Khái niệm, đặc điểm trách nhiệm pháp lý của viên chức

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Trách nhiệm pháp lý của viên chức – qua thực tiễn Thành phố Hà Nội (Trang 34 - 39)

f. Về các hình thức kỷ luật

1.3. Khái niệm, đặc điểm trách nhiệm pháp lý của viên chức

Trong nhà nước pháp quyền, các mối quan hệ giữa nhà nước và công dân được điều chỉnh bởi các quy định của pháp luật. Pháp luật quy định về quyền của công dân cũng như các nghĩa vụ của mỗi công dân trước nhà nước. Đồng thời, pháp luật cũng quy định trách nhiệm của nhà nước đối với cơng dân, trách nhiệm đó được thể hiện thơng qua hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức nhà nước nhằm bảo đảm các quyền và nghĩa vụ pháp lý của cơng dân. Chính vì vậy, khi các chủ thể quản lý thực hiện công vụ, nhiệm vụ, công việc được giao, nếu họ có hành vi pháp lý trái quy định của pháp luật thì sẽ bị áp dụng các hình thức TNPL.

Trong khoa học pháp lý, TNPL được tiếp cận theo hai góc độ: 1) trách nhiệm tích cực thể hiện trong quyền và nghĩa vụ; 2) trách nhiệm tiêu cực thể hiện trong việc áp dụng các biện pháp xử lý những chủ thể vi phạm các quyền và nghĩa vụ.

Theo nghĩa tích cực, TNPL là việc thực hiện chức trách, công việc được giao, nó bao gồm cả quyền và nghĩa vụ được pháp luật quy định. Chủ thể của trách nhiệm có bổn phận, thái độ tích cực thực hiện những quyền và nghĩa vụ được nhà nước giao phó.

Theo nghĩa tiêu cực, TNPL được hiểu là những hậu quả pháp lý bất lợi về vật chất và tinh thần, là sự phản ứng mang tính chất trừng phạt của nhà nước mà chủ thể vi phạm phải gánh chịu khi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, khơng đầy đủ quyền và nghĩa vụ được giao phó, là sự vi phạm "trách nhiệm" theo nghĩa tích cực.

Trách nhiệm pháp lý phát sinh từ yêu cầu khách quan phải phục tùng ý chí chung duy nhất của chủ thể quản lý xã hội là Nhà nước. Để quản lý xã hội, Nhà nước định ra pháp luật, đồng thời buộc mọi cá nhân, tổ chức phải tuân thủ trong mọi hành vi và hoạt động của mình. Tuy nhiên, sự thực hiện pháp luật còn phụ thuộc vào ý chí của từng cá nhân. Trong những tình huống

cụ thể, sự lựa chọn một phương án xử sự của cá nhân bị chi phối mạnh mẽ bởi yếu tố tự do ý chí của cá nhân đó. Đây là tiền đề chủ quan của TNPL. Khi chủ thể có thái độ phủ nhận đối với các quy phạm pháp luật, thực hiện hành vi vi phạm pháp luật tất yếu xuất hiện TNPL tiêu cực. Ngược lại, TNPL tích cực xuất hiện trong trường hợp chủ thể thể hiện rõ quan hệ có trách nhiệm đối với công việc mà Nhà nước và xã hội giao phó, mong muốn thực hiện nó với kết quả tốt nhất. Pháp luật trong Nhà nước ta thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng, thể hiện ý chí, lợi ích, nguyện vọng của toàn thể nhân dân, trở thành tài sản giá trị chung của xã hội. Thực hiện pháp luật trở thành đòi hỏi, động cơ tự giác bên trong của mỗi cá nhân. Đây chính là yếu tố xã hội cho phép mở rộng phạm vi khái niệm TNPL, theo đó nó bao gồm cả khía cạnh TNPL tiêu cực, và cả khía cạnh TNPL tích cực, với xu hướng TNPL tích cực ngày càng trở thành phổ biến, chủ đạo [117, tr. 28-29].

