Sự cần thiết của việc nâng cao chất lượng công chứcSở Nội vụ

Một phần của tài liệu Chất lượng công chức sở nội vụ thủ đô viêng chăn, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 28)

1.2. Chất lượng công chứcSở Nội vụ

1.2.2. Sự cần thiết của việc nâng cao chất lượng công chứcSở Nội vụ

Thứ nhất, u cầu của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xây dựng CNXH

Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là q trình thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nhằm cải tiến một xã hội nông nghiệp lạc hậu thành một xã hội công nghiệp ở nhiều quốc gia, đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển [51].

Với một nước nông nghiệp lạc hậu, khả năng tích luỹ và sức mua hẹp, càng cần phải tập trung vào nơng nghiệp, nơng thơn và lấy đó làm khâu đột phá, phát huy tinh thần dân chủ và sức mạnh tự cường, quyết tâm thốt khỏi đói nghèo, vươn lên làm giàu. Đối với các quốc gia đang phát triển, đứng trước thách thức tụt hậu về kinh tế, quốc nạn tham nhũng, lãng phí cịn rất phổ biến. Các nguy cơ đó đặt ra nhiều vấn đề đối với việc đổi mới chất lượng cán bộ, công chức và cơng tác cán bộ. Trong q trình thực hiện CNH, HĐH, vai trị của đội ngũ cán bộ, cơng chức là hết sức quan trọng. Họ phải là những người đề ra kế hoạch để thực hiện từng mục tiêu, đồng thời lại là người tổ chức, quản lý quá trình thực hiện và gương mẫu thực hiện những mục tiêu. Việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức càng quan trọng. Có thể khẳng định, không thể thực hiện CNH, HĐH thành công với một cơ chế quản lý lạc hậu, xơ cứng với một nền hành chính vừa cồng kềnh, vừa thiếu dân chủ, không biết tôn trọng và phát huy năng lực xã hội, vừa lỏng lẻo, vừa trì trệ, cửa quyền với đội

ngũ cán bộ, công chức chất lượng thấp, cơ cấu không hợp lý.

Hiện nay, trước yêu cầu của sự nghiệp cách mạng, năng lực thực thi công vụ của đội ngũ công chức của các quốc gia đang phát triển nói chung và của cơng chức Sở Nội vụ nói riêng cịn thiếu về số lượng và hạn chế về chất lượng. Để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH cần phải nâng cao chất lượng thực thi công vụ của đội ngũ công chức Sở Nội vụ với đầy đủ những yếu tố về trí tuệ, phẩm chất chính trị, đạo đức cá nhân, đạo đức nghề nghiệp và có tính dân chủ, vì đội ngũ cơng chức cơng chức Sở Nội vụ là những người có trách nhiệm, tham gia trực tiếp vào công cuộc đổi mới đất nước. Đầu tư cho một chất lượng mới của đội ngũ công chức Sở Nội vụ là đầu tư có hiệu quả cho tương lai của chính quyền địa phương cấp tỉnh.

Thứ hai, yêu cầu của cải cách hành chính

Hành chính nhà nước là sự tác động và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của công dân, các cơ quan trong hệ thống hành pháp từ Trung ương đến cơ sở tiến hành để thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước, phát triển các mối quan hệ xã hội, duy trì trật tự an ninh, thỏa mãn nhu cầu hợp pháp của nhân dân. Cải cách hành chính nhà nước thực chất là đổi mới, nâng cao chất lượng các yếu tố cấu thành nền hành chính nhà nước, đáp ứng các yêu cầu của thực tế khách quan. Cải cách hành chính nhà nước phải được tiến hành đồng bộ, trong đó xác định cải cách thể chế hành chính nhà nước và nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức là nhiệm vụ trọng tâm. Nếu có hệ thống thể chế hành chính nhà nước tốt, tổ chức bộ máy hành chính gọn nhẹ, nhưng nếu khơng có đội ngũ cán bộ, cơng chức có đầy đủ các phẩm chất và trình độ, năng lực, tận tụy với cơng việc, trách nhiệm với dân thì mọi mục tiêu cải cách cũng sẽ không thể thực hiện được. Vì vậy, nâng cao năng lực thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức là cần thiết nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính nhà nước. Tuy nhiên, hiện nay cơ chế tập trung quan liêu bao cấp còn đè nặng lên nếp nghĩ,

