Theo mô hình này, toàn doanh nghiệp chỉ tổ chức một phòng kế toán tập trung để thực hiện toàn bộ công tác kế toán, còn ở các đơn vị trực thuộc không có tổ chức kế toán riêng, mà chỉ bố trí nhân viên hạch toán làm nhiệm vụ hạch toán ban đầu, thu nhận và kiểm tra chứng từ, hàng ngày hoặc định kỳ chuyển chứng từ về Phòng kế toán của đơn vị để tiến hành ghi chép kế toán. Như vậy, mọi thông tin kế toán phát sinh trong toàn đơn vị đều được ghi chép, hệ thống hóa tập trung ở Phòng kế toán của đơn vị.
Mô hình này thích hợp với doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, có ít đơn vị trực thuộc, phân bố tập trung trên cùng một địa bàn hoặc ở những đơn vị có địa bàn hoạt động phân tán nhưng đã trang bị và ứng dụng phương tiện ghi chép tính toán thông tin hiện đại. Tổ chức quản lý tập trung thường lựa chọn loại hình tổ chức bộ máy này.
Sơ đồ 2.1 - Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tập trung
(Theo Giáo trình Nguyên lý kế toán của Học viện Tài chính xuất bản năm 2009)
Với cách tổ chức bộ máy kế toán tập trung có ưu điểm: nhanh chóng, kịp thời đáp ứng được yêu cầu quản lý. Tuy nhiên, hình thức này cũng có những nhược điểm nếu địa bàn hoạt động phân tán; trình độ trang bị, sử dụng phương tiện, kỹ thuật ghi chép chưa cao thì việc kiểm tra, giám sát của kế toán trưởng và lãnh đạo doanh nghiệp đối với hoạt động sản xuất kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc về công tác kế toán sẽ bị hạn chế, không kịp thời.
Bộ phận kế toán chi phí và giá thành Bộ phận kế toán tài sản cố định, vật liệu và CCDC Bộ phận kế toán tài chính, nguồn vốn và quỹ
Các nhân viên hạch toán ở đơn vị trực thuộc Bộ phận kế toán tổng hợp, kiểm tra KẾ TOÁN TRƯỞNG Bộ phận kế toán thanh toán và giao dịch Bộ phận kế toán tiền và các khoản đầu tư
Bộ phận kế toán DT và xác định KQKD