Thực trạng áp dụng trách nhiệm pháp lý của viên chứ cở thành phố Hà Nộ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Trách nhiệm pháp lý của viên chức – qua thực tiễn Thành phố Hà Nội (Trang 84 - 92)

d) Giai đoạn từ năm 1992 đến nay

2.2. Thực trạng áp dụng trách nhiệm pháp lý của viên chứ cở thành phố Hà Nộ

thành phố Hà Nội

Hà Nội là thủ đô, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hố - xã hội của đất nước, nơi hội tụ nhiều cơ quan đơn vị sự nghiệp không chỉ trực thuộc chính quyền thành phố Hà Nội mà cịn trực thuộc các bộ, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội trung ương với số lượng lớn đội ngũ viên chức. Với sự phát triển của thủ đô, điều kiện phát triển của kinh tế - xã hội tại Hà Nội, cùng với ý thức nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật của đội ngũ viên chức đã cung cấp dịch vụ công trên tất cả các lĩnh vực đáp ứng cơ bản những nhu cầu thiết yếu của nhân dân. Tuy nhiên, cùng với ý thức nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật của phần đông đội ngũ viên chức thì tình hình vi phạm của viên chức tại Hà Nội so với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có những nét đặc thù nhất định. Trong đó, có những vụ việc vi phạm pháp luật đặc biệt nghiêm trọng, gây thiệt hại đáng kể, để lại những hậu quả xấu đối với xã hội.

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường kèm theo đó là sự tha hóa về lối sống thực dụng, sự xuống cấp đạo đức của một bộ phận không nhỏ viên chức nhà nước, vi phạm pháp luật của viên chức trên địa bàn thành phố Hà Nội cũng có dấu hiệu gia tăng về số lượng, tính chất mức độ nguy hiểm của hành vi đối với xã hội là đặc biệt nghiêm trọng. Đó là vụ việc vi phạm vào ngày 19/10/2013 của Nguyễn Mạnh Tường, bác sĩ khoa ngoại Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội. Vị bác sĩ này mở cơ sở thẩm mỹ viện Cát Tường tại số 45, đường Giải Phóng, phường Đồng Tâm, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội. Nguyễn Mạnh Tường đã có hành vi xâm phạm sức khỏe, tính mạng, thi thể... của người khác, vi phạm quy trình trong hoạt động nghề nghiệp, vi phạm đạo đức nghề nghiệp, làm xói mịn truyền thống, đạo đức xã hội, vi phạm quy định khám chữa bệnh, làm mất uy tín của Bệnh viện Bạch Mai nói riêng và cả ngành y tế nói chung, làm niềm tin của nhân dân vào ngành y tế giảm sút [49]. Hành vi phạm tội của Nguyễn Mạnh Tường đã bị áp dụng trách nhiệm hình sự là 19 năm tù giam, bồi thường 585 triệu

đồng, cấp dưỡng cho con chị Huyền mỗi cháu một triệu một tháng đến khi đủ 18 tuổi, bị cấm hành nghề 5 năm sau khi mãn hạn tù. Hành vi đó khơng chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự, mà cịn bị truy cứu trách nhiệm kỷ luật theo quy định tại khoản 1 Điều 57 Luật Viên chức năm 2010 với hình thức buộc thơi việc. Bên cạnh trường hợp bị áp dụng trách nhiệm hình sự và trách nhiệm kỷ luật của vị bác sỹ kể trên, có thể xem xét trường hợp đền bù vật chất xảy ra tại Bệnh viện Bạch Mai. Ngày16/4/2013, khi sản phụ P.T.T.B. (37 tuổi, ở Hà Nội) chuyển dạ đã được một nữ hộ sinh tại Khoa Sản cho truyền thuốc oxytocin (thuốc cho đẻ chỉ huy) và tiêm bắp 2 mũi (khơng rõ thuốc gì) mà khơng có y lệnh của bác sĩ. Sau đó, sản phụ có suy thai nhưng khơng được tiên lượng đúng khiến trẻ sinh ra bị tai biến ngạt mất não. Bản thân sản phụ bị đờ tử cung, băng huyết, vỡ tử cung phải cắt bỏ tử cung để cứu mạng. Hiện cháu bé con sản phụ B. vẫn đang được theo dõi, điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai [91]. Sau khi người nhà sản phụ gửi đơn khiếu nại (ngày 16/5/2013), ngày 31/5/2016, ông Nguyễn Việt Hùng, Trưởng Khoa Phụ - Sản, Bệnh viện Bạch Mai có báo cáo gửi Giám đốc Bệnh viện trình bày về sự việc này rằng Khoa đã "nhanh chóng đền bù khắc phục hậu quả cho bệnh nhân và làm rõ sai phạm của tập thể, cá nhân của Khoa". Theo báo cáo của ơng Hùng, kíp trực gồm Nữ hộ sinh Thủy, Nữ hộ sinh Hưởng và Bác sỹ Nhung là người trực tiếp đỡ đẻ cho sản phụ. Bác sỹ Nhung khi đỡ đẻ cho sản phụ đã khơng đánh giá đúng được tình trạng suy thai nên đã khơng báo cáo cho Bác sỹ trưởng phòng. Sai sót chun mơn thuộc về Bác sỹ Nhung, và Bác sỹ này đã nhận ra yếu kém về chuyên mơn trong việc xử trí đối với sản phụ Bình. Khoa đã bồi thường cho gia đình sản phụ Bình hơn 500 triệu đồng. Xét theo Nghị định số 27/2012/NĐ-CP ngày 06/4/2012 của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức thì trong vụ việc này Bệnh viện Bạch Mai chưa tuân thủ quy trình xét xử lý kỷ luật viên chức vi phạm và bồi thường cho sản phụ. Cụ thể, việc làm rõ sai phạm của tập thể và cá nhân mới chỉ ở "cấp khoa"; trong khi đó, theo khoản 1 Điều 15 Nghị