cách làm của đội ngũ cơng chức. Trình độ, năng lực chun mơn, kỹ năng hành chính, phong cách làm việc chậm đổi mới, tệ quan liêu, tham nhũng, sách nhiễu nhân dân vẫn tiếp tục diễn ra trong một bộ phận cán bộ, cơng chức. Để có được đội ngũ cơng chức có năng lực, trình độ phù hợp với một nền hành chính phục vụ, đội ngũ công chức phải có kiến thức cần thiết về pháp luật, chuyên môn nghiệp vụ hành chính, kiến thức xã hội, hành vi ứng xử giữa con người với con người, giữa con người với tổ chức, lấy nhân dân làm đối tượng phục vụ; có phẩm chất, năng lực chun mơn, nghiệp vụ hồn thành tốt cơng việc được giao [51].

Thứ ba, yêu cầu về chất lượng và chuẩn hóa đội ngũ công chức cấp tỉnh hiện nay

Trong những năm qua, đội ngũ cơng chức ở chính quyền địa phương cấp tỉnh ở nhiều quốc gia đã từng bước phát triển cả số lượng và chất lượng, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của thời kỳ mới. Đây là nhân tố quan trọng góp phần đảm bảo tổ chức thực hiện thành công chủ trương, đường lối phát triển của đất nước. Tuy nhiên, trước tác động tiêu cực của kinh tế thị trường, một bộ phận cơng chức cấp tỉnh có biểu hiện suy thối về phẩm chất đạo đức, thái độ quan liêu, hách dịch, của quyền, tham nhũng, lãng phí cịn khá phổ biến; ý thức kỷ luật kém, gây mất đồn kết nội bộ; tinh thần phê bình và tự phê bình cịn thấp, gây tổn hại đến uy tín và làm giảm sút lịng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước. Mặt khác, tỷ lệ cơng chức chưa đạt chuẩn vẫn cịn cao. Để thực hiện CNH, HĐH và cải cách hành chính thành cơng, chính quyền địa phương cấp tỉnh cần phải quyết tâm xây dựng đội ngũ công chức của tỉnh giỏi về chuyên mơn, có các phẩm chất của người công chức của nền hành chính nhà nước chuyên nghiệp, trong sạch, vững mạnh và hiện đại. Điều này cũng đặt ra đòi hỏi phải nâng cao chất lượng của đội ngũ công chức, nâng cao năng lực thực thi công vụ. Muốn như vậy, phải xây dựng một đội ngũ cơng chức có đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng nhằm phát huy vai trị quan trọng của đội ngũ

cơng chức trong cơng cuộc đổi mới.

1.2.3. Tiêu chí đánh giá chất lượng cơng chức Sở Nội vụ

Để việc đánh giá chất lượng cơng chức nói chung và cơng chức Sở Nội vụ nói riêng khơng trở nên phiến diện, thiếu khách quan thì quá trình này phải được thực hiện thơng qua một bộ tiêu chí đẩy đủ, khách quan và thống nhất để đánh giá từng yếu tố cấu thành chất lượng cơng chức.

Tiêu chí hiểu theo nghĩa chung nhất là căn cứ để nhận biết, xếp loại, đánh giá một con người, sự vật, hiện tượng, q trình nào đó. Xác định tiêu chí để đánh giá cơng chức nói chung và cơng chức Sở Nội vụ nói riêng được coi là một trong những nhiệm vụ cần thiết để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sử dụng cơng chức và xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển đội ngũ công chức. Xây dựng được bộ tiêu chí đánh giá chất lượng cơng chức Sở Nội vụ giúp các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định được chất lượng của công chức, trả lời được các câu hỏi đâu là điểm mạnh, điểm yếu, hạn chế của công chức Sở Nội vụ.

Tại Lào, theo Thông tư số 01/CHC ngày 22/9/2005 của Cục Tổ chức hành chính - quản lý công chức thuộc Bộ Nội Vụ Lào về đánh giá, định hướng hiệu quả cơng việc của cơng chức thì việc đánh giá cơng chức dựa vào hai nhóm tiêu chí sau đây:

- Tiêu chí liên quan đến phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng;

- Tiêu chí liên quan đến chức danh: Kiến thức, năng lực chuyên môn; tác phong làm việc; hiệu quả công việc, mối quan hệ với đồng nghiệp và quần chúng nhân dân.

