Hiện trạng rừng phân theo đơn vị hành chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rừng phòng hộ bảo vệ môi trường hồ núi cốc (Trang 48)

Đơn vị: ha Loại đất, loại rừng Tổng diện tích Phúc Trìu Phúc Xn Phúc Tân Tân Thái Lục Ba Vạn Thọ

I. Đất lâm nghiệp 3.453 359 487 1.347 740 320 200

A. Đất có rừng 3.206,67 334,42 480,33 1.213,78 678,64 311 188,5

1. Rừng tự nhiên 310,62 116,62 4,85 69,02 113,79 2,37 3,97

a. Rừng non có trữ lượng

b. Rừng non chưa có trữ lượng 310,62 116,62 4,85 69,02 113,79 2,37 3,97

2. Rừng trồng 2.896,05 217,8 475,48 1.144,76 564,85 308,63 184,53 Bản địa 3,53 3,53 Keo I 369,55 33,84 154,63 61,49 71,11 48,48 Keo II 1.207,44 126,94 163,36 595,37 152,08 124,89 44,8 Keo III 1.015,57 56,12 133,06 447,32 245,12 54,41 79,54 Keo IV 254,98 0,9 20,9 24,76 67,38 129,33 11,71 Keo V 44,98 15,82 29,16 B. Chưa có rừng 246,33 24,58 6,67 133,22 61,36 9 11,5 1. Đất trống trảng cỏ IA 6,62 2,78 3,84 2. Đất trống cây bụi IB 78,32 15,12 3,25 55,69 1,88 2,38 3. Đất trống cây gỗ rải rác IC 161,39 6,68 3,42 77,53 55,64 9 9,12 Nguồn: BQL rừng PHBVMT Hồ Núi Cốc (2015) download by : skknchat@gmail.com

Từ bảng 4.3 cho thấy: nhìn chung rừng PHBVMT có tỷ lệ che phủ của rừng khá lớn. Tuy nhiên, phần lớn là diện tích rừng trồng (90.3%) với lồi cây chính là Keo tai tượng và Keo lá chàm. Những diện tích này được trồng rừ nguồn vốn hỗ trợ hoạt động trồng rừng thuộc các chương trình 327, chương trình 661, Dự án Đầu tư bảo vệ và phát triển rừng phịng hộ bảo vệ mơi trường Hồ Núi Cốc giai đoạn 2011 - 2020 và một phần do người dân tự bỏ vốn đầu tư. Trong khi đó, diện tích rừng tự nhiên chỉ còn lại 9% chủ yếu nằm trên địa bàn xã Tân Thái, Phúc Tân, diện tích rừng tự nhiên chủ yếu là rừng non chưa có trữ lượng với số loài cây tái sinh biến động từ 10 đến 12 loài chủ yếu là Dẻ, Trám, Lim xẹt, Muồng đen, Trâm, Ràng ràng...

(2) Đặc điểm sinh khối và độ che phủ khu vực nghiên cứu a. Rừng tự nhiên

Năm 1980 trở về trước có kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới núi thấp rất đa dạng, phong phú và có giá trị cao về bảo tồn, lâm đặc sản và phịng hộ. Rừng trước đây thường có 5 tầng Tuy nhiên, hiện nay đã khơng cịn do nhiều nguyên nhân khác nhau. Một số diện tích những năm gần đây được đầu tư khoanh nuôi bảo vệ rừng đang được khoanh nuôi phục hồi.

Rừng tự nhiên ở khu vực hiện là rừng phục hồi (IIA): có diện tích 310,6ha, chiếm 9,7% diện tích có rừng của rừng phịng hộ, đây là rừng non chưa có trữ lượng, phân bố ở tất cả 6 xã trong khu vực. Thành phần tái sinh chủ yếu là các loài: Giẻ, Trám, Lim Xẹt, Muồng đen, Trâm …

Rừng này chí có 1 tầng tán, nhiều dây leo bụi rậm, tre nứa nhỏ… do đó tác dụng chống xói mịn, điều tiết dòng chảy còn hạn chế, đặc biết rừng chưa tạo được cảnh quan phục vụ du lịch tốt.

b. Rừng trồng

- Rừng cây bản địa cấp tuổi I: Diện tích 3,5ha, chiếm 0,1% diện tích đất lâm nghiệp, gồm các loài: Lát, Trám, Re … với mật độ 1000 cây/ha.

