Sự cần thiết phải hoàn thiện trách nhiệm pháp lý của viên chức

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Trách nhiệm pháp lý của viên chức – qua thực tiễn Thành phố Hà Nội (Trang 99 - 103)

d) Giai đoạn từ năm 1992 đến nay

3.1.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện trách nhiệm pháp lý của viên chức

Yêu cầu về xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, địi hỏi phải tiếp tục xây dựng và hoàn thiện đội ngũ cán bộ, cơng chức nhà nước nói chung và đội ngũ viên chức làm việc trong các ĐVSNCL của nhà nước nói riêng là một trong những nhiệm vụ quan trọng, bảo đảm đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân ngày càng tốt hơn, hiệu quả hơn. Trong khi đó, các hoạt động phục vụ cung cấp dịch vụ công về y tế, văn hóa, nghệ thuật, khoa học, cơng nghệ, giáo dục, đào tạo… được tiến hành bởi đội ngũ viên chức hiện nay cịn nhiều tồn tại, hạn chế. Vì vậy, cùng với việc hoàn thiện các quy chế pháp lý hành chính của viên chức, chúng ta phải tiếp tục nghiên cứu, ban hành những quy định cụ thể, phù hợp về TNPL của đội ngũ viên chức nhà nước nhằm nâng cao chất lượng hoạt động nghề nghiệp của mình. Cụ thể là:

Thứ nhất, trong bối cảnh hiện nay, Đảng và Nhà nước đang tập trung

đẩy mạnh cơng tác cải cách hành chính, chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, củng cố an ninh, quốc phịng, thì việc hồn thiện TNPL của viên chức, góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực của hoạt động quản lý, nâng cao ý thức trách nhiệm của đội ngũ viên chức góp phần quan trọng nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ cơng và đấu tranh, phịng chống tham nhũng, lãng phí.

Thực hiện chủ trương đổi mới của Đảng, bên cạnh những cơ hội, thành tựu đạt được về kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội, những thách thức và tiêu cực của nền kinh tế thị trường đã tác động tới đội ngũ cán bộ, công chức,

viên chức. Một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức, viên chức dao động, giảm sút niềm tin, nhận thức chưa thật sự đúng đắn, đầy đủ về chủ nghĩa Mác - Lênin và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội; thối hóa biến chất về đạo đức lối sống, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để tham nhũng, làm giàu bất chính, lãng phí của cơng; quan liêu, ức hiếp, gia trưởng độc đốn; có tham vọng cá nhân, cục bộ, kèn cựa địa vị, cơ hội, kém ý thức tổ chức kỷ luật, phát ngôn và làm việc tùy tiện, gây mất đoàn kết trong nội bộ. Về vấn đề này, Báo cáo chính trị Đại hội Đảng khóa XII đã nhận định: "Khơng ít cán bộ, đảng viên có những biểu hiện dao động, mất phương hướng…" [47, tr. 195] và:

Cơng tác phịng, chống tham nhũng, lãng phí chưa đạt mục tiêu, yêu cầu. Tham nhũng, lãng phí vẫn cịn nghiêm trọng, với những biểu hiện ngày càng tinh vi, phức tạp, xảy ra trên nhiều lĩnh vực, ở nhiều cấp, nhiều ngành, làm cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội, gây bức xúc trong dư luận [47, tr. 196].

Tại Đại hội XI, XII của Đảng, cơng tác đấu tranh phịng, chống tham nhũng, lãng phí được đặc biệt coi trọng, với những nội dung trong cả phần xây dựng Nhà nước và xây dựng Đảng; toàn Đảng đã thể hiện quyết tâm chính trị cao nhằm tiến tới đẩy lùi "quốc nạn" này. Đảng ta xác định:

Đấu tranh phòng, chống tham nhũng là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng đồng thời là nhiệm vụ khó khăn, phức tạp, lâu dài. Các cấp ủy đảng, trước hết là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền và tồn hệ thống chính trị phải kiên quyết phịng, chống tham nhũng, lãng phí; xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi tham nhũng, lãng phí và bao che, dung túng, tiếp tay cho các hành vi tham nhũng, lãng phí, can thiệp, ngăn cản việc chống tham nhũng, lãng phí [47, tr. 211].

Thứ hai, thời gian qua, pháp luật quy định về TNPL của viên chức

bước đầu đã đạt được những thành tựu nhất định, song cũng bộc lộ khơng ít những hạn chế ảnh hưởng đến việc nâng cao hiệu quả hoạt động của viên

