Về cách thức hình thành

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Trách nhiệm pháp lý của viên chức – qua thực tiễn Thành phố Hà Nội (Trang 30 - 31)

Viên chức được thực hiện thông qua thi tuyển hoặc xét tuyển, do người đứng đầu ĐVSNCL được giao quyền tự chủ thực hiện (hoặc cơ quan có thẩm quyền quản lý thực hiện hoặc theo phân cấp). Sau khi có quyết định tuyển dụng, viên chức phải thực hiện ký hợp đồng làm việc lần đầu, nếu được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao theo thời hạn hợp đồng thì được xem xét bổ nhiệm chính thức vào chức danh nghề nghiệp tương ứng với vị trí việc làm của viên chức theo quy định và phải thực hiện ký hợp đồng. Việc tuyển dụng phải căn cứ vào nhu cầu công việc, vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và quỹ tiền lương của ĐVSNCL. Đối với viên chức hoạt động trong một số lĩnh vực đặc thù như: hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao tuổi dự tuyển có thể thấp hơn theo quy định của pháp luật, đồng thời phải có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật (Điều 22 Luật Viên chức 2010).

Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008, cán bộ được hình thành từ con đường bầu cử, phê chuẩn và bổ nhiệm giữ chức vụ và chức danh. Do chịu sự điều chỉnh của cơ chế bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm nên cán bộ phải chịu trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước, nhân dân và trước cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

Việc tuyển dụng công chức phải căn cứ yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế. Hình thức tuyển dụng cơng chức được thực hiện chặt chẽ hơn và bắt buộc phải thông qua thi tuyển (trừ trường hợp được xét tuyển với điều kiện người đó có đủ điều kiện về sức khỏe, văn bằng, độ tuổi, cam kết tình nguyện làm việc từ 5 năm trở lên ở miền núi, vùng kinh tế đặc biệt khó khăn… có thể được tuyển dụng thơng qua xét tuyển). Sau khi có quyết định tuyển dụng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cơng chức thì được xem xét bổ nhiệm chính thức vào một ngạch bậc của cơng chức theo quy định. Về điều kiện tham gia dự tuyển thì bắt buộc phải từ đủ 18 tuổi trở lên. Đối với

công chức, do chịu sự điều chỉnh của cơ chế tuyển dụng, bổ nhiệm nên công chức phải chịu trách nhiệm trước cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Đây là những quy định về trách nhiệm, nghĩa vụ của công chức đối với việc thực thi nhiệm vụ, công vụ hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Trách nhiệm pháp lý của viên chức – qua thực tiễn Thành phố Hà Nội (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)