Trách nhiệm pháp lý được tiến hành theo thủ tục, quy trình chặt chẽ do các cá nhân, cơ quan có thẩm quyền thực hiện theo quy định của pháp luật. Trên cơ sở mức độ nguy hiểm của hành vi, tính chất của khách thể bị xâm hại… Nhà nước quy định 4 hình thức TNPL bao gồm: trách nhiệm kỷ luật, trách nhiệm vật chất, trách nhiệm hành chính và trách nhiệm hình sự. Theo nghĩa chung nhất:

Trách nhiệm kỷ luật là: hình thức TNPL được áp dụng đối với viên chức có hành vi vi phạm kỷ luật. Đó là các hành vi vi phạm kỷ luật lao động, học tập, công tác… được đề ra trong nội bộ cơ quan, tổ chức và phải chịu một hình thức kỷ luật nhất định theo quy định của pháp luật.

Trách nhiệm vật chất là: hình thức TNPL được áp dụng đối với viên chức khi thực hiện các hành vi gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân. Trách nhiệm vật chất của viên chức bao gồm: 1) Nghĩa vụ bồi thường của viên chức khi có hành vi làm mất, hư hỏng trang bị, thiết bị hoặc có hành vi khác gây hại tài sản của ĐVSNCL; 2) Nghĩa vụ hoàn trả của viên chức khi viên

chức có lỗi gây thiệt hại cho người khác mà đơn vị sự nghiệp công lập đã bồi thường.

- Trách nhiệm hành chính: là hình thức TNPL được áp dụng đối với viên chức khi thực hiện hành vi vi phạm hành chính. Tùy theo tính chất, mức độ của hành vi, viên chức phải gánh chịu một biện pháp cưỡng chế hành chính. Biện pháp cưỡng chế này do một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền quyết định trên cơ sở pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

- Trách nhiệm hình sự: là hình thức TNPL được áp dụng đối với viên chức khi thực hiện một tội phạm. Khi ấy, viên chức phải chịu một hình phạt theo phán quyết có hiệu lực của Tịa án. Trách nhiệm hình sự thể hiện sự lên án, sự trừng phạt của nhà nước đối với người phạm tội và là một trong những biện pháp để bảo đảm cho pháp luật được thực hiện nghiêm chỉnh. Đây là loại trách nhiệm pháp lý nghiêm khắc nhất: người bị kết án bị coi là có tội, có án tích, có thể bị tước bỏ hoặc hạn chế một số quyền của công dân…

Trách nhiệm pháp lý nói chung và TNPL của viên chức nói riêng là một khái niệm rất rộng, trong phạm vi luận văn này chỉ tập trung xem xét TNPL của viên chức hiểu theo nghĩa trách nhiệm tiêu cực. Cơ sở của dạng TNPL này là hành vi vi phạm pháp luật của viên chức. Viên chức trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, cơng việc trong hoạt động nghề nghiệp của mình được phân cơng hoặc khi viên chức có hành vi vi phạm pháp luật khác gây ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, đơn vị, tổ chức hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật đối với viên chức.

Như vậy, trách nhiệm pháp lý của viên chức được hiểu là hậu quả pháp lý (hậu quả bất lợi) do chủ thể có thẩm quyền áp dụng đối với viên chức vi phạm quy định pháp luật trong q trình thực thi cơng việc hoặc nhiệm vụ, vi phạm đạo đức nghề nghiệp hoặc vi phạm pháp luật khác, làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, tổ chức hay vi phạm điều lệ của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội. Trách nhiệm pháp lý của viên chức thể hiện sự lên án,

phản đối, trừng phạt của Nhà nước đối với hành vi vi phạm của viên chức theo quy định Luật viên chức và các quy định pháp luật khác có liên quan.

Từ khái niệm về TNPL đối với viên chức nêu trên, có thể thấy TNPL của viên chức cũng có đầy đủ đặc điểm của TNPL đối với cán bộ, công chức nhà nước. Cụ thể là: TNPL được Nhà nước quy định và bảo đảm thực hiện; luôn gắn liền với những biện pháp cưỡng chế; phát sinh khi có vi phạm pháp luật hoặc có thiệt hại xảy ra do những nguyên nhân khác được pháp luật quy định, chỉ được đặt ra khi có lỗi; khơng truy cứu trách nhiệm đối với các hành vi gây thiệt hại do sự kiện bất ngờ hoặc được thực hiện phù hợp với tình thế cấp thiết… bên cạnh những đặc điểm chung, TNPL đối với viên chức cịn có những đặc điểm riêng sau đây:

Một là, xuất phát từ đặc thù hoạt động nghề nghiệp chỉ do các viên

chức đảm nhiệm thực hiện, trong đó có thể có yếu tố lợi dụng chức vụ và quyền hạn được giao phó để vi phạm. Do vậy, trong nhiều trường hợp chỉ có viên chức nhà nước mới trở thành chủ thể chịu TNPL. Ví dụ: Giảng viên trong thực hiện nhiệm vụ coi thi, chấm thi để cho thí sinh tự do "sử dụng tài liệu" hoặc cố tình nâng điểm cho thí sinh nhằm trục lợi; bác sĩ khi khám, chữa bệnh cho bệnh nhân có hành vi nhận quà biếu, kê đơn thuốc không đúng với bệnh của bệnh nhân để nhận tiền hoa hồng từ các cửa hàng dược hoặc có hành vi nhũng nhiễu, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của bệnh nhân, người nhà bệnh nhân… đó là những việc làm trái pháp luật, vi phạm đạo đức nghề nghiệp của viên chức trong khi đang thi hành nhiệm vụ, công việc được giao.

Hai là, TNPL của viên chức thường gắn với hoạt động nghề nghiệp,

trong quá trình thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ của mình. Do đó, viên chức phải chịu TNPL đối với những hành vi trái pháp luật trong khi thực hiện công việc, nhiệm vụ được giao. Theo đặc điểm này thì cơ sở để truy cứu TNPL của viên chức được dựa trên các hành vi vi phạm pháp luật trong thực hiện nhiệm vụ, công việc của viên chức.

Ba là, hoạt động của viên chức là công việc hoặc nhiệm vụ gắn với

chức danh nghề nghiệp hoặc chức vụ quản lý tương ứng nên TNPL của viên chức cũng thường có mối quan hệ mật thiết với trách nhiệm đạo đức (có thể là đạo đức xã hội, đạo đức nghề nghiệp, uy tín nghề nghiệp mà viên chức tham gia và trách nhiệm đó được xem xét trên cơ sở quy định của Luật viên chức, đạo đức cơng vụ, văn hóa cơng sở…).

Bốn là, TNPL của viên chức luôn thể hiện mối quan hệ bình đẳng như

mọi cá nhân vi phạm khác. Tuy nhiên, trong một số trường hợp mức độ TNPL của viên chức bị áp dụng theo hướng "tăng nặng" hơn so với cá nhân khác nếu họ thực hiện cùng một vi phạm pháp luật với tính chất và mức độ như nhau (nguyên tắc trách nhiệm tăng nặng). Trong Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) và Bộ luật hình sự năm 2015 có rất nhiều quy định việc lợi dụng chức vụ và quyền hạn là yếu tố để chuyển sang khung hình phạt nặng hơn…

Năm là, tùy theo mức độ nguy hiểm của hành vi, tính chất của khách

thể bị xâm hại mà pháp luật quy định các dạng TNPL khác nhau đối với viên chức: trách nhiệm hình sự, trách nhiệm hành chính, trách nhiệm kỷ luật và trách nhiệm vật chất.

Như vậy, TNPL của viên chức có thể được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm tính tích cực và tiêu cực. Với khía cạnh tích cực thì TNPL của viên chức trong hoạt động nghề nghiệp đó là việc thực hiện những quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm đối với những công việc hoặc nhiệm vụ có u cầu về trình độ, năng lực, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ trong ĐVSNCL theo quy định của pháp luật, là những bổn phận, trách nhiệm phải thực hiện nghĩa vụ trước nhà nước, trước nhân dân. Theo phạm vi nghiên cứu của luận văn, TNPL đối với viên chức được xem xét dưới góc độ tiêu cực thì đó là những hậu quả pháp lý bất lợi về mặt vật chất hay tinh thần mà viên chức phải gánh chịu trước những hành vi vi phạm pháp luật của mình, khi mà họ khơng thực hiện đúng nghĩa vụ pháp

lý hay không thực hiện các trách nhiệm tích cực theo yêu cầu của pháp luật; do chủ thể có thẩm quyền áp dụng theo trình tự, thủ tục pháp luật quy định.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Trách nhiệm pháp lý của viên chức – qua thực tiễn Thành phố Hà Nội (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)