- Rừng trồng Keo: Chủ yếu là 2 loài Keo tai tượng và Keo lá tràm, tổng diện tích 2.892,6ha, bao gồm từ cấp tuổi I đến V. Nguồn vốn trồng rừng chủ yếu thuộc Dự án 661 và dân tự bỏ vốn trồng.

+ Rừng trồng keo cấp tuổi I: diện tích 369,6ha, chiếm 11,5% diện tích có rừng, mật độ cây 1.600 cây/ha.

+ Rừng trồng keo cấp tuổi II: Có diện tích 1.207,4ha, chiếm 37,7% diện tích có rừng. Rừng có độ tàn che 0,5-0,6, đường kính bình qn (D=6cm), chiều

cao bình qn 7m, mật độ bình quân 1200 cây/ha, trữ lượng bình quân 15m3/ha. Tổng trữ lượng 18.112m3.

+ Rừng trồng keo cấp tuổi III: có diện tích 1.015,6ha, có độ tàn che 0,6- 0,7; mật độ bình qn 1000 cây/ha, đường kính bình qn 10cm, chiều cao từ 8- 9m, trữ lượng bình quân 51m3/ha.

+ Rừng trồng keo cấp tuổi IV: có diện tích 255ha, có độ tàn che 0,6-0,7; đường kính bình qn 12cm, chiều cao bình quân 10m, mật độ bình quân 800 cây/ha, trữ lượng bình quân 61m3/ha.

Hiện nay rừng đã đến tuổi thành thục, cây có hiện tượng bị gãy đổ và rỗng ruột, do đó cần phải khai thác để trồng lại rừng thành rừng hỗn giao, đa chức năng và phát triển bền vững.

+ Rừng trồng keo cấp tuổi V: có diện tích 45ha, có độ tàn che 0,7-0,8; đường kính bình qn 16cm, chiều cao bình quân 12m, trữ lượng bình quân 72m3/ha.

4.2.3. Diễn biến đất rừng phòng hộ BVMT Hồ Núi Cốc qua các năm Bảng 4.4. Diễn biến đất lâm nghiệp Bảng 4.4. Diễn biến đất lâm nghiệp

Đơn vị: ha

Loại đất Năm 2000 Năm 2005 Năm 2009 Năm 2011 Năm 2014

Đất lâm nghiệp 4.927 4.856 3.458 3.456 3.453

Nguồn: BQL rừng phòng hộ Hồ Núi Cốc (2015 )

Diện tích (ha)

Từ Bàng 4.4 và hình 4.1 cho thấy:

- Diện tích đất lâm nghiệp hàng năm bị giảm, theo kết quả khảo sát, nguyên nhân chủ yếu là do chuyển sang mục đích sang sản xuất nông nghiệp: phá rừng làm nương rẫy, trồng các loại cây ăn quả và nhiều nhất là trồng chè (Chè được trồng dưới tán rừng, khi chè tốt thì họ chặt hết cây chỉ để lại một số cây gỗ để che bóng cho cây chè). Năm 2009 khi rừng phòng hộ BVMT Hồ Núi Cốc được thành lập, những diện tích người dân tự chuyển mục đích sang loại đất khác đã được giao lại cho nhân dân quản lý và khơng tính trong diện tích rừng phịng hộ. Hiện nay, tình trạng này đã giảm, chỉ xảy ra ở một số hộ với quy mô nhỏ. Ngồi ra, một số diện tích bị mất do làm đường, đường điện, làm nhà ở, khu du lịch, khu nhà xưởng...

