d) Giai đoạn từ năm 1992 đến nay
1.6. nghĩa của chế định trách nhiệm pháp lý của viên chức
Việc truy cứu TNPL đối với viên chức là điều không mong muốn trong quản lý nhà nước, song không thể không thực hiện nếu viên chức vi phạm pháp luật. Xác định chính xác vi phạm pháp luật do viên chức thực hiện trong khi thực hiện công việc hay thi hành nhiệm vụ hay không là một trong những yếu tố đảm bảo tính khách quan, cơng bằng trong việc truy cứu TNPL đối với viên chức. Do vậy, việc Nhà nước quy định, truy cứu TNPL đối với viên chức đem lại những ý nghĩa to lớn sau:
Một là, TNPL của viên chức góp phần bảo đảm pháp chế trong tổ
chức quản lý, hoạt động của ĐVSNCL; tạo cơ sơ pháp lý cho việc truy cứu TNPL viên chức, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của viên chức, cá nhân hoặc tổ chức khi tham gia quan hệ pháp luật, cùng cố niềm tin của nhân dân vào Nhà nước nói chung và các ĐVSNCL nói riêng.
Mọi hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ tổ chức, cá nhân nào đều mang lại hậu quả tiêu cực cho xã hội vì đã phá vỡ trật tự pháp luật, trực tiếp hoặc có nguy cơ gây ra những thiệt hại về vật chất, tinh thần cho cá nhân, tổ chức, xã hội được pháp luật xác nhận và bảo vệ. Tuy nhiên, việc xử lý những sai phạm này phải căn cứ trên những quy định của pháp luật, nghiêm cấm những hành vi truy cứu TNPL tùy tiện, khơng có căn cứ. Việc xử lý nghiêm minh viên chức vi phạm pháp luật có ý nghĩa đảm bảo cho mọi hoạt động của chủ thể quản lý (bao gồm các cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực chủ thể) phải tuân theo yêu cầu, mệnh lệnh của pháp luật. Nếu chủ thể có hành vi trái với yêu cầu pháp luật, mệnh lệnh, chỉ thị của cấp trên, mọi hoạt động quản lý sẽ khơng đạt mục tiêu đề ra, lợi ích nhà nước, xã hội, tổ chức, công dân bị vi phạm. TNPL đối với viên chức bảo đảm cho mọi hoạt động của ĐVSNCL luôn nằm trong khuôn khổ của pháp luật, khơng có hành vi vượt quá thẩm quyền cũng như không né tránh, thu hẹp thẩm quyền.
Hai là, đội ngũ cán bộ, cơng chức, viên chức nói chung và viên chức
hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật. Nếu có vi phạm trong khi thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao thì những đối tượng này phải chịu TNPL về những hành vi sai trái của mình như tất cả các tổ chức, cá nhân khác; khơng có bất kì sự bao che, dung túng, đặc quyền đặc lợi nào trong việc xử lý. Chế định này đã cụ thể hóa nguyên tắc: "Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật" được ghi nhận tại Điều 16 Hiến pháp 2013. Thậm chí, trong nhiều trường hợp người vi phạm là người có chức vụ, quyền hạn cịn là tình tiết tăng nặng TNPL. Quy định này là hợp lý bởi viên chức đại diện cho nhà nước, thay mặt cho nhà nước cung cấp cho nhân dân những dịch vụ đáp ứng nhu cầu thiết yếu của đời sống xã hội.
Ba là, việc quy định TNPL nhằm xác định hành vi hợp pháp, hành vi
không hợp pháp, tạo ra hành lang pháp lý làm cơ sở, chuẩn mực cho cách ứng xử của viên chức trong các ĐVSNCL. Trên cơ sở những chuẩn mực đã hình thành, viên chức sẽ điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp, loại bỏ những hành vi vi phạm. Tuy nhiên tính trừng phạt, tính giáo dục của TNPL đối với viên chức đòi hỏi phải được kết hợp hài hoà, hợp lý trong mỗi quy định của pháp luật về chế định trách nhiệm vật chất của viên chức đảm bảo được tính nghiêm minh của pháp luật đồng thời không làm ảnh hưởng đến tính chủ động, sáng tạo của viên chức trong khi thực hiện nhiệm vụ hoặc công việc được phân công.
Việc xác định hành vi hợp pháp, hành vi khơng hợp pháp khơng chỉ có ý nghĩa định hướng xử sự của viên chức mà còn là căn cứ để chủ thể quản lý đánh giá, xem xét áp dụng biện pháp tác động tích cực (khen thưởng) hay áp dụng biện pháp tác động tiêu cực (kỷ luật).
Bốn là, việc áp dụng TNPL đối với viên chức nhằm giáo dục, thuyết phục,
răn đe, phòng ngừa, khắc phục hậu quả viên chức vi phạm pháp luật trong khi thi hành nhiệm vụ.
Khi viên chức có hành vi vi phạm về nguyên tắc họ sẽ bị áp dụng những biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật. Việc áp dụng
nghiêm chỉnh TNPL có tác dụng trong việc phịng ngừa sự tiếp tục vi phạm, cải tạo và giáo dục các chủ thể ý thức tôn trọng, thực hiện nghiêm minh pháp luật, làm cho đối tượng thấy rõ sự cần thiết và tự giác thực hiện những hành vi nhất định hoặc tránh thực hiện những hành vi nhất định; thuyết phục viên chức thực hiện quy định pháp luật trên cơ sở tự giác của bản thân họ đối với những điều đã quy định, trên cơ sở viên chức tôn trọng các quy phạm pháp luật với lương tâm của mình. Việc xử lý kịp thời, nghiêm minh cịn mang tính chất răn đe các chủ thể khác khiến họ thấy được những hậu quả pháp lý bất lợi phải gánh chịu khi vi phạm mà không dám thực hiện hành vi vi phạm, làm cho họ phải tự kiềm chế bản thân, góp phần làm cho nhân dân tin tưởng vào cơng lý, tích cực đấu tranh phịng, chống vi phạm pháp luật.