Nhìn chung, khi đánh giá về chất lượng cơng chức Sở Nội vụ ở các nước thường dựa trên các yếu tố cấu thành chất lượng công chức, cụ thể như sau:

Thứ nhất, về phẩm chất chính trị, lối sống, tác phong và lề lối làm việc

gia nào. Đây là yếu tố hàng đầu, có tính chất quyết định đến chất lượng của mỗi cơng chức, khi nó là động lực tinh thần để đội ngũ cơng chức hoàn thành nhiệm vụ khi thực hiện cơng vụ. Tiêu chuẩn phẩm chất chính trị được đo bằng những thước đo sau đây:

- Yêu nước, tin tưởng tuyệt đối vào lý tưởng cách mạng của Đảng cầm quyền và pháp luật của Nhà nước. Trong bất cứ hồn cảnh nào, khó khăn thế nào cơng chức cũng không được dao động, giảm sút niềm tin và ý chí chiến đấu.

- Trung thành và có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định với mục tiêu và con đường mà Đảng cầm quyền đại diện và nhân dân Lào đã lựa chọn.

- Đấu tranh chống mọi lệch lạc, biểu hiện sai trái trong đời sống xã hội đi ngược với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. - Nhiệt tình cách mạng, gương mẫu, tận tuy, có tinh thần và ý thức trách nhiệm cao với cơng việc, hết lịng, hết sức vì sự nghiệp của nhân dân, tận tâm phục vụ nhân dân.

- Quyết đoán, dám làm, dám chịu trách nhiệm trước pháp luật và cấp trên về những cơng việc mình được giao, ln làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, hiệu quả; có tính độc lập, sáng tạo; khơng thụ động, ỷ lại trong cơng tác, có ý chí chiến đấu, ham học hỏi, cầu tiến.

- Không thờ ơ, bàng quang trước vấn đề bức xúc về kinh tế - xã hội. Luôn trăn trở trước những hạn chế, tiêu cực trong bộ máy. Luôn đi đầu trong công cuộc đổi mới toàn diện đất nước.

Phẩm chất đạo đức được xác định là "cái gốc" của con người, nếu đánh mất phẩm chất đạo đức là tự đánh mất mình và đây cũng là yêu cầu đối với cơng chức nói chung và cơng chức Sở Nội vụ nói riêng. Ở Lào, phẩm chất đạo đức của công chức được thể hiện ở ý thức, niềm tin vào định hướng XHCN; quyết tâm thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, nhất là trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN với nhiều thách thức, cám dỗ hiện nay, vấn đề gìn giữ, giáo dục và phát huy phẩm chất

đạo đức của công chức càng phải được quan tâm. Phẩm chất đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc của cơng chức nói chung và cơng chức Sở Nội vụ nói riêng ở nước CHDCND Lào được đo bằng các thước đo sau:

- Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, thực thi công vụ theo đúng nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật quy định.

- Tận tuy phục vụ nhân dân, tôn trọng nhân dân, không quan liêu, hách dịch, cửa quyền, sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong khi thi hành cơng vụ.

- Có lối sống lành mạnh, giản dị, khiêm tốn, khơng bê tha; đồn kết dân chủ, chân tình với đồng nghiệp, đồng sự, được tập thể tín nhiệm. Gắn bó mật thiết với nhân dân, được nhân dân nơi cư trú tín nhiệm.

- Có tinh thần hướng thiện, hiếu học, có tác phong làm việc khoa học. nghiêm túc; biết lắng nghe, tiếp thu ý kiến của đồng nghiệp và những người xung quanh; lời nói đi đơi với hành động, nói ít làm nhiều [16, tr.31].

Xã hội càng phát triển, càng dân chủ đòi hỏi phẩm chất đạo đức, tác phong và lề lối làm việc của cơng chức phải được hồn thiện, vì chính họ là những người "cầm cân, nãy mực", những người gìn giữ và bảo vệ kỷ cương phép nước. Chính vì cơng chức có địa vị pháp lý như vậy, cũng như sự coi trọng của xã hội địi hỏi cơng chức phải ln luôn rèn luyện, nâng cao phẩm chất đạo đức, tác phong và lề lối làm việc. Xu hướng dân chủ cũng địi hỏi cơng chức phải nâng cao nhận thức và không ngừng rèn luyện phẩm chất đạo đức, đồng thời nhà nước phải xây dựng và hoàn thiện hệ thống thể chế dân chủ, văn minh và công bằng nhằm tạo ra môi trường cần thiết để thiết lập nền dân chủ, tạo điều kiện cần thiết để cơng chức nói chung và cơng chức Sở Nội vụ nói riêng của nước CHDCND Lào xây dựng, rèn luyện và phát huy phẩm chất đạo đức tốt đẹp, xây dựng tác phong, lề lối làm việc khoa học, văn minh, hiệu quả.

