Giai đoạn từ năm 1959 đến năm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Trách nhiệm pháp lý của viên chức – qua thực tiễn Thành phố Hà Nội (Trang 43 - 45)

Giai đoạn này đánh dấu sự ra đời của Hiến pháp năm 1959 và pháp luật trong giai đoạn này không đi theo hướng điều chỉnh một cách chuyên biệt các đối tượng phục vụ trong cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị sự nghiệp mà vẫn kế thừa, phát triển theo xu hướng điều chỉnh chung. Điều 6 Hiến pháp năm 1959 quy định: "tất cả nhân viên cơ quan nhà nước đều phải trung thành với chế độ dân chủ nhân dân, tuân theo Hiến pháp, pháp luật, hết lòng phục vụ nhân dân". Đến năm 1962, Nghị định số 24/CP ngày 08/01/1962 của Hội đồng Chính phủ ban hành Điều lệ tuyển dụng cơng nhân, viên chức nhà nước quy định "công nhân, viên chức nhà nước" là những người làm ở "một số xí nghiệp, nơng trường, lâm trường, cơng trường, trường học và cơ quan nhà nước... (gọi tắt là xí nghiệp, cơ quan nhà nước)". Như vậy, viên chức là thuật ngữ được sử dụng chính thức trong văn bản pháp luật và dần thay thế thuật ngữ công chức -

đã được sử dụng trước đó theo Quy chế về công chức năm 1950. Mặc dù Quy chế trên vẫn có hiệu lực nhưng trên thực tế lại khơng được sử dụng rộng rãi sau đó. Vì thế, những đối tượng trước đây được gọi là cơng chức có thể được hiểu là một thành phần trong những đối tượng là viên chức ở giai đoạn này.

Giai đoạn những năm 1960 đến những năm cuối 1970

Các văn bản được ban hành trong giai đoạn này vẫn quy định viên chức gồm nhiều đối tượng và bắt đầu xuất hiện thuật ngữ "cán bộ" - những người được bầu trong các cơ quan, tổ chức nhà nước. Nghị định số 195/CP ngày 31/12/1964 của Hội đồng Chính phủ đã ban hành Điều lệ kỷ luật lao động đối với cán bộ công nhân, viên chức quy định: "Các cán bộ giữ chức vụ lãnh đạo phải gương mẫu trong việc tôn trọng các điều kỷ luật lao động, và phải thường xuyên hoàn thiện những nội quy, quy trình sản xuất, cơng tác để làm cơ sở cho cơng nhân, viên chức có liên quan thực hiện" (Điều 3 Bản Điều lệ) và tất cả cơng nhân, viên chức có trách nhiệm "bảo vệ của cơng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí nguyên vật liệu, đề cao cảnh giác cách mạng giữ gìn bí mật nhà nước" (Điều 2 Bản Điều lệ).

Sau 4 năm thực hiện, ngày 09/4/1968 Chính phủ đã ban hành Nghị định 49/CP về chế độ trách nhiệm vật chất của công nhân, viên chức đối với tài sản nhà nước. Điều 5 Bản chế độ ban hành theo Nghị định này quy định: "Công nhân, viên chức thiếu tinh thần trách nhiệm hoặc vi phạm kỷ luật lao động trong khi làm nhiệm vụ sản xuất, công tác mà gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước thì phải bồi thường thiệt hại cho cơng quỹ theo chế độ này; ngồi ra, cịn có thể bị thi hành kỷ luật theo Điều lệ về kỷ luật lao động" [56]. Có thể thấy, Nghị định này đã chú ý tới mối quan hệ giữa thi hành công vụ với những hậu quả do hành vi công vụ ấy, thể hiện chính sách bảo vệ cơng vụ, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của việc áp dụng trách nhiệm vật chất đến tính năng động, sáng tạo khi thi hành công vụ. Tuy nhiên, Nghị định 49/CP vẫn chưa phân định rõ công nhân và viên chức, cũng như trách nhiệm vật chất đối với từng đối tượng kể trên.

Năm 1970, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm sở hữu XHCN và Pháp lệnh trừng trị các tội phạm xâm phạm tài sản riêng của công dân. Pháp lệnh này quy định một số tội phạm và hình phạt tương ứng đối với tội tham ô tài sản XHCN, tội cố ý làm trái nguyên tắc, chính sách chế độ, thể lệ về kinh tế, tài chính gây thiệt hại đến tài sản XHCN, tội lạm dụng chức quyền để chiếm đoạt tài sản riêng của công dân... Đây là các chế tài hình sự được áp dụng đối với công nhân, viên chức nhà nước.

Sau khi đất nước hồn tồn giải phóng, với mục đích tạo điều kiện tốt hơn cho việc áp dụng Nghị định 49/CP, Hội đồng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 217/CP ngày 08/6/1979 quy định về chế độ trách nhiệm, chế độ kỷ luật, chế độ bảo vệ của công và chế độ phục vụ nhân dân của cán bộ, nhân viên và cơ quan nhà nước. Các nghị định này đã thể hiện sự kế thừa, phát triển các hình thức TNPL của cán bộ, viên chức nhà nước, từng bước đưa hoạt động của cán bộ, công nhân viên nhà nước đi vào nề nếp, góp phần xây dựng con người mới XHCN.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Trách nhiệm pháp lý của viên chức – qua thực tiễn Thành phố Hà Nội (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)