Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1950
Ngay từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, những người làm việc trong các cơ quan hành chính nhà nước được gọi là viên chức (có cách hiểu đồng nhất với cơng chức). Ở thời kì này hầu hết các văn bản pháp luật đều sử dụng thuật ngữ viên chức và những đối tượng là viên chức được hiểu là công chức, họ đều là những người làm trong các công sở của Việt Nam. Qua tra cứu các văn bản thời kỳ này, có Sắc lệnh gọi những người làm tại các cơ quan tư pháp và hành chính là "viên chức", có những Sắc lệnh sử dụng cả thuật ngữ "viên chức" và "công chức" như là hai từ đồng nghĩa có thể thay thế cho nhau để chỉ cùng một đối tượng là những người làm tạm thời hoặc lâu dài trong các cơ quan của nhà nước như: Sắc lệnh số 75/SL ngày 17/12/1945 của Chủ tịch Chính phủ lâm thời về việc trưng dụng, trưng tập, trưng thu:
Trong thời kỳ kháng chiến và cho tới khi có lệnh mới, tất cả
viên chức tòng sự tại các cơng sở trong tồn cõi Việt Nam, đều coi
như bị trưng tập: trừ khi được lệnh trên cho phép nghỉ việc, các viên chức bất cứ thuộc hạng nào đều phải giữ chức vụ mình ở nơi đương làm việc, và khi nào nhận được lệnh trên bổ dụng đi nơi khác, đều phải đi nhậm chức ngay ở nơi đó [15, Điều thứ nhất].
Sắc lệnh số 58/SL ngày 10/11/1945 của Chủ tịch Chính phủ lâm thời: Cho tới khi có lệnh mới, cơng chức tất cả các ngạch có thể
xin nghỉ giả hạn khơng lương từ sáu tháng trở lên, và liên tiếp xin gia hạn, mỗi hạn ít nhất là 6 tháng, cho đến khi tổng cộng nghỉ được 3 năm. Quá hạn đó, viên chức nào không xin ra làm việc nữa, sẽ coi như thôi việc hẳn, hoặc được về hưu nếu đủ điều kiện hưởng hưu bổng [14, Điều thứ nhất].
Tới Hiến pháp 1946, thuật ngữ "nhân viên" được sử dụng thay cho thuật ngữ viên chức, công chức trong các văn bản trước đó để chỉ các đối tượng làm trong Hội đồng nhân dân và Ủy ban hành chính (Điều 61) và những người làm trong Ban thường vụ Nghị viện (Điều 47). Những văn bản được ban hành trong thời kì cuối năm 1949 đầu năm 1950 nêu khơng rõ về viên chức, nhưng công chức là những người được khẳng định làm việc trong cơ quan nhà nước. Trên cơ sở những quan điểm, tư tưởng và nguyên tắc về một nền công vụ kiểu mới thể hiện trong Hiến pháp 1946, Quy chế công chức được ban hành theo Sắc lệnh số 76/SL ngày 20/5/1950 của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Đây là văn bản pháp luật cao nhất (sau Hiến pháp) ở giai đoạn này quy định về chế độ công chức, công vụ. Sắc lệnh quy định từ ngày 01/5/1950 thực hiện thống nhất một Quy chế công chức, định rõ nghĩa vụ, quyền lợi của công chức, cùng các thể lệ về việc tổ chức quản lý và việc sử dụng cơng chức trong tồn quốc. Lời nói đầu của Quy chế diễn giải: "Công chức Việt Nam là những công dân giữ một nhiệm vụ trong bộ máy nhà nước của chính quyền nhân dân, dưới sự lãnh đạo tối cao của Chính phủ, cơng chức phải đem tất cả sức lực và tâm trí, theo đúng đường lối của Chính phủ và nhằm lợi ích của nhân dân mà làm" [21].
