Các đơn vị kế toán phụ thuộc
4.1.3 Mô hình tổ chức bộ máy kế toán vừa tập trung vừa phân tán
Theo hình thức tổ chức kế toán này, ở đơn vị chính lập Phòng kế toán trung tâm, ở các đơn vị trực thuộc lớn đủ trình độ quản lý thì được phân cấp tổ chức kế toán riêng, còn ở các đơn vị trực thuộc nhỏ thì không có tổ chức kế toán riêng mà chỉ bố trí nhân viên hạch toán làm nhiệm vụ hướng dẫn hạch toán ban đầu, thu nhận và kiểm tra chứng từ ban đầu, định kỳ ngắn chuyển chứng từ về Phòng kế toán trung tâm để kiểm tra và ghi sổ kế toán
Thực chất hình thức tổ chức kế toán này là kết hợp hai hình thức tổ chức kế toán tập trung và phân tán, phù hợp với đặc điểm tổ chức kinh doanh, trình độ quản lý và mức độ phân cấp quản lý kinh tế, tài chính nội bộ đơn vị (Sơ đồ 2.3).
Sơ đồ 2.3 - Mô hình tổ chức bộ máy kế toán vừa tập trung vừa phân tán
(Theo Giáo trình Nguyên lý kế toán của Học viện Tài chính xuất bản năm 2009)
Điều kiện áp dụng: Mô hình tổ chức này phù hợp với những đơn vị có quy mô
KẾ TOÁN TRƯỞNG
Bộ phận kế toán vốn bằng tiền và thanh toán
Bộ phận kế toán các phần hành phát sinh tại đơn vị
chính Bộ phận tổng hợp và kiểm tra kế toán Phòng kế toán các đơn vị phụ thuộc có tổ chức kế toán riêng
Nhân viên hạch toán các đơn vị phụ thuộc không có
vừa hoặc lớn, tổ chức hoạt động tập trung chủ yếu trên một địa bàn, đồng thời có một số đơn vị phụ thuộc hoạt động phân tán trên một số địa bàn khác nhau, chưa trang bị và ứng dụng phương tiện ghi chép, tính toán hiện đại trong công tác kế toán.
Hình thức tổ chức bộ máy kế toán vừa tập trung vừa phân tán khắc phục được những hạn chế của hai hình thức nêu trên, tạo điều kiện cho kế toán gắn với các hoạt động trong đơn vị, thuận tiện cho công tác kiểm tra, giám sát chặt chẽ các hoạt động đó phục vụ có hiệu quả hoạt động của đơn vị. Tuy nhiên, nhược điểm của hình thức này là bộ máy kế toán cồng kềnh, phức tạp, không thống nhất được chỉ đạo tập trung của kế toán trưởng, việc cung cấp thông tin và tổng hợp số liệu không kịp thời, không thuận lợi cho việc thực hiện cơ giới hóa kế toán.
Như vậy, qua nghiên cứu các loại hình tổ chức bộ máy kế toán kể trên, đòi hỏi khi vận dụng loại hình nào thì phải xuất phát từ đặc điểm, quy mô hoạt động và yêu cầu quản lý để làm cơ sở xác định loại hình tổ chức phù hợp, kể cả trong trường hợp các nhân tố ảnh hưởng tới việc lựa chọn hình thức tổ chức bộ máy kế toán trong trạng thái động, thay đổi phù hợp với sự phát triển của doanh nghiệp.
Một vấn đề không kém phần quan trọng trong tổ chức bộ máy kế toán là tổ chức lao động kế toán. Tổ chức lao động kế toán khoa học, hợp lý có ý nghĩa thiết thực đối với doanh nghiệp, tạo điều kiện để người lao động kế toán có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, nâng cao hiệu quả của công tác kế toán nói riêng và hiệu quả kinh doanh của toàn doanh nghiệp nói chung.