4.3. CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN VỐN RỪNG 4.3.1. Công tác quản lý nhà nước về rừng

UBND tỉnh

Hình 4.2. Phân cấp quản lý rừng

tại khu vực Rừng Phòng Hộ BVMT Hồ Núi Cốc

Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn UBND huyện

Chi cục Kiểm lâm tỉnh UBND xã

Ban Quản lý rừng PHBVMT hồ Núi Cốc

Ban Quản lý Hạt kiểm lâm

1 tổ cơ động 4 trạm kiểm lâm

Phân cấp trong quản lý rừng được triển khai từ trung ương đến địa phương, cụ thể:

* UBND tỉnh: là chủ quản đầu tư, quyết định tổ chức bộ máy, nhân sự khu phòng hộ. Thực hiện chức năng quản lý nhà nước, chỉ đạo các cấp, ngành, UBND huyện, thành phố tổ chức thực hiện.

* UBND huyện: thực hiện chức năng quản lý nhà nước trên địa bàn theo Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004.

* UBND các xã:

- Trực tiếp quản lý các hoạt động lâm nghiệp trên địa bàn.

- Cùng với Ban Quản lý xác định ranh giới các loại rừng tại thực địa. - Kết hợp với cơ quan nhà nước, ban quản lý rừng PHBVMT thực hiện việc giao khoán rừng cho cộng đồng, hộ gia đình trong xã. Xác nhận tư cách pháp nhân của các hộ gia đình, tổ chức, cá nhân trong các hợp đồng kinh tế với Ban Quản lý rừng phòng hộ.

- Quản lý theo dõi việc sử dụng rừng của các hộ nhận rừng. Trực tiếp giải quyết các thủ tục liên quan đến quyền hưởng lợi theo quy định của chính sách nhà nước. Phối hợp với Ban quản lý rừng phòng hộ, kiểm tra, giám sát việc di dân tự do, tách hộ, việc sử dụng rừng và đất lâm nghiệp. Xử lý các vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ rừng và đất lâm nghiệp theo thẩm quyền. Hòa giải các tranh chấp về rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn.

- Vận động tổ chức, nhân dân thực hiện cơng tác phịng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn xã.

* Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn: là đơn vị giúp việc cho UBND tỉnh trong công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực nơng nghiệp nói chung và tài nguyên rừng nói riêng.

* Chi cục kiểm lâm: tham mưu giúp Giám đốc Sở thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ rừng và bảo đảm chấp hành pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự uỷ quyền của Giám đốc Sở và theo quy định của pháp luật.

* Ban quản lý rừng PHBVMT hồ Núi Cốc: Là đơn vị được giao nhiệm vụ trực tiếp quản lý bảo vệ, xây dựng và phát triển rừng tại khu rừng PHBVMT hồ Núi Cốc, gồm có Ban quản lý và Hạt kiểm lâm, hạt kiểm lâm có 3 trạm bảo vệ

rừng tại 3 xã Phúc Xuân, Phúc Tân, Lục Ba và 1 tổ cơ động đóng tại trụ sở Ban quản lý. Tổng biên chế và hợp đồng hiện nay tại cơ quan là 27 người.

Nhận xét: Nhìn vào sơ đồ quản lý trên cho ta thấy có nhiều đơn vị, cơ quan có chức năng quản lý nhà nước về rừng, từ cấp tỉnh đến địa phương, từ hoạch định chính sách, tham mưu phát triển các dự án đầu tư về rừng đến quản lý rừng, đó là hệ thống, có tính đồng bộ. Tuy nhiên, trong thực tế, cơng tác phối hợp giải quyết công việc giữa các đơn vị thực hiện chưa thực sự tốt, cịn đùn đẩy trách nhiệm, mang tính hình thức ... Bên cạnh đó là lực lượng được giao trực tiếp quản lý bảo vệ khu rừng phòng hộ là Ban quản lý với số lượng ít (27 người) trong khi diện tích cần bảo vệ quá lớn.

