Nhận xét về các nhân tố đặc trưng ảnh hưởng đến động lực làm việc

Một phần của tài liệu Tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức tại sở thông tin và truyền thông đồng tháp (Trang 74 - 75)

8. Kết cấu của luận văn

2.3. Đánh giá thực trạng áp dụng các biện pháp tạo động lực làm việc

2.3.4. Nhận xét về các nhân tố đặc trưng ảnh hưởng đến động lực làm việc

cán bộ công chức tại Sở Thông tin và Truyền thơng Đồng Tháp

Qua phân tích ở trên, tại Sở Thơng tin và Truyền thơng Đồng Tháp có 4 nhân tố chính tác động đến tạo động lực làm việc của cán bộ, công chức Sở bao gồm chính sách tiền lương, đặc điểm cơng việc, cơ hội thăng tiến, quan hệ công việc.

Các phân tích chứng minh rằng nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến động lực làm việc của cơng chức Sở là chính sách tiền lương. Điều này cho thấy, cơng chức sẽ có động lực làm việc tốt hơn khi chính sách tiền lương của Sở là cơng bằng, hợp lý; mức lương chi trả tương xứng với năng lực làm việc của công chức; tiền lương được trả đúng hạn; được trả tiền lương làm ngồi giờ; có thể sống tốt bằng thu nhập tại Sở và cảm thấy thu nhập của mình cao hơn so với các đơn vị tương tự khác. Nhân tố này sẽ góp phần duy trì động lực làm việc của cơng chức, nghĩa là nó giúp mang lại sự hài lịng và ngăn ngừa sự khơng hài lịng trong cơng việc.

65

Nhân tố thứ hai ảnh hưởng đến động lực làm việc của cán bộ, công chức Sở TT&TT Đồng Tháp là đặc điểm cơng việc. Có nghĩa là, động lực để cán bộ, cơng chức làm việc tại Sở TT&TT tỉnh Đồng Tháp là mong muốn có được cơng việc phù hợp, được mô tả rõ ràng, khơng q căng thẳng, có nhiều động lực phấn đấu và cơng chức có thể cân bằng giữa cơng việc với cuộc sống. Nhân tố này sẽ góp phần thúc đẩy động lực làm việc của cán bộ, cơng chức, nghĩa là nó giúp mang lại sự hài lòng và tạo động lực trong công việc.

Nhân tố ảnh hưởng tiếp theo cơ hội thăng tiến. Khi cơng chức có được cơ hội phát triển nghề nghiệp như đào tạo, thăng tiến, thì họ càng có thêm động lực làm việc và cống hiến. Ngược lại, nếu Sở không chú trọng đến đào tạo, huấn luyện cán bộ nguồn; khi có cơ hội thăng tiến lại tuyển dụng từ bên ngoài hơn là thăng tiến nhân lực hiện hữu thì sẽ làm giảm đi nhiệt tình cống hiến của cơng chức. Cơng chức ở những cơ quan có khuynh hướng tự đào tạo và khi đã nâng cao năng lực thì họ sẽ ít chuyển đổi cơng việc.

Quan hệ công việc như quan hệ với cấp trên, với đồng nghiệp là một nhân tố thúc đẩy động lực làm việc. Vì thế nhân viên sẽ có động lực làm việc tốt hơn. Khi có sự hỗ trợ từ cấp trên và cảm thấy hài lịng với cơng việc vì mối quan hệ tốt với cấp trên. Phong cách lãnh đạo của cấp trên thể hiện mức trao quyền cao cho nhân viên, mang đến cho nhân viên cơ hội sáng tạo, nêu sáng kiến và ra quyết định, sẽ giúp nhân viên thấy ý nghĩa hơn trong cơng việc, từ đó tăng động lực nội tại. Đây là điều mà các cơ quan nhà nước như Sở TT&TT tỉnh Đồng Tháp cịn rất hạn chế. Ngồi ra, mối quan hệ với các đồng nghiệp khác trong Sở cũng là nhân tố thúc đẩy động lực làm việc của cán bộ, công chức. Cán bộ, cơng chức sẽ cảm thấy phấn kích và làm việc hiệu quả hơn khi có cấp trên thân thiện, tơn trọng cấp dưới và biết lắng nghe; có những đồng nghiệp thoải mái, dễ chịu; sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau.

Một phần của tài liệu Tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức tại sở thông tin và truyền thông đồng tháp (Trang 74 - 75)