Những nguyên tắc về trách nhiệm pháp lý của viên chức

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Trách nhiệm pháp lý của viên chức – qua thực tiễn Thành phố Hà Nội (Trang 48 - 52)

d) Giai đoạn từ năm 1992 đến nay

1.5. Những nguyên tắc về trách nhiệm pháp lý của viên chức

Trong công cuộc đổi mới hiện nay, Đảng và Nhà nước ta xác định con người là nhân tố quyết định. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh quan niệm nhà

nước pháp quyền là nhà nước của dân, do dân, vì dân ln được thể hiện rõ trên hai bình diện. Về mặt thể chế, từ Hiến pháp cho đến các đạo luật phải thể hiện được tinh thần: "Trăm điều phải có thần linh pháp quyền". Pháp luật trở thành công cụ hữu hiệu để quản lý và điều hành đất nước, mọi người dân và công chức, viên chức nhà nước bình đẳng trước pháp luật, phải sống và làm việc theo pháp luật. Về mặt tổ chức bộ máy quyền lực nhà nước, nhân dân phải là chủ thể duy nhất và tối cao của quyền lực nhà nước. Vì vậy, trong hoạt động nghề nghiệp của viên chức cần bảo đảm các nguyên tắc TNPL cơ bản sau:

Bảo đảm sự lãnh đạo thống nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam. Nguyên

tắc này xuất phát từ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với nhà nước và xã hội đã được Hiến pháp ghi nhận qua các thời kỳ. Đường lối chính sách của Đảng ln giữ vai trị chỉ đạo đối với nội dung, phương hướng xây dựng pháp luật của Nhà nước. Sự lãnh đạo của Đảng là điều kiện tiên quyết, là bảo đảm cao nhất cho sự ra đời, tồn tại và phát triển của Nhà nước. Mọi hoạt động của Nhà nước đều có sự lãnh đạo của Đảng trong đó hoạt động xây dựng pháp luật là u cầu có tính khách quan và là nhân tố quyết định hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước.

Bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của chế định TNPL của viên chức trong hệ thống pháp luật. Nguyên tắc này đòi hỏi các

quy định pháp luật phải thống nhất với nhau khơng mâu thuẫn chồng chéo, bảo đảm tính hợp pháp, hợp lý và phải tơn trọng tính tối cao của hiến pháp (các văn bản pháp luật khác phải phù hợp, không được trái với hiến pháp).

Hiến pháp 2013 quy định Nhà nước có trách nhiệm cơng nhâ ̣n, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân. Một trong những quyền cơ bản của cơng dân được Hiến định đó là: quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, bình đẳng trong việc sử dụng các dịch vụ y tế, quyền được học tập...

Viên chức là những người đại diện nhà nước cung cấp những dịch vụ thiết yếu cho người dân về y tế, giáo dục… do vậy:

Các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức phải tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân; kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền [80, khoản 2 Điều 8].

Trong q trình làm việc, viên chức có hành vi vi phạm pháp luật thì với nguyên tắc: "Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật" [80, khoản 1 Điều 16], mọi viên chức phải chịu những hình phạt tương xứng với hành vi sai trái của mình. Việc quy định TNPL của viên chức chính là cụ thể hóa tinh thần Hiến pháp 2013 nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của đội ngũ viên chức và cả hệ thống chính trị nói chung.

Việc quy định TNPL phải xuất phát từ nguồn gốc hình thành, đặc điểm tính chất cơng việc. Khác với cán bộ, cơng chức được hình thành thơng qua

bầu cử, bổ nhiệm, thi tuyển, viên chức gắn kết với ĐVSNCL bởi chế độ hợp đồng làm việc. Họ không đại diện cho quyền lực cơng của nhà nước do đó TNPL của viên chức khơng thể áp dụng chế tài như bãi nhiệm, miễn nhiệm… Viên chức có một số chế tài đặc thù như tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động… điều này là phù hợp với hoạt động của viên chức mang tính chất nghề nghiệp với chun mơn cao.

Quy định TNPL viên chức phải xuất phát từ thực tiễn, khách quan, công bằng, nghiêm minh. Bảo đảm tính khách quan là đặc trưng cơ bản trong

mọi hoạt động của nhà nước, nhằm đảm bảo sự cân đối hợp lý không mâu thuẫn của sự phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội.

Pháp luật được ban hành phải xuất phát từ nhu cầu đòi hỏi của xã hội, phản ánh đúng nhu cầu khách quan của xã hội, xuất phát từ thực tế cuộc sống, phù hợp với thực tế cuộc sống. Quá trình xây dựng pháp luật phải phản ánh được những yêu cầu khách quan về sự cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật đối với các quan hệ xã hội nhất định.

Trước thực trạng của đội ngũ viên chức hiện nay, việc ban hành quy định về TNPL với viên chức là hết sức cần thiết, nhằm xử lý những sai phạm, giáo dục răn đe đối với đội ngũ viên chức; làm cho họ thấy được nghĩa vụ, trách nhiệm phục vụ nhân dân, cũng như những hậu quả bất lợi mà họ sẽ phải gánh chịu khi vi phạm, qua đó từng bước nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân.

TNPL của viên chức phải nằm trong mối tương quan với TNPL của cán bộ, công chức và trách nhiệm bồi thường của nhà nước. Do đặc thù của

Việt Nam, giữa viên chức và cán bộ, công chức luôn có sự liên thơng, chuyển đổi giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng, Nhà nước và tổ chức chính trị - xã hội. Thậm chí, trong ĐVSNCL bộ máy lãnh đạo, quản lý của ĐVSNCL của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội cịn được đảm nhiệm bởi đội ngũ cơng chức. Chính vì vậy, việc quy định TNPL với viên chức phải đảm bảo tính "cân bằng" với TNPL của cán bộ, cơng chức góp phần đảm bảo sự ổn định, đoàn kết của hệ thống chính trị.

Ở Việt Nam, mối quan hệ giữa trách nhiệm bồi thường của nhà nước và trách nhiệm hoàn trả của viên chức được quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định 27/2012/NĐ-CP:

Viên chức khi thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được phân cơng có lỗi gây thiệt hại cho người khác thì đơn vị sự nghiệp cơng lập phải bồi thường thiệt hại do viên chức thuộc quyền quản lý gây ra theo quy định của pháp luật dân sự về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng. Viên chức có lỗi gây thiệt hại cho người khác mà đơn vị sự nghiệp công lập đã bồi thường phải có nghĩa vụ hồn trả cho đơn vị sự nghiệp cơng lập [33].

Quy định này đồng thời quy định hai khía cạnh: trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với hành vi vi phạm của viên chức của ĐVSNCL quản lý viên chức ấy, cùng với đó là nghĩa vụ hồn trả của viên chức cho đơn vị. Người đứng đầu ĐVSNCL quyết định mức và phương thức bồi thường, hoàn trả.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Trách nhiệm pháp lý của viên chức – qua thực tiễn Thành phố Hà Nội (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)