định 27/2012/NĐ-CP: "Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức chịu trách nhiệm tổ chức cuộc họp để viên chức có hành vi vi phạm pháp luật tự kiểm điểm và nhận thức kỷ luật". Theo quy định này, người đứng đầu Bệnh viện Bạch Mai - Giám đốc Bệnh viện có trách nhiệm tổ chức cuộc họp để những tập thể, cá nhân tự kiểm điểm và nhận hình thức kỷ luật. Sau đó, Giám đốc Bệnh viện quyết định thành lập Hội đồng kỷ luật để tư vấn về việc áp dụng hình thức kỷ luật đối với viên chức có hành vi vi phạm pháp luật. Quy trình xét kỷ luật viên chức vi phạm phải tuân thủ theo Mục 4 Nghị định 27/2012/NĐ-CP, tuy nhiên cho tới nay, các cơ quan thông tin đại chúng vẫn chưa có thơng tin về việc xử lý kỷ luật tập thể, cá nhân sai phạm. Về vấn đề bồi thường đối với sản phục, các bác sỹ, hộ sinh và khoa đã góp 500 triệu đồng bồi thường cho gia đình sản phụ. Việc bồi thường này của khoa rõ ràng đã vi phạm những quy định của Nghị định 27/2012/NĐ-CP. Trước tiên, việc bồi thường phải được xác định căn cứ vào lỗi, tính chất của hành vi gây thiệt hại, mức độ thiệt hại để quyết định mức và phương thức bồi thường thiệt hại, hoàn trả cho đơn vị, bảo đảm khách quan, công bằng và công khai. Như vậy, việc xác định lỗi, tính chất hành vi vi phạm phải được xác định rõ ràng làm cơ sở để đưa ra phương án và mức bồi thường. Sau khi xác định được mức và phương thức bồi thường, theo khoản 2 Điều 24 Nghị định 27/2012/NĐ-CP thì Bệnh viện Bạch Mai có trách nhiệm phải bồi thường cho sản phụ và viên chức có lỗi gây thiệt hại cho sản phụ phải có nghĩa vụ hồn trả cho Bệnh viện. Tuy nhiên, những quy định này lại không được tuân thủ. Các bác sỹ, hộ sinh đã góp 500 triệu đồng, và Khoa Phụ - Sản bồi thường cho sản phụ. Tóm lại, việc xử lý những vi phạm của viên chức của Bệnh viện đã không tuân thủ các quy định về kỷ luật viên chức và bồi thường, hồn trả của viên chức khi có vi phạm.

Đối với đội ngũ viên chức là giảng viên, nghệ sĩ có thể xem xét vụ việc xảy ra đối với hai nghệ sĩ Trọng Tấn, Anh Thơ khi tham gia chương trình biểu diễn tại Lào gồm hai buổi vào tối 17/7 và 18/7/2012. Trọng Tấn và Anh Thơ đã tham gia đêm trình diễn vào tối 17/7/2012. Tuy nhiên, đến chiều

18/7/2012, thay vì tiếp tục biểu diễn tại Lào, hai nghệ sĩ đã trở về Việt Nam để tham gia chương trình do Cơng an tỉnh Ninh Bình tổ chức vào sáng 19/7/2012. Vì vậy, ngày 01/8/2012, Giám đốc Học viện Âm nhạc Quốc gia đã ban hành quyết định (số 567/QĐ - HVAN) việc kỷ luật viên chức bà Lê Thị Thơ (Anh Thơ) và ông Vũ Trọng Tấn (Trọng Tấn) hình thức kỷ luật: Cảnh cáo, lý do tự ý bỏ chương trình biểu diễn tối 18/7/2012 tại nước Lào, không chấp hành sự phân cơng cơng tác của người có thẩm quyền, gây ảnh hưởng đến cơng việc chung của đơn vị, vi phạm khoản 2 Điều 11 nghị định số 27/2012/NĐ-CP ngày 06/4/2012 của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức. Thời hiệu thi hành kỷ luật là 12 tháng kể từ ngày 01/8/2012 [52].