Thời kỳ này, theo tinh thần của Sắc lệnh 76/SL khơng có khái niệm về viên chức. Khái niệm về công chức được hiểu theo phạm vi rất hẹp, họ là những người được tuyển dụng giữ một chức vụ thường xuyên trong các cơ quan Chính phủ (Điều 1 Quy chế công chức Việt Nam 1950), không bao gồm những người làm việc trong các cơ quan, đơn vị sự nghiệp, các cơ quan Tòa án, Viện kiểm sát. Theo định nghĩa này, những người làm việc trong các cơ quan Đảng, đoàn thể, các đơn vị sự nghiệp công... đều không được quan niệm là công chức nhà nước. Theo Quy chế này: "Công chức Việt Nam phải phục vụ nhân dân, trung thành với chính phủ, tơn trọng kỷ luật, có tinh thần trách nhiệm và tránh làm những cơng việc có hại đến thanh danh cơng chức hay đến sự hoạt động của bộ máy nhà
nước. Công chức Việt Nam phải cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư" (Điều 2) và "Công chức chịu trách nhiệm trước cấp trên về cách thừa hành chức vụ của mình" (Điều 55). Sắc lệnh này đã dành riêng mục II của Chương thứ năm để quy định về trách nhiệm của công chức khi vi phạm hình luật. Cơng chức phạm pháp sẽ bị truy tố trước Tòa án theo luật lệ chung, trừ những ngạch có chức vụ đặc biệt. Quan niệm về công chức và các quy định về nghĩa vụ và quyền lợi của công chức trong Quy chế công chức Việt Nam thể hiện rõ nét quan điểm và tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước pháp quyền, của dân, do dân và vì dân, về xây dựng đội ngũ cơng chức "cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư", là công bộc của dân.
Việc quản trị và sử dụng công chức phân cấp rất rõ ràng, công chức thuộc bộ nào do bộ trưởng bộ đó quản trị, những cơng chức làm việc tại các cơ quan trung ương không thuộc bộ nào sẽ do Thủ tướng quản trị. Cấp quản trị cơng chức có quyền: tuyển dụng, bổ vào ngạch, cho thực thụ, bãi chức; định chức vụ, nơi và cơ quan làm việc; thuyên chuyển; cho điểm sau cùng; khen và thăng thưởng; huyền chức (tạm đình chỉ giữ chức vụ); thi hành kỷ luật; cho nghỉ phép, nghỉ dưỡng bệnh; nghỉ dài hạn không lương; cho nữ công chức nghỉ trước và sau khi đẻ; đặt ra ngoài ngạch, cho đổi ngạch, cho từ chức, cho thơi việc vì thiếu sức khỏe hay thiếu năng lực; cho về hưu. Như vậy việc phân quyền cho các cấp quản lý công chức rõ ràng và cụ thể. Quy chế cũng quy định quyền của cấp sử dụng công chức cụ thể như: cho điểm khen thưởng, cảnh cáo, khiển trách, cho nghỉ phép, nghỉ dưỡng bệnh, cho nữ công chức nghỉ trước và sau khi đẻ. Đặc biệt, Quy chế quy định chế độ tuyển dụng gồm các nội dung: điều kiện tuyển bổ, nhận chức, tập sự, thực thụ, bãi chức, chuyển ngạch, đổi ngạch, để ra ngoài ngạch.
Ngoài ra, Quy chế cơng chức Việt Nam năm 1950 cịn có các chương quy định cụ thể về "khen thưởng, thăng thưởng", về kỷ luật... Có thể khẳng định, các quy định trong Quy chế công chức Việt Nam thể hiện tinh thần xây dựng một nền
hành chính dân chủ, chính quy, hiện đại, một nền cơng vụ phục vụ nhân dân, một đội ngũ cơng chức nhà nước cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư, là cơng bộc của nhân dân. Trên cơ sở quyền (quyền hạn và quyền lợi) đi đôi với nghĩa vụ, các văn bản pháp luật này đã quy định TNPL của cơng chức. Trong các TNPL đó thì trách nhiệm hình sự và trách nhiệm kỷ luật được quy định khá cụ thể.
Giai đoạn giữa năm 1950 đến năm 1959
Trong giai đoạn này, các văn bản pháp luật quy định những người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp giáo dục, y tế, khoa học là công chức (theo quy định hiện nay là viên chức). Mặc dù Sắc lệnh số 76/SL quy định dành riêng cho công chức - những người làm trong hệ thống các cơ quan hành chính; song sau năm 1954, do nhu cầu bổ sung nguồn nhân lực trong bộ máy nhà nước ngày càng tăng, nên trên thực tiễn những đối tượng đủ tiêu chuẩn để trở thành công chức theo Quy chế công chức năm 1950 và các văn bản vào thời kỳ đó khơng thể đáp ứng đủ cho bộ máy nhà nước. Vì vậy, Quy chế này khơng được áp dụng đầy đủ.