Xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rừng phòng hộ bvmt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rừng phòng hộ bảo vệ môi trường hồ núi cốc (Trang 65 - 70)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.6. xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rừng phòng hộ bvmt

PHÒNG HỘ BVMT

4.6.1. Giải pháp kỹ thuật

Để thực hiện tốt công tác phát triển rừng theo đề án đề ra cần những giải pháp cụ thể sau:

- Đôi với cây giống và chủng loại cây giống trồng rừng: Do cơ cấu cây trồng rừng PHBVMT cần nhiều chủng loại cây, yêu cầu chất lượng cao, do đó:

+ Phải chủ động gieo ươm, tạo cây giống theo đúng kỹ thuật và tiến độ trồng rừng ngay tại vườn ươm của Ban để cung cấp cây giống kịp thời khi cần.

+ Nên chọn giống có chất lượng tốt và phẩm chất tốt, tỷ lệ sống cao. Nhất thiết phải đưa cây giống (dẫn giống) về vườn tối thiểu 2-3 tháng trước khi đem trồng.

- Đối với công tác khoanh nuôi tái sinh và làm giàu rừng tự nhiên: Phải thực hiện tốt công tác thiết kết đến từng lô. Chú trọng công tác vệ sinh rừng, chặt

bỏ cây phẩm chất kém, sâu bệnh, dây leo bụi rậm... và tỷ lệ cây gỗ, cây tái sinh, thảm tươi giữ lại hợp lý che bóng cho cây trồng bổ sung phát triển. Trong trồng cây bổ sung phải đảm bảo kỹ thuật trồng, chăm sóc và đặc biệt là tiêu chuẩn, chủng loại cây trồng và thời vụ trồng

- Đối với nâng cấp rừng trồng: chú trọng đến công tác thiết kế nâng cấp đến từng lô rừng (xác định cây chặt và cây để lại theo quy định); xác định rõ số lượng, số loài. Số cá thể loài cây trồng nâng cấp. Kỹ thuật chặt, đào gốc cây chặt, vệ sinh rừng, kỹ thuật đào hố, lấp hố, bón phân, trồng, chăm sóc cây nâng cấp phải đảm bảo đầy đủ kỹ thuật theo thiết kế.

- Đối với trồng và chăm sóc rừng: Do trồng rừng với nhiều lồi cây, nhiều đối tượng, với mật độ cây/ha khác nhau. Do vậy, cần thiết phải chú trọng khâu thiết kế trồng rừng cụ thể cho từng lô, từng đối tượng. Đặc biệt chú ý đến công tác xử lý thực bì, đào hố, bón phân, kỹ thuật chăm sóc, nhất là tiêu chuẩn cây trồng va thời vụ trồng.

4.6.2. Giải pháp về công tác quản lý rừng

Rừng PHBVMT với diện tích: 3.453 ha, nhưng nằm trên địa bàn 6 xã thuộc 2 huyện và thành phố Thài Nguyên, có nhiều hướng vận chuyện lâm sản theo đường bộ, đường thủy... dó đó rất khó khăn trong quản lý bảo vệ rừng. Mặc dù trong dự án đã đầu tư các nôi dung xây dựng trạm bảo vệ, chòi canh, đường lâm nghiệp, đường bằng cản lửa... Tuy nhiên cần thiết có những giải pháp chủ yếu sau:

- Nhanh chóng hồn thành cơng tác giao đất, giao rừng lâu dài cho Ban Quản lý rừng (theo tinh thần QĐ-186 TTg); trên cơ sở đó Ban quản lý rừng sẽ giao khoán rừng và đất rừng cho từng chủ rừng trên địa bàn (hộ gia đình, cá nhân, doanh nghiệp, cộng đồng...).

- Cần đẩy nhanh công tác cấp giấy CNQSDĐ cho những hộ đã được giao để thúc đẩy hoạt động trồng rừng và tránh xảy ra cạnh trạnh, mâu thuẫn trong sử dụng đất rừng.

- Thực hiện đóng mốc ranh giới rừng PHBVMT với rừng sản xuất và các loai đất đai khác như đất nông nghiệp, xây dựng.

- Kiện toàn hệ thống quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn, bảo gồm lực lượng kiểm lâm của Ban, kiểm lâm địa bàn, ban lâm nghiệp các xã, các tổ bảo vệ rừng và PCCCR của các thôn bản để thực hiện đồng quản lý rừng PHBVMT. Đầu tư trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ rừng và PCCR.

- Làm rõ nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền lợi của các địa phương (bản, xã, huyện), các tổ đội bảo vệ và PCCR, các hộ gia đình, cá nhân, doanh nghiệp tham gia bảo vệ rừng và PCCCR.

- Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, học tập Luật bảo vệ và phát triển rừng và các quy định phát luật khác đến cơ quan, đoàn thể, nhân dân, trường học về công tác bảo vệ và PCCCR.

4.6.3. Về khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo và khuyến lâm

- Ứng dụng khoa học công nghệ mô, hom trong tạo giống cây trồng lâm nghiệp, đặc sản.

- Nghiên cứu phát triển rừng của Hồ Núi Cốc theo 2 hướng chính là cải tạo giống cây rừng (mơ hình rừng) và các biện pháp lâm sinh phù hợp để không chỉ nhằm tăng năng suất, chất lượng, mà còn gia tăng các giá trị bảo vệ môi trường, bảo tôn thiên nhiên, đa dạng sinh học của rừng và phục vụ phát triển du lịch.