Về hành vi vi phạm của viên chức là các phóng viên báo chí, theo Báo cáo tại buổi Giao ban quản lý nhà nước tháng 9/2016 của Bộ Thơng tin và Truyền thơng, Cục trưởng Cục Báo chí Lưu Đình Phúc cho biết, trong q III, hoạt động báo chí có nhiều sai phạm. Cục đã xử lý quyết liệt những thông tin vi phạm, thanh tra 3 cơ quan báo chí, xử lý thu hồi 10 thẻ nhà báo, trong số này có 1 Tổng biên tập, 1 Phó Tổng biên tập bị thu hồi thẻ và cơ quan chủ quản cách chức, còn 4 trường hợp khác bị thu thẻ kết hợp buộc thôi việc [84].

Về hành vi vi phạm của viên chức là giáo viên: đó là sự việc xảy ra tại lớp 4A, Trường Tiểu học Ninh Sở, huyện Thường Tín, cơ giáo Đặng Thị Thúy làm giáo viên chủ nhiệm. Vào 9h50’ ngày 26-12-2016, sau giờ nghỉ giữa giờ, cơ giáo Đặng Thị Thúy vào lớp thì thấy học sinh đang tranh luận gay gắt. Khi hỏi lý do thì bạn lớp trưởng báo cáo em Đỗ Tuấn Linh đã chửi bậy; đồng thời lớp đồng thanh yêu cầu em Đỗ Tuấn Linh thực hiện lời hứa (do lần trước em Linh nói bậy và đã hứa trước lớp là nếu lần sau tái phạm sẽ để các bạn trong lớp tát vào má mình). Cơ Đặng Thị Thúy, với vai trò là giáo viên chủ nhiệm lớp đã khơng bình tĩnh giải quyết sự việc mà đồng tình với đề nghị của học sinh, để 42 học sinh trong lớp lần lượt lên tát vào má em Đỗ Tuấn Linh. Hành vi của cô Thúy đã vi phạm nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp

và quy tắc ứng xử trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp và xúc phạm danh dự, nhân phẩm của học sinh. Ngày 09/01/2017, Hội đồng kỷ luật của huyện Thường Tín đã tổ chức hội nghị xét kỷ luật. Căn cứ Luật Viên chức năm 2010 về những việc viên chức không được làm; căn cứ Nghị định số 27/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức Hội đồng kỷ luật của huyện Thường Tín đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện quyết định hình thức kỷ luật cảnh cáo [65].

Việc xử lý kỷ luật khơng chỉ đối với viên chức "bình thường" mà cịn cả viên chức có chức vụ quản lý. Đó là trường hợp: ngày 21/02/2017, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Cầu Giấy đã ký Quyết định số 801/QĐ-UBND về việc kỷ luật viên chức quản lý đối với bà Nguyễn Thị Hương - Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nam Trung Yên với hình thức Cảnh cáo (Cơng văn 37/BC-UBND ngày 21/02/2017 của Ủy ban nhân dân quận Cầu Giấy về việc đề nghị xử lý kỷ luật của đảng viên vi phạm). Bà Hương bị kỷ luật do liên quan tới việc học sinh Trần Chí Kiên, học sinh lớp 2A4 trường Tiểu học Nam Trung Yên bị tai nạn gãy xương đùi phải trong sân nhà trường ngày 01/12/2016 [97].

Ngoài bị xử lý kỷ luật, trên địa bàn thành phố Hà Nội đã có trường hợp giáo viên bị xử lý hành chính. Đó là vụ việc 2 giáo viên trường mầm non Sen Vàng, quận Hai Bà Trưng là Đặng Thị Bình (23 tuổi) và Nguyễn Thị Hồng Ngát (22 tuổi) có hành vi xâm hại sức khỏe học sinh [86]. 2 giáo viên này đã bị phạt hành chính 5 triệu đồng với hành vi vi phạm của mình theo khoản 2 Điều 21 Nghị định 138/2013/NĐ-CP ngày 22/10/2013 của Chính phủ Quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giáo dục: "Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, ngược đãi, xâm phạm thân thể người học". Vụ việc này cả 2 cơ giáo cùng có hành vi vi phạm nên xuất hiện trách nhiệm liên đới, mỗi cô phải chịu 2.500.000 đồng tiền phạt.

