d) Giai đoạn từ năm 1992 đến nay
CÁC GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT
pháp lý của viên chức
3.1.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện trách nhiệm pháp lý của viên chức
Yêu cầu về xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, đòi hỏi phải tiếp tục xây dựng và hoàn thiện đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước nói chung và đội ngũ viên chức làm việc trong các ĐVSNCL của nhà nước nói riêng là một trong những nhiệm vụ quan trọng, bảo đảm đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân ngày càng tốt hơn, hiệu quả hơn. Trong khi đó, các hoạt động phục vụ cung cấp dịch vụ công về y tế, văn hóa, nghệ thuật, khoa học, công nghệ, giáo dục, đào tạo… được tiến hành bởi đội ngũ viên chức hiện nay còn nhiều tồn tại, hạn chế. Vì vậy, cùng với việc hoàn thiện các quy chế pháp lý hành chính của viên chức, chúng ta phải tiếp tục nghiên cứu, ban hành những quy định cụ thể, phù hợp về TNPL của đội ngũ viên chức nhà nước nhằm nâng cao chất lượng hoạt động nghề nghiệp của mình. Cụ thể là:
Thứ nhất, trong bối cảnh hiện nay, Đảng và Nhà nước đang tập trung đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, củng cố an ninh, quốc phòng, thì việc hoàn thiện TNPL của viên chức, góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực của hoạt động quản lý, nâng cao ý thức trách nhiệm của đội ngũ viên chức góp phần quan trọng nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công và đấu tranh, phòng chống tham nhũng, lãng phí.
Thực hiện chủ trương đổi mới của Đảng, bên cạnh những cơ hội, thành tựu đạt được về kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội, những thách thức và tiêu cực của nền kinh tế thị trường đã tác động tới đội ngũ cán bộ, công chức,