4.3.2. Công tác giao đất, giao rừng

Để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ, phục hồi nguồn tài nguyên rừng, căn cứ Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 1991, Luật đất đai năm 1993 kèm theo nghị định 02/1994 về thực hiện giao đất và nghị định 01/1995 về thực hiện khoán. Từ năm 1999 UBND tỉnh Thái Nguyên triển khai thực hiện chính sách giao đất, giao rừng với mong muốn tất cả diện tích rừng đều có chủ, đồng thời tăng cường sự tham gia của người dân trong bảo vệ và phát triển vồn rừng bằng các hoạt động trồng rừng và khoanh nuôi phục hồi rừng.

Tại khu vực nghiên cứu, đến nay tất cả diện tích đất rừng và rừng cơ bản đã có chủ với 2.395,4ha giao cho Bản quản lý rừng phòng hộ, 999,4ha giao cho gia đình cá nhân sống quanh khu vực rừng phòng hộ, phần còn lại giao cho các tổ chức khác.

Bảng 4.5. Diện tích rừng phân theo chủ quản lý

Đơn vị: ha

Loại đất, loại rừng

Phân theo chủ quản lý Tổng diện tích BQL Hộ gia đình Tổ chức khác Tổng diện tích 3.453 2.395,4 999,4 58,2 I. Đất có rừng 3.206,7 2.224,3 924,2 58,2 1. Rừng tự nhiên 310,6 142,3 124,1 44,2

Rừng non phục hổi (IIA) 310,6 142,3 124,1 44,2

2. Rừng trồng 2.896,1 2.082 800,1 14 a. Cây bản địa 3,5 3,5 b. Rừng keo 2.892,6 2.078,5 800,1 14 Keo I 369,6 255,1 102,5 12 Keo II 1.207,4 965,9 241,5 Keo III 1.015,6 730,3 283,3 2 Keo IV 255 105,8 149,2 Keo V 45 21,4 23,6 II. Đất chưa có rừng 246,3 171,1 75,2 Đất trống trảng cỏ (IA) 6,6 2,8 3,8 Đất trống cây bụi (IB) 78,3 75,9 2,4 Đất trống cây gỗ rải rác (IC) 161,4 92,4 69

Nguồn: BQL rừng PHBVMT Hồ Núi Cốc (2015)

Từ bảng 4.5 cho thấy:

* Đối với ban quản lý rừng PHBVMT Hồ Núi Cốc: đơn vị này được giao quản lý rừng và đất rừng là 2.395,4ha, chiếm 69,37%. Tuy nhiên, qua phỏng vấn cán bộ địa chính và cán bộ quản lý rừng thì cho thấy, đến nay những diện tích này vẫn chưa được cấp GCNQSDD .

* Đối với giao đất, giao rừng cho hộ gia đình: Từ năm 1999 đến nay, ủy ban nhân dân đã giao đất, giao rừng là 999,39ha, cho 1.224 hộ gia đình, trong đó:

+ Diện tích đã được cấp GCNQSDD là: 115,31ha, thuộc 93 hộ (xã Phúc Trìu có 5 hộ, xã Phúc Xuân 10 hộ, xã Tân Thái 68 hộ và Phúc Tân 10 hộ). Điều này đã tạo căn cứ vững chắc cho người dân có thể yên tâm sử dụng diện tích đất được giao vào hoạt động trồng rừng và tăng tránh nhiệm trong công tác bảo vệ những diện tích rừng hiện có.

+ Diện tích cịn lại 884,08ha, thuộc 1.131 hộ mới được cấp bìa xanh (gọi là hợp đồng giao khốn trước kia). Tuy nhiên bìa xanh đã được hạt kiểm và uy ban nhân dân thu hồi và đang trong thời gian chờ cấp số đỏ. Cho đến nay có đến 92,4% số hộ được giao đất nhưng chưa cấp GCNQSDD, điều này làm cản trở hoạt động trồng rừng của các hộ vì tâm lý lo sợ nhà nước có thể thu hồi lại bất cứ lúc nào, các hộ không yên tâm để đầu tư trồng cây trên đất.

Thực tế, khu vực nghiên cứu này là khác với nghiên cứu của Trần Duy Rương và cs.(2014) ở Tỉnh Bắc Kạn: trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn chưa giao rừng phòng hộ cho HGĐ.

