Các giải pháp góp phần hồn thiện áp dụng pháp luật về trách nhiệm pháp lý của viên chức

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Trách nhiệm pháp lý của viên chức – qua thực tiễn Thành phố Hà Nội (Trang 122 - 127)

d) Giai đoạn từ năm 1992 đến nay

3.2. Các giải pháp góp phần hồn thiện áp dụng pháp luật về trách nhiệm pháp lý của viên chức

nhiệm pháp lý của viên chức

- Tăng cường giáo dục pháp luật, bồi dưỡng kĩ năng nghiệp vụ, nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ, cơng chức, viên chức có thẩm quyền áp dụng pháp luật. Chất lượng, hiệu quả hoạt động áp dụng pháp luật của đội ngũ này phụ thuộc phần lớn vào trình độ tri thức, hiểu biết pháp luật và kĩ năng

nghiệp vụ. Chính vì vậy, việc tăng cường giáo dục pháp luật, bồi dưỡng kĩ năng nghiệp vụ cho các chủ thể có thẩm quyền áp dụng pháp luật là một biện pháp hết sức quan trọng, phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, có trọng tâm, trọng điểm theo từng giai đoạn cụ thể. Ngoài những kiến thức pháp luật chung, cần đặc biệt chú trọng trang bị những kiến thức pháp luật chuyên sâu về những lĩnh vực pháp luật chuyên ngành có liên quan, phù hợp với chức danh, thẩm quyền áp dụng pháp luật của từng người, củng cố các kĩ năng áp dụng pháp luật cho họ tiến tới nâng cao ý thức pháp luật cho đội ngũ này. Có như vậy, chúng ta mới có được đội ngũ cán bộ "vừa hồng, vừa chuyên", đội ngũ lãnh đạo quản lý, điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán, thư ký… đáp ứng yêu cầu công tác, nhiệm vụ trong tình hình mới.

- Cần nắm vững và vận dụng linh hoạt các quy phạm pháp luật trong việc xử lý các vi phạm của viên chức. Trên cơ sở nền tảng tri thức các chủ thể có thẩm quyền áp dụng pháp luật phân tích đánh giá đầy đủ, khách quan, chính xác tất cả những tình tiết, điều kiện hồn cảnh có liên quan đến sự việc, sự kiện pháp lý xảy ra trong thực tế, trên cơ sở đó lựa chọn đúng những quy phạm pháp luật phù hợp với sự việc; ban hành văn bản áp dụng pháp luật có đủ căn cứ pháp lí, đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo luật định đảm bảo "đúng người, đúng tội", phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của người vi phạm và chính sách "khoan hồng, nhân đạo" của Đảng và Nhà nước ta.

- Tăng cường hơn nữa sự phối hợp giữa các cơ quan trong việc xử lý dứt điểm các vi phạm. Thực tế hiện nay, việc xử lý các vi phạm thường kéo dài, chính vì vậy việc tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan là biện pháp hữu hiệu nhằm xử lý dứt điểm các vi phạm. Đó là sự phối hợp giữa cơ quan quản lý viên chức với các tổ chức tín dụng để phong tỏa tài khoản, với chính quyền nơi cư trú của viên chức vi phạm trong việc xử lý trách nhiệm vật chất; giữa Cơ quan điều tra với Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân trong suốt quá trình điều tra, truy tố, xét xử…

- Thông báo công khai kết quả áp dụng pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng. Kết quả áp dụng pháp luật xử lý các vi phạm của viên chức cần được thông báo đầy đủ, chính xác, cụ thể và rộng rãi cho các tầng lớp nhân dân góp phần khơng nhỏ xây dựng, củng cố niềm tin của nhân dân về tính cơng bằng, nghiêm minh của pháp luật, về hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các chủ thể, cơ quan có thẩm quyền áp dụng pháp luật. Bên cạnh đó, việc thơng báo cơng khai kết quả cịn có tác dụng khích lệ, cổ vũ nhân dân tích cực hơn nữa trong việc phát hiện các hành vi phạm pháp luật.

