Các yếu tố ảnh hƣởng đến trách nhiệm pháp lý của viên chức

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Trách nhiệm pháp lý của viên chức – qua thực tiễn Thành phố Hà Nội (Trang 54 - 57)

d) Giai đoạn từ năm 1992 đến nay

1.7. Các yếu tố ảnh hƣởng đến trách nhiệm pháp lý của viên chức

Chế định TNPL được quy định không giống nhau giữa các quốc gia, thậm chí trong cùng một quốc gia cũng không giống nhau trong từng thời kỳ. Một số yếu tố tác động tới việc quy định, áp dụng TNPL như:

Thứ nhất, nhận thức của các cơ quan lập pháp về việc quy định TNPL

đối với viên chức. Đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới việc quy định TNPL, là tiền đề tư tưởng trực tiếp cho hoạt động xây dựng pháp luật. Nhà làm luật phải nhận thức đúng các quá trình diễn biến của kinh tế - xã hội và sự cần thiết phải việc truy cứu TNPL trên thực tế. Hay nói cách khác, nhà làm luật phải nhận thức được yêu cầu của việc điều chỉnh các quan hệ xã hội; yêu cầu này phải xuất phát từ lợi ích chung của xã hội.

Ở nước ta hiện nay, nhận thức của nhà làm luật có sự thay đổi quan trọng. Quan hệ giữa nhà nước và xã hội là quan hệ có tính chất bình đẳng hơn, có sự đối ứng về quyền và nghĩa vụ. Nhân dân tổ chức ra nhà nước, đóng thuế để duy trì hoạt động của bộ máy nhà nước thì nhà nước phải có trách nhiệm chăm lo, bảo vệ nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân. Nhân dân trao quyền lực cho nhà nước; do đó, nhà nước phải tự xác định trách nhiệm của

mình đối với nhân dân; gắn trách nhiệm với các quy định của pháp luật để đảm bảo thực hiện. Sau khi có nhận thức về các mối quan hệ cần điều chỉnh, các nhà làm luật cần có thái độ đúng đắn trong việc ban hành các quy định, phải xác định TNPL phù hợp với công vụ của viên chức.

Thứ hai, sự ảnh hưởng của các tổ chức, cá nhân khác trong xã hội đối

với TNPL. Ở Việt Nam, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước chịu sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; Mặt trận Tổ quốc và các đồn thể chính trị - xã hội là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân. Do đó, ảnh hưởng của các tổ chức này tới việc quy định TNPL là không thể tránh khỏi. Đối với các viên chức là đảng viên, thành viên của các tổ chức chính trị - xã hội ngồi việc tn thủ pháp luật cịn phải chịu sự quản lý của cấp ủy Đảng, quy định của Điều lệ Đảng, Điều lệ tổ chức.

Thứ ba, thái độ của xã hội đối với vấn đề TNPL của viên chức. Đây là

nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới việc quy định TNPL. Nhân dân trao quyền cho nhà nước, ngược lại nhân dân có quyền địi hỏi sự phục vụ cũng như trách nhiệm từ các cơ quan công quyền. Viên chức thay mặt nhà nước cung cấp các dịch vụ thiết yếu cho nhân dân vì vậy mỗi viên chức phải thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ được giao.

Trong xã hội hiện đại hiện nay, nhu cầu của người dân ngày càng cao, người dân phải được thực hành quyền làm chủ của mình, địi hỏi mỗi viên chức phải nâng cao trách nhiệm của mình. Hoạt động xây dựng pháp luật nói chung và xây dựng những quy định về TNPL đối với viên chức nói riêng được cơng dân giám sát, tham gia đóng góp ý kiến; thơng qua các cuộc trưng cầu dân ý, đại biểu do nhân dân bầu ra, người dân được bày tỏ thái độ đồng tình hoặc lên án của mình để các nhà làm luật ghi nhận và chỉnh sửa.

Thứ tư, sự ảnh hưởng của nhiệm vụ chính trị quốc gia và quốc tế. Ở

những thời điểm khác nhau, mỗi quốc gia có những nhiệm vụ chính trị làm thay đổi chính sách của quốc gia ấy. Việt Nam đang chủ trương xây dựng nhà nước

pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; do đó, nhiệm vụ đặt ra là phải chống tham nhũng, nâng cao trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nói chung. Bên cạnh việc ban hành Luật Viên chức nhằm phân định rõ cán bộ, cơng chức, viên chức; Chính phủ đã ban hành Nghị định số 27/2012/NĐ-CP quy định về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức với mục tiêu cụ thể hóa TNPL của viên chức, nâng cao ý thức tự giác của viên chức khi thực hiện nhiệm vụ được giao.

Xu thế hội nhập và tồn cầu hóa có ảnh hưởng lớn tới pháp luật mỗi quốc gia nói chung và TNPL viên chức nói riêng. Cần phải khẳng định đây là một xu thế tất yếu, mỗi quốc gia trong q trình vận động của mình khơng thể tách rời. Quá trình hội nhập này địi hỏi nhiều u cầu trong đó có sự minh bạch trong hoạt động của các cơ quan nhà nước và chế độ chịu trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Các quốc gia buộc phải thực hiện các cam kết quốc tế mà mình tham gia, hoạt động nội luật hóa phải phù hợp với luật pháp quốc tế. Trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết phần lớn đều có nội dung cải cách thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng dịch vụ cơng mà một trong những giải pháp quan trọng là quy định TNPL nhằm nâng cao ý thức tự giác, chất lượng hoạt động của viên chức.

Kết luận Chƣơng 1

Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, việc xây dựng và đề cao TNPL của viên chức nói riêng và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nói chung là một nhu cầu bức thiết khẳng định vai trị cũng như trách nhiệm từ phía nhà nước đối với xã hội và mỗi công dân. Hoạt động của viên chức ảnh hưởng lớn tới uy tín của nhà nước, sự tín nhiệm của nhân dân đối với chính họ và nhà nước. Do đó, việc xây dựng chế định TNPL đối với những chủ thể này cần được nghiên cứu, thực hiện chính xác, cẩn trọng trên cở sở đánh giá khách quan, trung thực các yếu tố tác động. Những sai sót trong cơng tác lập pháp sẽ để lại những hậu quả khó lường trước được.

Chương 2

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Trách nhiệm pháp lý của viên chức – qua thực tiễn Thành phố Hà Nội (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)