chức. Nguyên nhân của những tồn tại này là do hệ thống văn bản pháp luật quy định TNPL của viên chức còn chưa đầy đủ và tập trung. Việc chậm cụ thể hóa những quy định trong Luật Viên chức, chậm sửa đổi những văn bản khơng cịn phù hợp ảnh hưởng khơng nhỏ tới việc tăng cường trách nhiệm của viên chức đối với công việc được giao phó, ngăn ngừa vi phạm pháp luật và sự tha hóa đạo đức của đội ngũ viên chức, nhất là trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường như hiện nay. Tình trạng trật tự, kỷ luật, kỷ cương hành chính lỏng lẻo trong hoạt động của một số ĐVSNCL hiện nay còn xuất phát từ việc các cơ quan chức năng, người đứng đầu chưa thật sự nhận thức đúng đắn, đầy đủ về công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm vi phạm pháp luật của đội ngũ viên chức thuộc quyền; còn chưa quyết liệt, ngại va chạm trong việc đấu tranh với những biểu hiện tiêu cực của một bộ phận không nhỏ đội ngũ viên chức nhà nước. Chính vì vậy, để xây dựng một bộ máy quản lý hoạt động hiệu lực, hiệu quả nhất thiết phải hoàn thiện TNPL của viên chức; qua kiểm tra kiên quyết đưa ra khỏi bộ máy những viên chức tham nhũng, thối hóa, biến chất, kém về phẩm chất đạo đức cũng như năng lực công tác; định rõ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức khi để xảy ra vi phạm, tăng cường pháp chế XHCN; đồng thời phải quan tâm tới chế độ chính sách của đội ngũ viên chức và đổi mới công tác đào tạo tuyển chọn, bồi dưỡng, quy hoạch viên chức.

Trọng tâm cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020 đó là: "Cải cách thể chế; xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, chú trọng cải cách chính sách tiền lương nhằm tạo động lực thực sự để cán bộ, cơng chức, viên chức thực thi cơng vụ có chất lượng và hiệu quả cao; nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính và chất lượng dịch vụ cơng" [32]. TNPL của viên chức có vai trị to lớn đối với việc thiết lập trật tự, kỷ luật, kỷ cương hành chính và bảo đảm hiệu quả của quản lý nhà nước góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu của Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020 là: "Xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng chức, viên

chức có đủ phẩm chất, năng lực và trình độ, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân và sự phát triển của đất nước" [32].

Thứ ba, nhâ ̣n thức về hoạt động nghề nghiệp của đội ngũ viên chức và

cơ chế quản lý viên chức chưa đổi mới kịp thời với những thay đổi về nhiệm vụ của n hà nước trong việc tổ chức cung ứng các nhu cầu cơ bản , thiết yếu cho người dân và cộng đồng. Tư duy về các hoạt động nghề nghiệp của viên chức vẫn mang dấu ấn của thời kỳ kế hoạch hóa tập trung. Trong nhiều lĩnh vực, hoạt động nghề nghiệp của viên chức còn tình tra ̣ng vi phạm về chất lượng, đạo đức và kỷ luật nghề nghiệp. Hiện nay, các văn bản quy định TNPL của viên chức còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng đầy đủ việc truy cứu TNPL đối với viên chức trong tình hình mới. Mặc dù Luật viên chức đã được ban hành hơn 7 năm qua, nhưng các văn bản hướng dẫn Luật viên chức 2010 chưa được ban hành đầy đủ, kịp thời để giải quyết vấn đề xem xét TNPL của viên chức. Do đó, cần phải tiếp tục hồn thiện TNPL đối với viên chức trên cơ sở hoàn thiện cả về hệ thống pháp luật và các giải pháp mang tính đồng bộ khác.

Thứ tư, cùng với việc phát triển nền kinh tế thị trường, tiếp tục xây

dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN đặt ra yêu cầu phải đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động sự nghiệp, thực hiện cải cách khu vực dịch vụ công phù hợp, đồng bộ với các phương thức hoạt động và thể chế của nền kinh tế thị trường; chuyển đổi từ nền hành chính "cai trị - truyền thống" sang nền hành chính "phục vụ - hiện đại". Thực hiện mục tiêu xây dựng đội ngũ viên chức có đạo đức nghề nghiệp, có năng lực, trình độ chun mơn, kỹ năng giải quyết công việc với ý thức tổ chức kỷ luật cao, đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của xã hội và quá trình hội nhập quốc tế hiện nay.

Thứ năm, trong thời gian qua (từ khi Luật Viên chức năm 2010 có hiệu

lực) đến nay, tình trạng vi phạm pháp luật nói chung, kỷ luật nhà nước của viên chức nói riêng cịn ở mức độ cao về số lượng vụ việc vi phạm, thủ đoạn tham nhũng tinh vi, hành vi lãng phí của cơng chưa được đẩy lùi, thái độ thờ ơ, vô cảm của một số viên chức trong giao tiếp, ứng xử với công dân, tổ chức

vẫn còn hiện hữu làm suy giảm niềm tin của nhân dân vào hoạt động của viên chức nhà nước. Chính vì vậy, việc hồn thiện quy định về TNPL đối với viên chức trong giai đoạn hiện nay là cần thiết và phù hợp với yêu cầu khách quan cần được tiến hành đồng bộ, chính xác, nhanh chóng, kịp thời.

3.1.2. Một số giải pháp tiếp tục hoàn thiện chế định trách nhiệm pháp lý của viên chức ở thành phố Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Trách nhiệm pháp lý của viên chức – qua thực tiễn Thành phố Hà Nội (Trang 99 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)