Tình hình vi phạm của viên chức làm việc trong ĐVSNCL thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội trong thời gian qua cũng có những diễn biến phức tạp, bên cạnh những biểu hiện tích cực là những vi phạm tiêu cực trong quá trình hoạt động nghề nghiệp. Theo số liệu Báo cáo thống kê danh sách viên chức bị xử lý kỷ luật tính đến ngày 31/12/2015 (theo Công văn số 575/SNV-QLSN về việc báo cáo kỷ luật công chức, viên chức năm 2015 của Sở Nội vụ Hà Nội báo cáo Vụ công chức, viên chức Bộ Nội vụ) cho thấy tính đến ngày 01/10/2015 có 123.740 biên chế, thấp hơn so với số được giao: 7.433 biên chế. Biên chế chưa sử dụng tập trung ở các đơn vị sự nghiệp thuộc các sở Y tế, Giáo dục và đào tạo, Văn hóa - Thể thao, Nơng nghiệp và phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, khối mầm non huyện..., Thành phố tiếp tục chỉ đạo tuyển dụng theo quy định. Kế hoạch sử dụng biên chế năm 2016, xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ của thành phố trong năm 2016 và căn cứ nêu trên, Ủy ban nhân dân thành phố báo cáo Hội đồng nhân dân thành phố kế hoạch sử dụng biên chế của thành phố năm 2016, và đề nghị Hội đồng nhân dân thành phố thơng qua tổng biên chế hành chính, sự nghiệp năm 2016 để Ủy ban nhân dân thành phố quyết định giao biên chế cho các ĐVSNCL là 154.776 biên chế, trong đó: Biên chế viên chức 133.793 biên chế (gồm cả sự phòng: 98 biên chế). So với năm 2015 tăng 2.517 biên chế. Cụ thể sự nghiệp y tế tăng 240 chỉ tiêu, sự nghiệp giáo dục và đào tạo tăng 2.305 chỉ tiêu; các đơn vị sự nghiệp khác giảm 25 chỉ tiêu. Trong những năm qua, hình thức TNPL đối với viên chức chủ yếu được áp dụng là các biện pháp về xử lý kỷ luật. Theo thống kê năm 2015 có 91 vụ viên chức vi phạm pháp luật bị áp dụng hình thức xử lý kỷ luật so với 95 vụ vi phạm năm 2014, giảm 4 trường hợp. Các vi phạm chủ yếu liên quan đến vi phạm dân số, sinh con thứ 3, một số trường hợp tự ý nghỉ q số ngày xin phép khơng có lý do chính đáng, đánh bạc (chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự). Trong đó 73 trường hợp áp dụng hình thức khiển trách, 10 trường hợp áp dụng hình thức cảnh cáo, 2 trường hợp áp dụng hình thức cách chức và 6 trường hợp

buộc thôi việc trong năm 2015. So với năm 2014 thì mức độ xử lý kỷ luật được áp dụng nhiều ở mức nặng hơn: số vụ việc được áp dụng hình thức khiển trách năm 2014 là 85 vụ, cảnh cáo là 6 vụ, cách chức khơng có trường hợp nào và 2 trường hợp áp dụng buộc thôi việc [83].

Qua những số liệu, một số vụ việc vi phạm điển hình nêu trên có thể đưa ra một số nhận xét, phân tích sau:

Thứ nhất, vi phạm của viên chức trên địa bàn Hà Nội (thuộc Ủy ban

nhân dân thành phố Hà Nội quản lý) khá đa dạng trên nhiều lĩnh vực và đối tượng; hành vi bị truy cứu TNPL chủ yếu là trách nhiệm kỷ luật, sau đó là trách nhiệm hành chính, có một số trường hợp rất ít bị truy cứu trách nhiệm vật chất (vì xuất phát từ đặc thù viên chức không thực thi quyền lực nhà nước, khơng trực tiếp ban hành quyết định hành chính, hành vi hành chính mà chỉ cung ứng các dịch vụ công về y tế, giáo dục, thể thao…). Điểm tích cực ở số liệu thống kê vi phạm pháp luật trên là khơng có viên chức nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Thứ hai, theo số liệu tổng hợp năm 2015 thì số vụ vi phạm và bị truy

cứu TNPL đã giảm so với số vụ vi phạm năm 2014. Tuy nhiên, mức độ vi

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Trách nhiệm pháp lý của viên chức – qua thực tiễn Thành phố Hà Nội (Trang 84 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)