Lịch sử hình thành, phát triển chế định trách nhiệm pháp lý của viên chức

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Trách nhiệm pháp lý của viên chức – qua thực tiễn Thành phố Hà Nội (Trang 39 - 40)

f. Về các hình thức kỷ luật

1.4. Lịch sử hình thành, phát triển chế định trách nhiệm pháp lý của viên chức

của viên chức

Trong suốt thời kỳ lịch sử ở nước ta, chế độ quan lại (quan chế) có rất nhiều quy định, tư tưởng tiến bộ, mang tính nhân văn và có giá trị tham khảo, kế thừa cho tới tận ngày nay nhất là chế độ quan chế dưới thời vua Lê Thánh Tông - một vị vua anh minh trong các triều đại phong kiến ở nước ta. Vua Lê Thánh Tông chủ trương xây dựng một đội ngũ quan lại có chun mơn, tn thủ pháp luật và đạo đức khi thực hiện nhiệm vụ. Để thực hiện mục tiêu đó, nhà Lê đã ban hành nhiều văn bản quy định về chế độ đào tạo, tuyển chọn, sử dụng, quản lý, kiểm tra, giám sát… Về chế độ trách nhiệm của quan lại: "Người làm quan phải chịu trách nhiệm không chỉ về phương diện pháp lý khi có hành vi vi phạm trực tiếp các quy định của pháp luật mà cịn về phương diện đạo đức, chính trị trong phạm vi chức trách, nhiệm vụ của mình" [68, tr. 30]. Đặc biệt, Luật Hồng Đức cịn có những tư tưởng, quy định về trách nhiệm của người đứng đầu đối với việc làm của thuộc cấp. Những tư tưởng, quy định về trách nhiệm quan lại kể trên là rất tiến bộ, mang tính thời đại có giá trị tham khảo, kế thừa trong cơng tác xây dựng chế định TNPL đối với độ ngũ cán bộ, công chức và viên chức ngày nay.

Đối với cán bộ, cơng chức nói chung và viên chức nói riêng, quan điểm của Hồ Chí Minh đó là: người cán bộ phải là cơng bộc của dân. Mỗi người cán bộ phải có trách nhiệm với dân với nước. Viên chức phải có trách nhiệm phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân và phải chịu TNPL khi thực hiện hành vi vi phạm. Tuy nhiên, trong lịch sử nước ta mặc dù TNPL được đề cập từ rất sớm; song do nhiều điều kiện khách quan và hồn cảnh lịch sử, có những thời điểm mà TNPL của người viên chức có điểm chưa

thật sự rõ nét, thậm chí chưa có sự thống nhất về khái niệm viên chức ở một số thời kỳ.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Trách nhiệm pháp lý của viên chức – qua thực tiễn Thành phố Hà Nội (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)