Kết luận chƣơng 3

Để nâng cao chất lượng hoạt động nghề nghiệp, viên chức nhất thiết phải cần sự vào cuộc quyết liệt, kịp thời, đồng bộ, trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền từ thành phố, phòng, ngành chức năng tới cơ sở, kết hợp với công tác tự kiểm tra nội bộ, hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân trong các cơ quan, ĐVSNCL; phát huy vai trị, trách nhiệm, tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm người đứng đầu ĐVSNCL trong tổ chức, điều hành thực hiện chức năng nhiệm vụ; tổ chức, quản lý đội ngũ viên chức thuộc quyền; quản lý tài sản cơng. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cần xây dựng cơ chế có hiệu lực, thực hiện kiểm tra, giám sát hoạt động của người đứng đầu trong các ĐVSNCL. Thực hiện tốt những biện pháp nêu trên góp phần quan trọng ngăn ngừa hữu hiệu tình trạng vi phạm pháp luật nói chung, vi phạm pháp luật của viên chức nói riêng.

KẾT LUẬN

Ở nước ta, chế định TNPL của viên chức là tổng thể những quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến việc xử lý các vi phạm pháp luật của viên chức. TNPL của viên chức được quy định ngay từ những ngày đầu thành lập nước đã tạo cơ sở pháp lý để truy cứu trách nhiệm những viên chức vi phạm pháp luật nhằm xây dựng, quản lý đội ngũ viên chức có đủ phẩm chất, trình độ và năng lực đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao trong quá trình phục vụ người dân và cộng đồng; phát huy được tính sáng tạo, tính năng động và tài năng của viên chức đồng thời thể chế hóa chủ trương , chính sách của Đảng và Nhà nước đối với viê ̣c phát triển đội ngũ này . Cùng với tiến trình phát triển của đất nước, pháp luật về viên chức nói chung và chế định TNPL của viên chức nói riêng ngày càng được hồn thiện góp phần xử lý kịp thời, nghiêm minh, chính xác những viên chức vi phạm pháp luật, nâng cao chất lượng phục vụ người dân và cộng đồng của các ĐVSNCL.

Thực tiễn áp dụng TNPL ở thành phố Hà Nội cho thấy, pháp luật về TNPL của viên chức còn nhiều tồn tại, hạn chế, chưa tạo được sức răn đe cao, chưa đạt được yêu cầu phòng ngừa chung. Hoạt động của viên chức nhằm mục tiêu chung là phục vụ nhân dân ; tuy nhiên, tình trạng vi phạm về chất lượng, đạo đức và kỷ luật nghề nghiệp của viên chức trong nhiều lĩnh vực, hoạt động nghề nghiệp còn phổ biến; việc đánh giá, phân loại viên chức chưa bảo đảm khoa học , khách quan dẫn đến việc tuyển dụng , bố trí, quy hoạch, đánh giá và đào tạo, bồi dưỡng viên chức chưa đáp ứng y êu cầu của thực tiễn đặt ra, ảnh hưởng đến việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức.

Từ những vấn đề lý luận, thực trạng quy định và thực hiện pháp luật về TNPL của viên chức ở Hà Nội hiện nay, chế định TNPL của viên chức cần phải tiếp tục hoàn thiện cả về mặt thể chế lẫn tổ chức thực hiện. Những phương hướng và giải pháp hoàn thiện trong Chương 3 của luận văn sẽ là

những gợi ý mang tính khoa học và thực tiễn cho các nhà làm luật trong việc sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chế định này. Việc hoàn thiện chế định TNPL của viên chức cần bảo đảm tính kế thừa và phát triển đối với các quy định hiện hành; phù hợp với đặc điểm, tính chất hoạt động nghề nghiệp của viên chức. Hà Nội với đặc thù là nơi đặt trụ sở của rất nhiều ĐVSNCL của trung ương và thành phố Hà Nội; do đó, việc quản lý, tổ chức thực hiện cần có sự phối hợp chặt chẽ của cả Trung ương và địa phương, sự kết hợp giữa quản lý theo ngành và lãnh thổ. Hà Nội không thể thực sự trở thành Thủ đô văn minh - hiện đại nếu như chỉ có các đơn vị thuộc thành phố quản lý hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Có thể nói, hồn thiện chính sách quản lý viên chức, nhất là chế định TNPL là nhiệm vụ quan trọng trong quá trình cải cách khu vực dịch vụ cơng, phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế góp phần quan trọng thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, tăng trưởng, phát triển kinh tế đi đôi với phát triển xã hội, bảo đảm các nhu cầu cơ bản thiết yếu của người dân và cộng đồng, xây dựng đội ngũ viên chức của thời kỳ mới, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Trách nhiệm pháp lý của viên chức – qua thực tiễn Thành phố Hà Nội (Trang 122 - 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)