- Nghiên cứu, khảo nghiệm, chọn lọc và bổ sung tập đoàn cây trồng phù hợp với điều kiện sinh thái của Hồ Núi Cốc. Xây dựng các mơ hình khoanh ni tái sinh có trồng bổ sung, làm giàu rừng, nâng cấp rừng, trồng rừng phòng hộ, trồng rừng chất lượng cao.

- Đầu tư thích đáng cho công tác nghiên cứu phòng chống sâu bệnh, PCCCR. Các cơng trình nghiên cứu cần có sự phối hợp giữa Ban quản lý rừng PH với các nhà khoa học, các hộ gia đình, doanh nghiệp và phải đáp ứng được nhu cầu của xã hội, của thị trường.

- Tăng cường công tác khuyến lâm, khuyến nơng, xuống tận các thơn/bản có rừng và đất rừng để giúp nơng dân tham gia nghề rừng,.... góp phần tăng thu nhập.

- Giáo dục đào tạo: Xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ khoa học kĩ thuật và gắn giáo dục đào tạo với các hoạt động thông qua nghiên cứu khoa học, phát triển du lịch sinh thái.

- Ứng dụng công nghệ tin học, GIS, viễn thám trong công tác quản lý bảo vệ rừng, theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp, cảnh báo và theo dõi PCCCR.

4.6.4. Giải pháp về hưởng lợi khi tham gia bảo vệ và phát triển rừng

(1) Đối với chủ rừng nhận khoán từ Ban Quản lý

+ Được nhận tiền khoán bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh và làm giàu rừng, nâng cấp rừng và trồng rừng theo hợp đồng khoán.

+ Được thu hái lâm sản phụ: hoa, quả, dầu.. các sản phẩm tỉa thưa theo thiết kế được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

+ Được trồng xen cây nông nghiệp, sản xuất NLKH dưới tán rừng nhưng không làm ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng của cây rừng, được hưởng toàn bộ sản phẩm trồng xen.

+ Được hưởng kinh phí khi tham gia PCCCR theo quy định.

+ Được hưởng kinh phí dịch vụ chi trả môi trường rừng theo quy định.

(2) Đối với thuế môi trường rừng

+ Nếu bảo vệ rừng tốt hoặc tham gia làm giàu rừng, nâng cấp rừng.... được hưởng kinh phí theo quy định của nhà nước theo hợp đồng.

+ Được tổ chức kinh doanh các hoạt động du lịch sinh thái theo quy định. + Được hưởng các chính sách ưu đãi bảo vệ và phát triển rừng.

4.6.5. Giải pháp vốn

Để thực hiện dụ án bảo vệ và phát triển rừng PHBVMT Hồ Núi Cốc, các nguồn vốn được xác định như sau:

- Vốn ngân sách nhà nước, đầu tư cho các hạng mục về bảo vệ và phát triển rừng, hỗ trợ trồng cây phân tán.

- Vốn huy động của các doanh nghiệp làm du lịch và dịch vụ du lịch: đóng góp, liên doanh, liên kết để xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cấp rừng, trồng rừng cảnh quan và có trách nhiệm chi trả DVMTR theo quy định.

- Vốn thu từ sản phẩm nâng cấp rừng, khai thác để trồng lại rừng; từ nguồn thu được chi trả DVMTR để đầu tư lại cho bảo vệ và phát triển rừng.

4.6.6. Hỗ trợ của các ngành và hợp tác quốc tế

(1) Hỗ trợ của các ngành

Để bảo vệ và phát triển rừng bền vững nhất thiết phái có sự phối hợp đồng bộ của các ngành, các cấp từ tỉnh Thái Nguyên các huyện, thành phố đến các xã có rừng.

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn mà trực tiếp là Chi Cục Kiểm lâm cần tạo điều kiện để cán bộ khoa học kỹ thuật xây dựng quy trình kỹ thuật, hệ thống quy chế định mức cụ thể của tỉnh trong công tác bảo vệ và phát triển rừng, đặc biệt đối với rừng PHBVMT Hồ Núi Cốc.

- Lực Lượng bộ đội, cơng an, tịa án, hỗ trợ xử lý những hành vi vi phạm lâm luật, phối hợp ngăn chăn tình trạng khai thác, vận chuyển trái phép tài ngun rừng và phối hợp trong cơng tác phịng chống cháy rừng.

- Các ngành Tài chính, Ngân hàng, Kho bạc, Kế hoạch và đầu tư tạo điều kiện cấp vốn kịp thời theo kế hoạch thực hiện cho từng năm theo đúng tiến độ.

- Chính quyền các địa phương trên địa bàn và các phương tiện thông tin đại chúng thường xuyên tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân ý thức bảo vệ và phát triển rừng.

(2) Hợp tác quốc tế

Thực hiện thông tin, quảng bá không những về giá trị vai trò của rừng PHBVMT, về đa dạng sinh học, các nguồn gen thực vật rừng quý hiếm...mà còn quảng bá giới thiệu về vẻ đẹp cảnh quan “sơn thủy hữu tình”- là khu du lịch sinh thái, vui chơi giải trí, nghỉ ngơi lý tưởng của khu rừng Hồ Núi Cốc trong nước, các nước trong khu vực và thế giới. Để kêu gọi các nhà đầu tư trong nước ngoài nước ngoài quan tâm nghiên cứu, đầu tư cho bảo vệ và phát triển rừng PHBVMT Hồ Núi Cốc nói riêng và tỉnh Thái Nguyên nói chung.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rừng phòng hộ bảo vệ môi trường hồ núi cốc (Trang 65 - 70)