vệ môi trường hồ núi cốc (Trang 57 - 58)