Trong điều kiện mặt bằng dân trí của xã hội tại các quốc gia ngày càng được cải thiện, tri thức khoa học - công nghệ đang ngày càng phát triển và ứng dụng nhiều hơn trong cuộc sống, đòi hỏi đội ngũ cơng chức nói chung và cơng chức Sở Nội vụ phải có năng lực, trình độ chun mơn nghiệp vụ phù hợp, có tư duy khoa học sáng tạo, nhạy bén. Ngày nay, công nghệ thơng tin đang có sự phát triển nhanh, được ứng dụng ngày càng nhiều vào quản lý nhà nước. Hiện tại, các quốc gia cũng đang đẩy mạnh quá trình xây dựng Chính phủ điện tử và cải cách hành chính, địi hỏi cơng chức phải nâng cao trình độ tin học, trình độ cơng nghệ thơng tin, bên cạnh việc thay đổi thái độ, phong cách làm việc. Mỗi lĩnh vực quản lý, mỗi đối tượng quản lý lại có những nhu cầu khác nhau, địi hỏi cơng chức phải có những chun mơn nghiệp vụ vừa đa dạng, vừa chun nghiệp đó là: Trình độ lý luận chính trị, trình độ quản lý nhà nước; trình độ ngoại ngữ [19, tr.19].

Trên thực tế, thì ngồi những chun mơn nghiệp vụ chung, thì cơng chức cịn phải có những năng lực sau:

- Khả năng ứng xử và giao tiếp. Khả năng này giúp cơng chức nói chung và cơng chức Sở Nội vụ nói riêng có sự tinh tế, linh hoạt, kiến thức cũng như kinh nghiệm xã hội để hiếu biết, tôn trọng, tiếp nhận những thông tin, nhu cầu của đối tượng quản lý, công nhận và chia sẻ các thông tin với đồng nghiệp.

- Khá năng thuyết phục. Đây là khả năng giúp cho công chức làm cho người khác thấy được tính ưu việt, tính hợp lý trong hoạt động cũng như ý tưởng của mình. Nếu có ý tưởng tốt, có hành động tốt nhưng nếu khơng có khả năng thuyết phục được người khác tin theo, làm theo thì chắc chắn sẽ thất bại. Trong mơi trường hội nhập quốc tế hiện nay thì quản lý nhà nước theo mơ hình "lẳng lặng mà làm", "ai làm việc đó" thực sự khơng cịn chỗ đứng. Do vậy, cơng chức nói chung và cơng chức Sở Nội vụ nói riêng hiện nay cần phải có khả năng thuyết phục người khác, để vừa phân công, vừa phối hợp trong việc thi hành cơng vụ.

Cùng với đó, cơng chức Sở Nội vụ cịn phải có những kỹ năng sau: Kỹ năng lập và triển khai kế hoạch công tác; kỹ năng soạn thảo văn bản; kỹ năng thu thập và xử lý thông tin; kỹ năng quản lý theo thời gian, kỹ năng làm việc nhóm [29, tr.21-22].

- Khả năng quản lý. Đó là khả năng hoạch định, tổ chức, điều hành cơ quan và tồ chức công việc cá nhân cơng chức. Hoạch định là q trình thiết lập các mục tiêu, xây dựng các chiến lược và kế hoạch thực hiện các mục tiêu đòi hỏi cơng chức có nhiệm vụ lãnh đạo phải dự kiến được các khó khăn, trở ngại, những vấn đề có thể xảy ra và phương án, kế hoạch giải quyết, hoạch định phải có tính ngắn hạn, phải có tính chiến lược, có như vậy thì uy tín, hiệu quả quản lý của công chức, nhất là công chức làm nhiệm vụ lãnh đạo mới được đánh giá cao.

Thứ ba, về tiến độ, kết quả thực hiện nhiệm vụ

Tiến độ, kết quả thực hiện nhiệm vụ là một trong những yếu tố hàng đầu, tiêu chí đầu của q trình thi hành cơng vụ của cơng chức nói chung và công

Một phần của tài liệu Chất lượng công chức sở nội vụ thủ đô viêng chăn, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)