Viên chức được phân thành hạng viên chức (04 hạng) và làm việc theo chế độ hợp đồng làm việc. Viên chức được được phân theo chức danh nghề nghiệp. Chức danh nghề nghiệp thể hiện trình độ và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức trong từng lĩnh vực nghề nghiệp. Ví dụ, viên chức ngạch giảng viên có giảng viên, giảng viên chính, giảng viên cao cấp… Chức danh nghề nghiệp được bổ nhiệm cho viên chức theo các nguyên tắc: làm việc ở vị trí việc làm nào thì bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp tương ứng với vị trí việc làm đó, người được bổ nhiệm phải đủ tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp. Việc thay đổi chức danh nghề nghiệp đối với viên chức được thực hiện thơng qua hình thức thi hoặc xét. Ngoài ra, viên chức hoặc ĐVSNCL được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo các quy định của Luật
Viên chức. Viên chức được đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc một trong các trường hợp sau: khơng được bố trí theo đúng cơng việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm các điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng làm việc; không được trả lương đầy đủ hoặc không được trả lương đúng thời hạn theo hợp đồng làm việc; không đủ sức khỏe hoặc không đủ điều kiện để tiếp tục thực hiện hợp đồng làm việc; được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở các cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội hoặc được cấp có thẩm quyền điều động, bổ nhiệm giữ chức vụ được quy định là công chức theo quy định của pháp luật; viên chức nữ có thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ quan y tế có thẩm quyền. ĐVSNCL được đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức một trong các trường hợp sau: viên chức có hai năm liên tiếp bị phân loại đánh giá ở mức độ khơng hồn thành nhiệm vụ; viên chức bị ốm đau đã điều trị 12 tháng liên tục (đối với hợp đồng làm việc không xác định thời hạn) hoặc sáu tháng liên tục (đối với hợp đồng làm việc xác định thời hạn) mà khả năng làm việc chưa hồi phục; khi ĐVSNCL chấm dứt hoạt động hoặc thu hẹp quy mô do những lý do bất khả kháng... Trường hợp có tranh chấp về hợp đồng làm việc được giải quyết theo quy định của pháp luật về lao động (Điều 2, 28, 29, 30 Luật Viên chức 2010).
Cán bộ được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ (Khoản 1 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008).
Công chức được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh, trong biên chế (Khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức). Công chức không phân theo chức danh nghề nghiệp mà được phân thành ngạch như ngạch chuyên viên, cán sự,…
Như vậy, khác với viên chức và công chức, cán bộ làm việc theo nhiệm kỳ (ở nước ta một nhiệm kỳ là 5 năm); trong khi đó, chế độ làm việc của viên chức, cơng chức thường là "suốt đời" kể từ khi người đó được tuyển dụng tới khi được nhà nước cho nghỉ chế độ hưu trí.