* Đối với giao đất, giao rừng cho các tổ chức khác:

Trong 4 khu vực có 4 đơn vị được UBND tỉnh giao cho quản lý bảo vệ rừng là Trung tâm chữa bệnh giáo dục lao động xã hội Thái Nguyên với diện tích 50ha, Khách sạn du lịch cơng đồn diện tích 4,2ha, Khách sạn Phương Nam 2ha, Công ty TNHH một thành viên du lịch sinh thái Trường Sinh 2ha. Nhưng tất cả các chủ quản lý này mới chỉ có Quyết định của tỉnh, cũng chưa được cấp GCNQSDD.

Nhìn chung, sau khi được giao, khoán rừng và đất lâm nghiệp nhiều tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đã ý thức được vai trị của mình trên diện tích đất lâm nghiệp được giao và lợi ích kinh tế từ rừng. Chính vì vậy, đã có bước chuyển đổi về cơ cấu đầu tư và thu nhập của các hộ gia đình. Nhiều hộ gia đình, cá nhân, doanh nghiệp đã đầu tư lao động, tiền vốn để bảo vệ rừng; phát triển và kinh doanh từ rừng có hiệu quả.

Tuy nhiên, cơng tác giao, khốn rừng và đất lâm nghiệp còn nhiều bất cập: - Hồ sơ giao đất, giao rừng còn sơ sài và thiếu tính đồng bộ. Việc giao đất khơng xác định tại thực địa, ranh giới các khu đất không rõ ràng, nhiều diện tích giao chồng chéo nên xảy ra các tranh chấp giữa các chủ rừng.

- Xác định diện tích giao bằng các phương pháp đo đạc đơn giản, sai số nhiều; chưa xác định được chất lượng, giá trị rừng ... trước khi giao khoán, dẫn đến người nhận rừng không được hưởng lợi từ sinh khối tăng thêm của rừng.

4.3.3. Hoạt động sử dụng đất rừng và bảo vệ tài nguyên rừng.

4.3.3.1. Hoạt động trồng rừng

Tổng diện tích rừng trồng trên khu vực từ năm 2006 đến 2014 là 957,8ha (Ban quản lý rừng PH BVMT Hồ Núi Cốc), đây là diện tích trồng rừng theo dự án 661 và bằng vốn tự có của người dân. Về diện tích cũng như chất lượng cây trồng đảm bảo tiêu chuẩn kĩ thuật, góp phần đáng kể tăng độ che phủ rừng. Tuy nhiên, rừng trồng chủ yếu thuần loài Keo tai tượng, tuổi thọ thấp, giá trị cảnh quan, kinh tế thấp. Hiện nay, nhiều diện tích đất trống đã được trồng bằng các loài cây bản địa: Lát, Trám, Re … theo dự án đầu tư bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ BVMT Hồ Núi Cốc giai đoạn 2011 – 2020 hoặc nguồn vốn từ các tổ chức, cá nhân, như: Trung tâm sinh thái Trường Sinh mới trồng 3,5ha cây sinh trưởng tốt.

Ngồi ra, hoạt động của các chương trình hỗ trợ cho trồng rừng còn tạo việc làm ổn định cho đồng bào các dân tộc, góp phần thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo. Nhiều diện tích rừng được trồng mới, khoanh ni và bảo vệ, cùng với đó là cơ sở hạ tầng khu vực cũng được đầu tư. Tuy nhiên, các dự án này cũng có những tồn tại, như là vốn đầu tư cho khâu lâm sinh còn thấp, cho hạ tầng và trang thiết bị là chưa đáng kể; diện tích trồng phân tán và chỉ tập trung ở những khu vực dễ thực hiện, một số nơi còn sai đối tượng (trồng trên rừng sản xuất).

4.3.3.2. Công tác bảo vệ, khoanh nuôi phục hồi rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rừng phòng hộ bảo vệ môi trường hồ núi cốc (Trang 48)